Giải pháp hoàn thiện và nâng cao địa vị pháplý của quản tài viên theo pháp luật

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay. (Trang 131 - 156)

4.3.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của quản tài viên

Hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục hoạt động của QTV sẽ là cơ sở quan trọng và tiên quyết giúp thực hiện địa vị pháp lý của QTV trên thực tế được hiệu quả. Theo đó, các nội dung của giải pháp này bao gồm:

Thứ nhất, tập hợp hoá quy trình hoạt đ ng của QTV m t cách chi ti t. Vấn đề này có hai phương án triển khai: hoặc tập hợp ngay trong Luật Phá sản mới khi tiến hành nghiên cứu sửa đổi Luật Phá sản năm 2014; hoặc tập hợp trong một văn bản dưới luật – có thể trong Nghị định mới thay thế Nghị định 22/2015/NĐ-CP hoặc trong một Thông tư do một Bộ chủ quản ban hành. Trong đó phương án thứ hai được ưu tiên hơn cả vì cho đến nay chưa có bất kỳ Thông tư nào hướng dẫn cụ thể về địa vị pháp lý của QTV. Đồng thời Thông tư cũng là văn bản pháp lý có quy trình ban hành đơn giản hơn nhưng lại hàm chứa được những thông tin chi tiết hơn hai văn bản kể trên. Sự tập hợp hoá này cũng có thể có hai lựa chọn. (1) có thể gom các quy phạm về trình tự này thành một chế định độc lập trong Thông tư. Ví dụ có thể thiết lập chế định: trình tự, thủ tục về hoạt động của QTV trong thủ tục phá sản.Trong đó được cụ thể bằng các quy phạm như: trình tự kiểm kê tài sản; trình tự thống kê chủ nợ… (2) đưa những quy phạm về từng trình tự một cách chi tiết vào trong từng chế định khác nhau. Ví dụ ở chế định về bán tài sản để có chi phí chi trả thủ tục phá sản sẽ có sự xuất hiện của quy phạm pháp luật về trình tự đề xuất của QTV với Toà án, trình tự phối hợp giữa QTV với chấp hành viên… Theo tác giả, cách (1) sẽ đảm bảo dễ dàng hơn cho việc tiếp cận địa vị pháp lý của QTV vì được tập trung hoá vào một chế định độc lập.

Thứ hai, ghi nhận m t cách c th , chi ti t các trình tự, thủ t c báo cáo và thông tin qua lại giữa QTV và các chủ th . Hiện nay các quy định chỉ dừng lại thời gian báo cáo và hình thức báo cáo là còn chưa đủ. Theo tác giả, vấn đề quan trọng hơn là quy định về báo cáo thường xuyên, báo cáo đột xuất cũng như cơ chế phản hồi các báo cáo này cần được quy định chi tiết ứng với từng đối tượng báo cáo khác nhau. Liên quan đến nội dung này, tác giả đề xuất quy định về việc cho phép hình thành trung tâm thông tin về phá sản của mỗi địa phương. Trung tâm này cho phép các chủ thể bên trong thủ tục phá sản chia sẻ và khai thác các thông tin chung từ khi mở thủ tục phá sản đến khi thực hiện quyết định phá sản của DN, HTX. Khi đó, quy trình về báo cáo cũng được quy định dựa trên cơ chế vận hành của trung tâm thông tin này.

4.3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về các n i dung thông tin của quản t i viên đăng ký hành nghề

Ngoài những nội dung được quy định trong Nghị định 22/2015/NĐ-CP hướng dẫn về trách nhiệm quản lý QTV của Bộ Tư pháp, thì theo tác giả việc công bố danh sách thông tin QTV ở Bộ Tư pháp khi cấp chứng chỉ và của Sở Tư pháp các địa phương khi công bố danh sách đăng ký hành nghề QTV phải bổ sung thêm các thông tin quan trọng sau:

Thứ nhất, bổ sung quy định về công bố thông tin về chuyên môn, nghiệp v . Đây là thông tin quan trọng nhất cần công bố. Theo pháp luật hiện hành, người có chuyên môn nghề Luật

sư, Kiểm toán, Kế toán… đều thuộc đối tượng có thể được cấp chứng chỉ hành nghề QTV nếu có nguyện vọng. Như vậy, một QTV được cấp chứng chỉ có thể có nghiệp vụ, chuyên môn của một trong các nghề trên. Mỗi một nghề trên đều có những nghiệp vụ chuyên môn khác nhau do đó cần phải nắm rõ chính xác thông tin nghiệp vụ được đào tạo của QTV để có sự lựa chọn phù hợp với yêu cầu và tính chất của vụ việc phá sản.

