3.3.1. Thực tiễn thực hiện quy định điều kiện hành nghề quản tài viên
Thực hiện Nghị định số 22/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về QTV và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, việc cấp Chứng chỉ hành nghề cho các QTV và đăng ký hoạt động cho DN quản lý, thanh lý tài sản đã được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi, tạo điều kiện cho việc hình thành đội ngũ QTV trong thời gian ngắn. Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, tính đến tháng 7/2020, cả nước có 277 QTV hành nghề với tư cách cá nhân đang hoạt động[76]. QTV chủ yếu phân bổ tại hai thành phố lớn: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 124/277 QTV, chiếm tỷ lệ 44,7% so với tổng số QTV trên cả nước. Hằng năm, số lượng QTV tăng mới trung bình 46 QTV một năm [6]. Con số QTV này nếu đứng độc lập thì không đáng kể, đặc biệt khi so với tỷ lệ dân số toàn quốc
chỉ chiếm 0,000277%. Nghĩa là 361.000 người sẽ có 01 QTV. Tuy nhiên, nếu so sánh tổng số QTV với tổng số vụ việc được mở thủ tục phá sản thì tỷ lệ là 1:1. Đây lại là một tỷ lệ lớn. Điều này được lý giải bởi số lượng vụ việc phá sản được thụ lý và được mở ở Việt Nam rất thấp5.
Danh sách QTV đã được Bộ Tư pháp đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Tư pháp. Các QTV đã được cơ quan Tòa án chỉ định trong các vụ việc phá sản DN mà Tòa án đã thụ lý giải quyết. Đến nay, tổ chức và hoạt động của QTV đã và đang bước đầu đi vào hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình được Luật phá sản quy định, góp phần trong việc giải quyết các vụ việc phá sản theo đúng quy định của pháp luật.
3.3.2. Thực tiễn thực hiện quy định về quyền và nghĩa vụ của quản tài viên
Sự hiện diện của QTV trong thủ tục phá sản đã góp phần giải quyết phá sản DN, HTX theo hướng chuyên nghiệp hơn. Theo kết quả tổng hợp báo cáo của các Tòa án nhân dân thì từ khi Luật Phá sản 2014 có hiệu lực thi hành đến ngày 31/3/2020, bên cạnh việc tiếp tục giải quyết 229 vụ việc đã thụ lý từ những năm trước, Tòa án nhân dân các cấp thụ lý mới 587 vụ việc phá sản [76]. Trong đó, Tòa án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản 287 vụ việc, ra quyết định không mở thủ tục phá sản 97 vụ việc, ra quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản 139 vụ việc, ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản 67 vụ việc, áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh 6 vụ việc [76]. Như vậy, so với 9 năm thi hành Luật Phá sản năm 2004 (từ 2004-2013: Tòa án các cấp chỉ thụ lý 336 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản DN, ra 236 Quyết định mở thủ tục phá sản, trong đó ra 83 Quyết định tuyên bố phá sản)[60]. Trong 587 vụ việc phá sản được thụ lý mới giai đoạn từ đầu năm 2015 đến ngày 31/3/2020, có 132 vụ việc do QTV tham gia với tư cách cá nhân. Trong đó có 97 vụ có QTV tham gia phá sản thành công, có 3 vụ có QTV tham gia áp dụng phục hồi DN, HTX và 37 vụ có sự tham gia của QTV bị đình chỉ thủ tục phá sản [60].
Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của QTV có một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, QTV mong muốn giải quyết nhanh chóng thủ tục phá sản nên đã có nhiều hành vi vượt quá quyền hạn được pháp luật ghi nhận. Đặc biệt trong các vụ việc phá sản mà DN, HTX không có ý muốn phá sản, do đó các DN, HTX cố tình cản trở hoặc kéo dài thủ tục phá sản bằng việc không hợp tác trong kiểm kê và bàn giao tài sản. Ví dụ dưới đây sẽ cho thấy một trường hợp điển hình như vậy.
Ví d thủ t c phá sản Công ty TNHH Thanh Nguyên [64].
Công ty TNHH Thanh Nguyên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục có địa chỉ trụ sở tại 5Hiện nay không có bất kỳ thống kê chính thức nào về điều này. Số liệu trên do tác giả tự tính toán ra trên cơ sở cộng dồn và chia theo các tỷ lệ từ công bố danh sách của Bộ Tư pháp về Quản tài viên từ năm 2015 đến hết tháng 11 năm 2021.
