Thực tiễn quyđịnh của pháp luật phásản Việt Nam về địa vị pháplý của quản

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay. (Trang 72 - 97)

tài viên

3.2.1. Thực tiễn quy định điều kiện hành nghề quản tài viên theo luật phá sản

Luật Phá sản năm 2014 và Nghị định 22/2015/NĐ-CP ban hành ngày 16 tháng 02 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về QTV và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, quy định QTV phải đáp ứng các điều kiện hành nghề cụ thể. Tác giả phân tích thực trạng quy định này thành 02 nội dung chính gồm: điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề QTV và điều kiện được chỉ định tham gia giải quyết một thủ tục phá sản.

Thứ nhất, điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề QTV. Đây là những quy định pháp luật về những điều kiện để một cá nhân được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề QTV. Muốn được chỉ định tham gia thủ tục phá sản, trước hết phải được cấpchứng chỉ hành nghề QTV. Pháp luật hiện hành quy định khá chi tiết về các điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề QTV. Theo đó, mặc dù được xem là một nghề, song QTV không phải là một cá nhân hành nghề độc lập do quy chế pháp lý hiện hành liên quan đến điều kiện hành nghề của QTV có những ghi nhận cho thấy điều đó. Cụ thể:

- Người đăng ký hành nghề QTV phải đang hành nghề Luật sư; Kiểm toán viên hoặc người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo. Như vậy, với quy định này rõ ràng nghề QTV là một nghề phái sinh của một nghề cụ thể, mà trong trường hợp này là luật sư; kiểm toán viên hay các nghề liên quan đến luật, tài chính và kinh tế. Thậm chí, ngoài Luật sư và Kiểm toán viên, thì các ngành nghề còn lại của người tốt nghiệp các văn bằng như liệt kê ở trên cũng phải có thâm niên công tác trên 05 năm. Quy định này của Việt Nam có sự tương đồng với pháp luật của Hàn Quốc về nhóm các ngành nghề, do đó cũng có sự giống nhau trong việc xem xét tính chất là

―một nghề‖ của QTV.

đào tạo của QTV hiện nay. QTV đóng vai trò trung gian để quản lý và thanh lý tài sản do đó đòi hỏi rất cao về hiểu biết tổng hợp các chuyên ngành: pháp lý, tài chính, kế toán. Bên cạnh đó, QTV còn tham gia vào hoạt động phục hồi doanh nghiệp nên cần có hiểu biết về: kinh tế, doanh nghiệp, thuế, ngân hàng. Chính vì vậy, điều kiện tiên quyết phải là người đang thực hiện các nghề có liên quan và bao gồm cả thâm niên công tác trên 05 năm là cơ sở để đảm bảo bước đầu về chuyên môn, hiểu biết xã hội và sự ổn định của tâm lý. Bên cạnh đó, khác với nghề Luật sư và Kiểm toán viên vốn đang có những chương trình đào tạo nghề rất công phu, bài bản và được sát hạch để cấp chứng chỉ hành nghề một cách chặt chẽ, hiệu quả, thì QTV hiện nay chưa có một chương trình độc lập như thế. Chính vì vậy, quy định đang hành nghề Luật sư và Kiểm toán viên chính là việc tận dụng chương trình đào tạo của hai ngành nghề này.

Về cơ bản có thể thấy, quy định này hoàn toàn phù hợp với tình hình pháp luật và đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh chương trình đào tạo chuyên ngành pháp lý và tài chính bậc đại học vẫn còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn cũng như chú trọng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp đã không cho phép đặt điều kiện cho những tân cử nhân ứng tuyển vào nghề QTV ngay. Đồng thời quy định này cũng đảm bảo cho việc khống chế độ tuổi hành nghề QTV một cách gián tiếp. Ví dụ để hành nghề Luật sư và Kiểm toán viên ít nhất người tốt nghiệp đại học phải có trên 03 năm hoàn thành khoá học và được cấp chứng chỉ. Các ngành khác đòi hỏi phải có 05 năm kinh nghiệm.

- Phải có hồ sơ đăng ký hành nghề. Điều kiện này cho thấy, nghề QTV không phải là một nghề tất yếu có được khi đạt đến những tiêu chuẩn nhất định của nó, mà cần phải có sự thể hiện mong muốn tham gia hành nghề thông qua động thái chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký hành nghề. Đây được xem là điều tất yếu không chỉ đối với nghề QTV mà còn mở rộng ra ở hầu hết các ngành nghề khác. Tuy nhiên, cũng cần phải phân tích để thấy rõ rằng bản thân nghề QTV là một nghề mang tính phái sinh của các nghề Luật sư, Kiểm toán viên… Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc những người trở thành QTV sẽ có thành tích xuất sắc trong các nghề cơ sở kể trên và ngược lại. Thực tế này chỉ cho thấy, những người đang hành nghề QTV cũng đang hành nghề những nghề cơ sở kể trên mà thôi.

