Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay. (Trang 33 - 36)

1.3.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được

Các nghiên cứu được thống kê ở trên cả phạm vi trong và ngoài nước đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu đã l m rõ được những vấn đề lý luận về QTV dư i các góc đ ti p cận khác nhau. Kết quả phân tích tình hình nghiên cứu cho thấy, các công trình ở những

cấp độ khác nhau trong và ngoài nước (đặc biệt là ngoài nước) đã làm rõ những vấn đề lý luận quan trọng của QTV gồm: khái niệm, bản chất pháplý và cấu thành quyền và nghĩa vụ. Các vấn đề lý luận này mặc dù không đồng nhất do góc độ tiếp cận nghiên cứu khác nhau (chủ yếu dựa trên góc độ tiếp cận nghiên cứu luật thực định, mà mỗi quốc gia lại có sự ghi nhận khác nhau về QTV), song những kết quả nghiên cứu này đã làm sinh động, đa dạng nội dung lý luận về chế định QTV.

Thứ hai, các nghiên cứu đã l m rõ được những quy định của pháp lý hiện hành về QTV.

Theo đó, các nghiên cứu tuỳ vào phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu đã làm rõ được các cơ sở pháp lý thực định về QTV ở dưới các góc độ nội dung: chỉ dẫn pháp lý; tên gọi; nội dung được điều chỉnh bởi pháp luật thực định của QTV (vấn đề tiêu chuẩn; quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm bất lợi). Mặc dù các nghiên cứu về thực tiễn pháp lý này có nội dung phụ thuộc chặt chẽ vào phạm vi thời gian và không gian nghiên cứu nên thiếu tính đồng nhất trong kết quả công bố, tuy nhiên chính đặc điểm này lại cung cấp những giá trị so sánh luật học hết sức quan trọng để cho thấy được quan điểm trong lập pháp của các quốc gia về vấn đề QTV.

Thứ ba, các nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về QTV. Ở cả các nghiên cứu trong và ngoài nước kết quả đều hướng tới việc phân tích và đánh giá thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật về QTV. Đây là kết quả đi liền sau sự phân tích quy định của pháp luật thực định về chế định này. Kết quả của các nghiên cứu cũng phụ thuộc hoàn toàn vào phạm vi không gian và thời gian của nghiên cứu nên đã cung cấp một bức tranh sinh động về cách thức thực hiện và kết quả thực hiện quy định của pháp luật về QTV ở các quốc gia và các thời kỳ khác nhau. Kết quả đạt được giá trị nhất của vấn đề nghiên cứu này là những phân tích, đánh giá về ưu và nhược điểm, những mặt tích cực và tiêu cực của thực trạng thực hiện pháp luật về QTV ở các quốc gia, các thời kỳ. Kết quả này cung cấp một bài học kinh nghiệm quý giá cho học giới về vấn đề QTV.

Thứ tư, các nghiên cứu cũng đã đề xuất được các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về QTV. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về QTV, các nghiên cứu cũng đã đưa ra những đề xuất hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về QTV ở những phạm vi lãnh thổ nhất định. Các giải pháp này đều có giá trị áp dụng ở những mức độ nhất định ở không gian nghiên cứu của các đề tài, đồng thời có ý nghĩa tham khảo quan trọng trong việc nghiên cứu giải pháp áp dụng cho các địa bàn nghiên cứu khác.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần được luận án tiếp tục nghiên cứu

Bên cạnh các kết quả nghiên cứu đã đạt được như phân tích ở trên, tình hình nghiên cứu của đề tài ở cả phạm vi trong và ngoài nước còn có nhiều khoảng trống nghiên cứu – đây được xác định là những nội diện nghiên cứu chính của Luận án. Trên cơ sở đó, có thể khẳng

định những vấn đề đặt ra cần được luận án tiếp tục nghiên cứu gồm:

Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của QTV trong điều kiện Việt Nam. Các nghiên cứu được phân tích kể trên tiếp cận về QTV dưới góc độ tư duy pháp lý thực định của mỗi quốc gia, do đó vấn đề lý luận về QTV trong môi trường pháp lý Việt Nam chưa được xem xét một cách thấu đáo. Đặc biệt, địa vị pháp lý của một chủ thể pháp luật còn gắn liền chặt chẽ với tư duy lập pháp của một quốc gia, việc xem xét những vấn đề lý luận về QTV trong điều kiện Việt Nam lại là vấn đề then chốt trong nghiên cứu của Luận án. Theo đó, các vấn đề lý luận cần được luận án tiếp tục làm rõ bao gồm:

- Xác lập khái niệm địa vị pháp lý của QTV với hai nội dung cơ bản: làm rõ nội hàm khái niệm ―địa vị pháp lý‖ và khái niệm ―Quản tài viên‖ dưới góc độ tư duy pháp lý của Việt Nam hiện hành.