Thứ hai, bổ sung quy định về công bố thông tin về kinh nghiệm tham gia thủ t c phá sản. Đây cũng là một nội dung quan trọng không kém nội dung thứ nhất vì đối với một số thủ tục phá sản phức tạp, có quy mô lớn và ảnh hưởng đến nhiều đối tượng trong xã hội, thì việc chỉ định QTV không chỉ dựa vào chuyên môn mà nhất thiết phải dựa vào cả kinh nghiệm trải qua các thủ tục phá sản trước đó của QTV. Điều này sẽ giúp cho việc lựa chọn hay chỉ định QTV của Thẩm phán được chính xác hơn.

Thứ ba, bổ sung quy định về công bố thông tin về đi m hành nghề của QTV. Tác giả để xuất sớm bổ sung quy định về chấm điểm QTV và công bố mức điểm này trong hồ sơ của QTV. Theo đó, Sở Tư pháp các địa phương hàng năm cần sử dụng hệ thống dữ liệu chung (Big Data) của thủ tục phá sản để theo dõi và xác định điểm của QTV. Việc quy định chi tiết đánh giá theo thang điểm được phân tích tại đề xuất hoàn thiện quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của QTV. Kinh nghiệm của Trung Quốc sẽ cung cấp bài học quan trọng cho giải pháp này. Chẳng hạn, ở Bắc Kinh mỗi quản trị viên (tổ chức) được chấm thang 100 điểm, trong đó doanh thu (20), quy mô, số lượng nhân viên và số quản trị viên đủ tiêu chuẩn (20), kinh nghiệm thực tế xử lý vụ phá sản (30), số báo cáo thanh lý có liên quan (15), số bài báo có liên quan (5), bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (10)[9]. Tuy nhiên, Luật Phá sản doanh nghiệp Trung Quốc cũng quy định những trường hợp sẽ không được chỉ định là quản trị viên tham gia quá trình phá sản một doanh nghiệp: người đã bị xử phạt hình sự vì hành vi phạm tội cố ý; người có chứng chỉ trình độ chuyên môn cho việc thực hành làm QTV đã bị thu hồi; người có lợi ích liên quan; người không phù hợp là một quản trị viên giải quyết vụ phá sản doanh nghiệp cụ thể theo quyết định của tòa án.

Thứ tư, bổ sung quy định về công bố thông tin DN của QTV làm chủ hoặc hành nghề.

Thông tin này cần được bổ sung trong các công bố liên quan đến QTV nhằm mục đích tăng cơ sở xác định mối quan hệ giữa QTV với DN, HTX đang trong tình trạng phá sản hoặc các bên liên quan trong thủ tục phá sản. Ví dụ, một DN kế toán A có thể có mối liên hệ với DN đang lâm vào tình trạng phá sản B. Mối liên hệ này sẽ được phát hiện thông qua truy xuất các giao dịch giữa hai DN. QTV C là nhân viên của DN A, do đó cần phải cung cấp thông tin về nơi làm việc nhằm có thông tin để Toà án tiến hành hoạt động truy xuất ở trên. Nói tóm lại, quy định bổ sung thông tin về DN, nơi làm việc của QTV với tư cách là ngành nghề chính(luật sư, kế toán viên, kiểm toán viên…) sẽ giúp cho việc xác định mối quan hệ giữa

QTV và các bên liên quan trong thủ tục phá sản trước khi chỉ định QTV được đầy đủ, chính xác.

4.3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về chỉ định Quản tài viên

Để khắc phục tình trạng mâu thuẫn trong chỉ định QTV đã được phân tích ở phần thực trạng, tác giả đề xuất cần quy định việc ưu tiên quan điểm chỉ định QTV trong các trường hợp khác nhau và cho những đối tượng khác nhau.