504 Trần Hưng Đạo, phường Đức Long, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận do bà Đoàn Thị Dung làm giám đốc. Công ty là đơn vị chủ quản của TrườngMầm non và Tiểu học Thanh Nguyên được UBND TP. Phan Thiết cho phép thành lập tại Quyết định 992/QĐ-UBND ngày 18/8/2010 và Quyết định số 790/QĐ- U ND ngày 13/8/2015. Trường Mầm non và Tiểu học Thanh Nguyên có quy mô đầu tư xây dựng diện tích 5.242m2 với tổng diện tích đất 13.324m2, đi vào hoạt động từ tháng 01/2010. Để thực hiện dự án, Công ty Thanh Nguyên đã vay 36 tỉ đồng của Ngân hàng TMCP VN Thịnh Vượng, để đảm bảo khoản vay, công ty đã thế chấp quyền sử dụng đất và các tài sản trên đất và vay cá nhân ông Nguyễn Đức Quang (ngụ Thành phố Hồ Chí Minh) hơn 117,6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến đầu năm 2014, Công ty Thanh Nguyên đã không thực hiện các nghĩa vụ trả nợ kể trên. Cá nhân công Nguyễn Đức Quang đã nộp đơn lên Toà án nhân dân thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận và sau đó là Toà án tỉnh Bình Thuận để yêu cầu giải quyết vụ việc. Ngày 3-3-2016 TAND TP Phan Thiết đã ban hành quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty Thanh Nguyên và quyết định chỉ định QTV Trần Minh Đăng tham gia trong vụ việc này theo yêu cầu của chủ nợ và ngày 10/10/2014, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận có bản án phúc thẩm buộc Công ty TNHH Thanh Nguyên (chủ sở hữu trường Thanh Nguyên) phải trả nợ cho ông Nguyễn Đức Quang hơn 117,6 tỷ đồng. Cùng với số tiền của ông Quang, đến nay xác định tổng số tiền mà Công ty Thanh Nguyên nợ của tổ chức, cá nhân là hơn 177 tỷ đồng.
Sau 1 năm, Công ty Thanh Nguyên không trả tiền cho ông Quang nên ngày 2/11/2015, ông Quang có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty Thanh Nguyên. Sau khi triển khai các thủ tục, trình tự theo quy định, Tòa án thành phố Phan Thiết đã ban hành quyết định số 01/2017/QĐ-TBPS ngày 18/01/2017 tuyên bố phá sản đối với Công ty TNHH Thanh Nguyên.
Ngày 6/2/2017, bà Đoàn Thị Dung, Giám đốc Công ty Thanh Nguyên có đơn yêu cầu xem xét lại quyết định phá sản số 01 ngày 18/1/2017 của Tòa án thành phố Phan Thiết. Ngày 2/3/2017, Tòa án tỉnh mở phiên họp và ra quyết định không chấp nhận yêu cầu xem xét lại tuyên bố phá sản đối với Công ty TNHH Thanh Nguyên.
Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Phan Thiết đã có văn bản (số 49) do Chấp hành viên Lê Tấn Dũng ký, yêu cầu QTV Trần Đăng Minh (thuộc Công ty Luật Bảo Ngọc, quận a Đình, Hà Nội) thực hiện việc thanh lý tài sản của Công ty TNHH Thanh Nguyên trả cho chủ nợ.
Ngày 7/10/2016, QTV Trần Đăng Minh có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thu giữ con dấu và quản lý sổ sách tài chính của Công ty Thanh Nguyên. Ngày 13/10/2016, Tổ thẩm phán của TAND TP. Phan Thiết ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thu giữ toàn bộ hồ sơ pháp lý của Công ty Thanh Nguyên, bao gồm cả con dấu.
Ngày 10/02/2017, Chấp hành viên Chi cục Thi hành án Phan Thiết ban hành văn bản giao QTV Trần Đăng Minh quản lý, thanh lý tài sản theo chỉ định của Tòa án thành phố Phan Thiết. Ngày 16/3/2017, Chi cục Thi hành án Phan Thiết có văn bản xin ý kiến Cục Thi hành án dân sự tỉnh chỉ đạo về nghiệp vụ thi hành Quyết định số 01 của Tòa án Phan Thiết [75].