- Phân tích đặc điểm địa vị pháp lý của QTV thông qua việc chỉ ra những điểm khác biệt mang tính nhận diện địa vị pháp lý của QTV so với các định chế mang tính pháp lý khác.

- Làm rõ mục đích, ý nghĩa sự ghi nhận của pháp luật về địa vị pháp lý của QTV. Nội dung này cho thấy được tính tất yếu của ghi nhận pháp luật về địa vị pháp lý của QTV.

- Xây dựng và phân tích sâu sắc các cấu thành địa vị pháp lý của QTV. Đây là phần nội dung nghiên cứu quan trọng nhất trong phần nghiên cứu những vấn đề lý luận về QTV mà đề tài luận án phải làm rõ. Các cấu thành này sẽ giúp nhận diện vị trí và vai trò pháp lý của QTV trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Thứ hai, nghiên cứu m t số trường hợp địa vị pháp lý của QTV ở các quốc gia trên th gi i v rút ra được những bài học, giá trị kinh nghiệm. Nội dung này nhằm cung cấp một góc nhìn so sánh luật học về địa vị pháp lý của QTV ở một số quốc gia trên thế giới. Các quốc gia được luận án phân tích vừa có điều kiện tương đồng, nhưng cũng vừa hàm chứa những vấn đề khác biệt với Việt Nam nhằm góp phần đa dạng góc nhìn về địa vị pháp lý của QTV. Trên cơ sở phân tích các thực tiễn điểnhình đó, luận án sẽ chỉ ra được những giá trị mang tính tham khảo có thể có những ý nghĩa nhất định đối với Việt Nam.

Thứ ba, thống kê v phân tích quy định của pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý của QTV. Luận án sẽ làm rõ những quy định của pháp luật hiện hành (bao gồm Luật Phá sản và các văn bản liên quan) về địa vị pháp lý của QTV dựa trên cấu thành của nó đã được phân tích tại phần lý luận. Đây là một trong hai nội dung trọng điểm khi phân tích thực tiễn địa vị pháp lý của QTV. Nội dung phân tích làm rõ bao gồm khái lược bối cảnh hình thành và các nội dung được điều chỉnh bởi pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý của QTV. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp bức tranh thực tiễn pháp luật thực định về địa vị pháp lý của QTV ở Việt Nam hiện nay.

Thứ tư, phân tích v đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của QTV ở Việt Nam từ năm 2015 đ n năm 2020. Đây là nội dung nghiên cứu

trọng tâm thứ hai của phần thực trạng. Phần nghiên cứu này cần được thực hiện dưới cả hai góc độ: xét về mặt tổng thể và xét các trường hợp chi tiết. Trong đó, về mặt tổng thể phải nghiên cứu bức tranh chung về sự hiện diện của QTV trong giải quyết thủ tục phá sản của các DN, HTX ở Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020. Xét các trường hợp chi tiết bằng cách dẫn chiếu và phân tích các trường hợp điển hình thực hiện thủ tục phá sản có sự hiện diện của QTV. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ được những đánh giá về các kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của nó.

Thứ năm, nghiên cứu bối cảnh, đề xuất quan đi m và các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về địa vị pháp lý của QTV ở Việt Nam. Theo đó, nội dung này đặt ra ba vấn đề nghiên cứu lớn: phân tích bối cảnh đề xuất giải pháp là làm rõ các vấn đề thuộc về bối cảnh trong và ngoài nước hiện nay; đề xuất các quan điểm về việc xây dựng các giải pháp. Hiểu một cách đơn giản thì nội dung nghiên cứu này chính là làm rõ các nguyên tắc khi xây dựng những giải pháp; xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm vừa hoàn thiện pháp luật vừa nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về địa vị pháp lý của QTV ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay. (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w