Thứ nhất, quan đi m pháp lý c n thống nhất việc lựa chọn QTV c n ưu tiên cho các chủ th có quyền n p đơn yêu c u phá sản. Theo đó, các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản như quy định tại Điều 5, Luật Phá sản năm 2014 như: Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà DN, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán; Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà DN, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán; Người đại diện theo pháp luật của DN, HTX có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi DN, HTX mất khả năng thanh toán; Chủ DN tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi DN mất khả năng thanh toán; Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định và Thành viên HTX hoặc người đại diện theo pháp luật của HTX thành viên của liên hiệp HTX có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi HTX, liên hiệp HTX mất khả năng thanh toán - đều có quyền đề xuất QTV trong đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Việc quy định ưu tiên tôn trọng đề xuất này của các chủ thể có thẩm quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ có tính tương đồng với việc một nguyên đơn có quyền lựachọn luật sư tham gia vào thủ tục tố tụng dân sự. Điều này đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có thể được thực thi dựa trên vai trò của QTV mà họ tin cậy. Quan điểm này cũng sẽ đảm bảo cho địa vị pháp lý của QTV tiến gần tới mục tiêu là một nghề chuyên nghiệp hơn vì muốn được người nộp đơn lựa chọn đề xuất, các QTV phải khẳng định được danh tiếng của mình trước các khách hàng như chính việc luật sư đang cạnh tranh sự lựa chọn của khách hàng thông qua danh tiếng nghề nghiệp của mình.

ứng các yêu c u tham gia thủ t c phá sản đó th c n ưu tiên cho người n p đơn đề xuất QTV khác. Tác giả cho rằng, quy định pháp lý cũng cần ghi nhận trong trường hợp QTV được đề xuất không đảm bảo các yêu cầu tham gia thủ tục phá sản thì Toà án thông báo cho người nộp đơn biết và yêu cầu đề xuất phương án thay thế trong thời gian quy định về thụ lý đơn yêu cầu phá sản. Trường hợp người nộp đơn đề xuất phương án thay thế hợp lệ thì Toà án cần phải tôn trọng và ra quyết định chỉ định QTV đó. Trường hợp người nộp đơn không đề xuất hoặc không kịp đề xuất phương án thay thế thì toà án có quyền chỉ định QTV. Trường hợp phương án thay thế do người nộp đơn đề xuất vẫn không đáp ứng yêu cầu thì Toà án có quyền chỉ định, nhưng đồng thời cũng phải có văn bản trả lời người nộp đơn về các tiêu chuẩn mà QTV được đề xuất thay thế không đáp ứng.

Thứ ba, c n có quy định thống nhất về việc chỉ định QTV thay th trường hợp QTV bị thay đổi. Điều 46, Luật Phá sản năm 2014 quy định về các trường hợp thay đổi QTV. Trong đó tại điểm c, khoản 1, Điều 46 có quy định: ―Trường hợp bất khả kháng mà QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được nhiệm v ”. Theo tác giả, vấn đề này cũng cần quy định làm rõ như sau: trường hợp QTV bị thay đổi do Toà án chỉ định thì Toà án có quyền chỉ định QTV thay thế. Trường hợp QTV bị thay đổi do người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì việc chỉ định QTV thay thế vẫn tiếp tục trao cho Toà án nhưng cần thiết có sự tham khảo ý kiến người tham gia thủ tục phá sản.

Thứ tư, c n hoàn thiện pháp luật trong trường hợp thẩm phán chỉ định nhiều hơn m t QTV. Theo đó, pháp luật cần làm rõ khi chỉ định cùng lúc nhiều QTV hoặc chỉ định một DN quản lý, thanh lý tài sản mà họ lại cử nhiều QTV tham gia thì nhiệm vụ, quyền hạn của các QTV, DN quản lý và thanh lý tài sản được phân bổ như thế nào. Đồng thời, cũng cần làm rõ cơ chế chịu trách nhiệm trong trường hợpnày. Nghĩa là các QTV, DN quản lý và thanh lý tài sản phối hợp thực hiện các công việc hay mỗi người được phân công một nhóm công việc cụ thể, riêng biệt và tự mình chịu trách nhiệm đối với việc mình được phân công.