Trong khi chờ hướng dẫn nghiệp vụ, ngày 20/3, QTV Trần Đăng Minh có văn bản đề nghị Chi cục Thi hành án Phan Thiết phối hợp hỗ trợ thi hành quyết định, sau đó Chi cục Thi hành án Phan Thiết cử chấp hành viên trực tiếp thụ lý giải quyết tham gia.
Chiều 23/3/2017, QTV Trần Đăng Minh cùng với đại diện các đơn vị như: Chấp hành viên Chi cục Thi hành án Phan Thiết, Viện Kiểm sát nhân dân Phan Thiết, Phòng Giáo dục và Đào tạo, lực lượng vệ sĩ do QTV thuê đến trường Mầm non – Tiểu học Thanh Nguyên (phường Xuân An, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận) yêu cầu Giám đốc Công ty TNHH Thanh Nguyên bàn giao tài sản và tài liệu liên quan theo quyết định phá sản. Khi bị Giám đốc công ty Thanh Nguyên là bà Đoàn Thị Dung và các nhân viên của trường chống đối, QTV Trần Đăng Minh đã tiến hành khống chế và dùng còng số 8 để còng tay bà Dung [75].
Trong vụ việc này thực tiễn địa vị pháp lý của QTV được thể hiện dưới những nội dung đáng chú ý sau:
- QTV tham gia vụ việc do được ông Nguyễn Đức Quang yêu cầu chỉ định trong đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty Thanh Nguyên và được Toà án nhân dân thành phố Phan Thiết chấp thuận. Điều này hoàn toàn đúng với thủ tục về chỉ định QTV theo pháp luật về phá sản hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm ngày 3-3-2016 TAND TP Phan Thiết chỉ định QTV Trần Minh Đăng tham gia trong vụ việc này theo yêu cầu của chủ nợ thì QTV Trần Minh Đăng chưa đủ điều kiện hành nghề, chưa được các cơ quan chức năng cấp phép hành nghề... đã dẫn đến các hoạt động tiến hành thủ tục phá sản của QTV là không đúng quy định. Như vậy, trong vụ việc này một QTV chưa được cấp phép hành nghề đã được chỉ định tham gia vào thủ tục phá sản. Điều này hoàn toàn trái với các điều kiện hành nghề mà quy địnhpháp luật đã ghi nhận như phân tích ở trên. Thực tế này cho thấy, cả người nộp đơn yêu cầu phá sản và Toà án nhân dân thành phố Phan Thiết đã không nắm được thông tin của QTV theo công bố của Bộ Tư pháp mà chỉ dựa hoàn toàn vào thông tin tự giới thiệu là QTV của ông Trần Minh Đăng. Hành vi đó cũng đồng nghĩa TAND TP Phan Thiết tiến hành một số hoạt động tố tụng phá sản là chưa đúng quy định pháp luật.
- Toà án nhân dân thành phố Phan Thiết chưa thu thập được đầy đủ tài liệu, chứng cứ, chứng minh về hoạt động tài chính và tình trạng tài sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Nguyên tại thời điểm mở thủ tục phá sản; Chưa xử lý các khoản nợ có bảo đảm của Công ty Thanh Nguyên trước khi ra quyết định tuyên bố phá sản theo quy định điều 53 Luật Phá sản; Chưa giải quyết đầy đủ các nội dung được quy định tại điều 108 của Luật Phá sản. Trong đó thiếu một số nội dung quan trọng như: Giải quyết quyền lợi cụ thể của người lao
động; Xác định tài sản cụ thể còn lại của doanh nghiệp; Quyết định phương án phân chia tài sản trước và sau khi quyết định tuyên bố phá sản… QTV tham gia ngay quá trình mở thủ tục phá sản nhưng đã không tiến hành kiểm kê tài sản để lập danh mục tài sản, xác minh các khoản vay của Công ty Thanh Nguyên và báo cáo kiến nghị với Toà án về các căn cứ xác định phá sản. Nếu bỏ qua yếu tố chưa đủ điều kiện hành nghề ở trên, thì tại nội dung này QTV Trần Minh Đăng đã không thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình khi bắt đầu quản lý tài sản.
- QTV có văn bản đề nghị Toà án áp dụng các biện pháp và được Toà án chấp thuận vào 10/02/2017 là đúng với quy định của pháp luật về trường hợp áp dụng các biện pháp khẩn cấp. Tuy nhiên, việc QTV niêm yết, niêm phong tài sản của Công ty TNHH Thanh Nguyên tại Trường mầm non - tiểu học Thanh Nguyên là chưa phù hợp với các quy định của pháp luật, vì việc làm này phải thực hiện ở trụ sở của công ty.