Thứ hai, điều kiện tham gia thủ t c phá sản. Được cấp chứng chỉ chỉ là điều kiện cần, được chỉ định tham gia vào thủ tục phá sản mới là điều kiện đủ thể một QTV chính thức hành nghề. Pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định tương đối chi tiết về những điều kiện để được chỉ định tham gia này. Sự ghi nhận đó hoàn toàn hợp lý vì bản thân QTV có số lượng gia tăng theo các năm, bên cạnh đó còn có các Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cũng có thể tham gia thủ tục phá sản. Mặc dù trên thực tế cho đến nay không có quy định nào cho thấy trường hợp nào được lựa chọn QTV và trường hợp nào được lựa chọn Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Thay vào đó, việc lựa chọn này phụ thuộc vào Toà án. Tuy nhiên,

tựu chung lại việc chỉ định QTV hay Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đều phải dựa vào những tiêu chuẩn nhất định. Trong trường hợp của một QTV, các tiêu chuẩn này bao gồm:

- QTV phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đây là điều kiện mang tính tối thiểu và đương nhiên. ản thân một cá nhân muốn trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật luôn phải đáp ứng yêu cầu về năng lực của chủ thể. Trong đó năng lực hành vi là trọng tâm, bên cạnh năng lực pháp lý. QTV tham gia vào quan hệ pháp luật phá sản với vai trò là trung gian – vốn là một quan hệ pháp luật phức tạp, yêu cầu về có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là điều kiện tất yếu.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan.

Đây là quy định mang tính định tính vì cho đến nay vẫn chưa có văn bản pháp lý nào hướng dẫn chi tiết về việc xem xét, đánh giá phẩm chất đạo đức, trách nhiệm, liêm khiết và trung thực ở các cấp độ tốt hay có ý thức. Do đó, điều kiện này thường chỉ xem xét chung chung.

- Phải có chứng chỉ hành nghề QTV. Chứng chỉ hành nghề QTV được cấp bởi Bộ Tư pháp theo trình tự thủ tục được quy định tại Điều 4, Nghị định 22/2015/NĐ- CP. Người có đủ điều kiện đăng ký cấp chứng chỉ phải thuộc một trong các nghề được thống kê tại Khoản 1, Điều 12, Luật Phá sản năm 2014. Chứng chỉ này sau khi được cấp phải công bố danh sách trên website của Bộ Tư pháp. Điều kiện này đã được phân tích chi tiết ở trên. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng lưu ý rằng, các chứng chỉ tiền đề để đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề QTV như: chứng chỉ hành nghề Luật sư; chứng chỉ hành nghề Kiểm toán viên… khi bị tước quyền thì cũng đồng nghĩa với việc chứng chỉ QTV không còn hiệu lực. Khi đó, tất yếu chứng chỉ QTV cũng không còn hiệu lực. Quy định này càng làm rõ hơn đặc điểm ―phái sinh‖ của nghề QTV.

- Người có chứng chỉ hành nghề QTV phải đăng ký hành nghề. Khi đã được Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề, QTV cần phải đăng ký hành nghề tại địa phương. Sau khi thực hiện đủ các thủ tục tại Điều này, QTV sẽ được đưa vào danh sách của địa phương và công bố công khai. Toà án chỉ tiến hành chỉ định QTV trong danh sách này. Như vậy, có chứng chỉ mới chỉ là điều kiện cần, việc đăng ký nhằm thể hiện tên trong danh sách QTV của địa phương mới là điều kiện đủ để QTV được chỉ định. Pháp luật cũng cho phép QTV sau khi được ghi danh có thể hành nghề trên toàn quốc. Ghi nhận này có nghĩa sẽ có những QTV có chứng chỉ hành nghề nhưng lại không được tham gia hành nghề do không đăng ký. Điều này sẽ khác với một số quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore khi nộp hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề QTV đồng thời cũng chính là đăng ký hành hành nghề QTV[16],[12]. Vì bản chất chứng chỉ hành nghề QTV chỉ có tác dụng khi được chỉ định tham gia thủ tục phá sản. Một người không thể làm gì khác với chứng chỉ này nếu không đăng ký tham gia hành nghề như quy định ở Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, điều kiện này có thể nhất thể hoá với

điều kiện có chứng chỉ hành nghề như một số quốc gia kể trên.