4.3.1.4. Hoàn thiện pháp luật về các tiêu chuẩn đạo đức của quản tài viên

Hoàn thiện pháp luật về các tiêu chuẩn đạo đức của QTV nhằm bổ khuyết cho sự thiếu hụt trong ghi nhận vấn đề này ở pháp luật về phá sản hiện hành. Theo đó, tác giả đề xuất một số nội dung sau:

Thứ nhất, c n s m ghi nhận và áp d ng việc chấm đi m hành nghề cho QTV. Việc chấm điểm cho các chức danh nghề nghiệp nói chung và QTV nói riêng là vấn đề phổ biến trên thế giới. Ý nghĩa của việc chấm điểm này không chỉ dừng lại ở khả năng kiểm soát chất lượng hành nghề của chức danh nghề nghiệp đó từ phía nhà nước và xã hội mà còn đóng vai trò là tác nhân chính yếu tác động lên tâm lý, ý thức tự giác và đạo đức của người hành nghề. Trong trường hợp nghiên cứu địa vị pháp lý của QTV này, tác giả đề xuất pháp luật tiến hành ghi nhận về việc chấm điểm đối với QTV cũng xuất phát từ hai ý nghĩa trên.

Theo đó, cần quy định điểm chung của một QTV tham gia hành nghề là 50 điểm. Với mỗi thủ tục phá sản thành công được cộng thêm 05 điểm. Với mỗi hành vi vi phạm pháp luật trong thủ tục phá sản tuỳ vào mức độ mà xác định điểm trừ. Ví dụ: có lỗi trong việc quá hạn thủ tục phá sản trừ 10 điểm; có hành vi trục lợi trong kiểm kê sản nghiệp phá sản trừ 20 điểm… Tổng điểm cuối cùng có được trong một năm cần được quy định phải công bố kèm theo các thông tin khác của QTV nhằm làm căn cứ cho việc lựa chọn chỉ định QTV của năm sau liền kề.

Trên cơ sở của việc chấm điểm này, cũng cần ghi nhận về cách thức sử dụng điểm số. Ví dụ: quy định chi tiết mức điểm nào có thể đáp ứng tham gia thủ tục phá sản ở quy mô nào; mức điểm nào thì tiến hành thay đổi QTV; mức điểm nào thì thu hồi chứng chỉ hành nghề QTV…

Thứ hai, ghi nhận các tiêu chuẩn đạo đức liên quan đ n lịch sử hành nghề của QTV. Vấn đề lịch sử hành nghề của QTV cũng là căn cứ quan trọng để chỉ định một QTV. Các kết quả về những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình hành nghề trước đó cũng được cập nhật đầy đủ trong hồ sơ của QTV. Đây là thước đo về lịch sử đạo đức nghề nghiệp rất quan trọng khi quyết định chỉ định hay không những QTV đã có lịch sử vi phạm pháp luật vào giải quyết thủ tục phá sản tiềm ẩn khả năng thực hiện lại hành vi đó.

Thứ ba, ghi nhận về việc khảo sát, đánh giá về QTV của các bên tham gia thủ t c phá sản. Theo đó, khi kết thúc thủ tục phá sản, cơ quan quản lý hoạt động của QTV cần có những khảo sát mức độ hài lòng hay các đánh giá khác của những người tham gia thủ tục phá sản để nắm được những ý kiến khách quan về trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của QTV, qua đó đánh giá được trách nhiệm trong hành nghề và là cơ sở để tiến hành phân nhóm và chỉ định QTV. Quy định này sẽ dễ dàng thực hiện khi có sự giúp đỡ của hệ thống thông tin chung trong giải quyết thủ tục phá sản.

4.3.1.5. Hoàn thiện pháp luật về quyền từ chối tham gia thủ t c phá sản của quản tài viên

Để khắc phục những hạn chế trong trường hợp QTV từ chối tham gia thủ tục phá sản khi được Toà án chỉ định hoặc do người nộp đơn yêu cầu tiến hành thủ tục phá sản, cần có

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay. (Trang 131 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w