Việc QTV thuê lực lượng vệ sĩ tham gia áp dụng các biện pháp khẩn cấp là đúng với quy định của pháp luật về quyền của QTV trong thủ tục phá sản. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ hỗ trợ gồm: súng bắn đạn nhựa, đạn cao su và khoá số 8 là không đúng quy định của pháp luật vì các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su… và khóa số tám được xem là công cụ hỗ trợ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) thì ―Người được giao công cụ hỗ trợ khi thi hành công vụ được sử dụng trong các trường hợp ngăn chặn người đang có hành vi đe doạ trựctiếp đến tính mạng, sức khoẻ của người khác, bắt giữ người theo quy định của pháp luật và thực hiện phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật". Mặt khác, theo điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định 52/2008/NĐ-CP về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ, nhân viên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ bị cấm: ―Thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền tự do cá nhân và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân‖.
- Trong vụ việc này, Hội nghị chủ nợ đã không được triệu tập và QTV đã không thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến Hội nghị này. Công ty Thanh Nguyên không đồng ý phá sản và đã chứng minh công ty không đang lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và mong muốn tiếp tục duy trì hoạt động. Tuy nhiên, chỉ dựa trên phán quyết của Toà án về việc mở thủ tục phá sản, QTV đã đề xuất áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để tiến hành tịch thu con dấu và niêm phong tài sản của công ty là Trường mầm non và tiểu học Thanh Nguyên nhằm chỉ phục vụ mục đích duy nhất là thu hồi nợ cho cá nhân ông Nguyễn Đức Quang. Hoạt động này hoàn toàn mang tính tự lợi cho cá nhân mà không vì ý nghĩa chung của thủ tục phá sản.
Những sai phạm trên đã được kết luận bởi Toà án Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, qua vụ việc thứ nhất có thể thấy, địa vị pháp lý của QTV trên thực tế diễn ra rất nhiều
hành vi trái với quy định của pháp luật. Điều đó đã ảnh hưởng đến hoạt động của DN cũng như tâm lý của xã hội về phá sản và QTV.
Thứ hai, thực tiễn thực hiện quyền nhận thù lao của QTV gặp tương đối nhiều những khó khăn. Đây là vấn đề thường xuyên gặp phải nhất trong thực hiện quyền của QTV. Các khó khăn này chủ yếu đến từ sản nghiệp phá sản của DN, HTX đã không còn đủ để chi trả chi phí cho QTV hoặc thời gian giải quyết thủ tục kéo dài và quá phức tạp, số lượng chủ nợ quá nhiều nên chi phí tạm ứng cho các hoạt động đi lại, lưu trú để xác minh chủ nợ lớn. Ví dụ dưới đây sẽ là một vụ việc điển hình cho thực tiễn này.
Ví d thủ t c phá sản Công ty TNHH N i thất Thiên Ti n [65].
Công ty TNHH Nội thất Thiên Tiến do ông Phạm Thiên Tiến làm Giám đốc, được thành lập vào ngày 23/7/2011, có trụ sở tại Đại Phước, Nhơn Trạch, Đồng Nai. Công ty hoạt động trong lĩnh vực nội thất gia dụng và văn phòng với hai mảng chính gồm: sản xuất và kinh doanh. Ngoài trụ sở chính của xưởng sản xuất và kho,còn có 4 cửa hàng kinh doanh tại Đồng Nai và 36 cửa hàng khác trên địa bàn 26 tỉnh trải dài từ Nam ra Bắc.
Năm 2017, Công ty Thiên Tiến lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ do đó đã bị một trong các chủ nợ đệ đơn đề nghị mở thủ tục phá sản. Quyết định mở thủ tục phá sản số 01/2018/QĐ-MTTPS ngày 12/9/2017 được Toà án nhân dân huyện Nhơn Trạch, tỉnh Nông Nai ban hành và chỉ định QTV Lưu Văn Phước, là Luật sư của Công ty Luật TNHH Hoàng Phi, thành phố Hồ Chí Minh, là người có chứng chỉ hành nghề và được cấp phép hành nghề QTV. Tuy nhiên, vụ việc phá sản của Công ty Thiên Tiến đến nay đã kéo dài