- Được người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đề xuất chỉ định QTV. Pháp luật hiện hành ghi nhận chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề xuất Thẩm phán chỉ định QTV để đảm bảo quyền lợi cho mình cũng như của người khác trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản đối với DN, HTX. Quyền này được thể hiện như một nội dung quan trọng trong đơn yêu cầu. Quy định này hoàn toàn có sự đồng nhất với hầu hết các quốc gia trên thế giới có tồn tại chế định QTV. Điều này giúp các chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan đề xuất được QTV uy tín mà họ mong muốn để đảm bảo thủ tục phá sản được diễn ra an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, Luật Phá sản năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành không đề cập đến việc giải quyết các đề xuất QTV trong trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đã nộp và không có nội dung này hoặc các trường hợp trong quá trình sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản mà những người có liên quan đến vụ việc phá sản mới đề xuất chỉ định QTV.

- QTV không có lợi ích liên quan đến vụ việc phá sản. Điều kiện này hoàn toàn trùng khớp với các quốc gia trên thế giới. Mục đích cuối cùng nhằm đảm bảo tính khách quan trong thực thi nhiệm vụ của QTV. Tuy nhiên, cơ chế xác minh ―lợi ích liên quan‖ hiện nay chưa được pháp luật ghi nhận cụ thể. Do đó, thực tế điều kiện này hoàn toàn phụ thuộc vào tính trung thực của QTV khi kê khai các thông tin.

- QTV không phải là người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản. Đây là một quy định nhân thân và có mục đích giống với điều kiện không có lợi ích liên quan đến vụ việc phá sản. Pháp luật Việt Nam cũng có sự kế thừa nội dung này ở pháp luật một số quốc gia trên thế giới về tính ―vô nhân xưng‖ của QTV. Theo đó, tính ―vô nhân xưng‖ ở đây đề cập đến việc ngoài là danh xưng QTV với tư cách trung gian giải quyết thủ tục phá sản và điều phối nợ chung, thì QTV không được phép có thêm một nhân xưng nào khác với các bên tham gia thủ tục phá sản. Tuy nhiên, pháp luật về phá sản chưa làm rõ các nội hàm của cụm từ ―người thân thích‖ như: thân thích là người có quan hệ thân quen hay ý chỉ quan hệ gia đình, họ tộc?; mức độ xác định thân thích như thế nào?; hay nếu người trong dòng tộc thì có phải xác định mức độ của phả hệ hay không? Cơ bản trên thực tế nội dung này được xác định dựa trên quan hệ gia đình. Nhưng như vậy chưa hẳn đã bao quát được các mối quan hệ ―thân thích‖ của QTV.

- QTV đang không bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Biện pháp xử lý hành chính theo ghi nhận của pháp luật hiện hành là biện pháp được áp dụng đối vớicá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm: biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đây là điều kiện đương nhiên, vì những đối tượng phải chịu các biện pháp xử lý hành chính cũng không thể đủ các tiêu chuẩn về đạo đức để hành nghề QTV. Quy định này cho thấy

sự tính toán của nhà làm luật vì nếu chỉ sử dụng quy định về không đang truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn còn bỏ sót những đối tượng thuộc nhóm bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính này.

Như vậy, có thể thấy pháp luật về phá sản Việt Nam hiện hành đã có những quy định tương đối đầy đủ về điều kiện hành nghề của QTV cũng như việc chỉ định QTV cho một thủ tục phá sản cụ thể. So với quy định về Tổ quản lý, thanh lý tài sản được ghi nhận tại Luật Phá sản năm 2004 được hình thành với một tập thể gồm: Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp làm Tổ trưởng; Một cán bộ của Toà án; Một đại diện chủ nợ; Đại diện hợp pháp của DN, HTX bị mở thủ tục phá sản; Trường hợp cần thiết có đại diện công đoàn, đại diện người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì Thẩm phán xem xét, quyết định. Cơ cấu tổ chức này cho thấy một liên kết lỏng lẻo, chủ yếu đề cao tính đại diện thay vì chú trọng vào chuyên môn. Nên trên thực tế hoạt động đã gây ra những phiền toái thậm chí là cản trở đối với thủ tục phá sản. Ngược lại, với những quy định về tiêu chuẩn hành nghề QTV như phân tích ở trên đã cơ bản thiết lập một thiết chế chuyên nghiệp, chú trọng vào các đòi hỏi chuyên môn để thực hiện quản lý và thanh lý tài sản một cách chuyên nghiệp. Tuy nhiên, các quy định này chưa giải quyết được vấn đề gây tranh cãi khi nhận định QTV là một nghề độc lập hay là một nghề mang tính kiêm nhiệm. Vì điều kiện tiên quyết để được cấp chứng chỉ QTV là phải đang và có thâm niên hành nghề luật sư, kế toán, kiểm toán viên. Như vậy, bản chất đây là một nghề phụ - các nghề điều kiện kể trên là nghề chính.

3.2.2. Thực tiễn quy định về quyền và nghĩa vụ của quản tài viên theo luật phá sản

So với chế định Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong Luật Phá sản năm 2004, QTV với tư cách là một cá nhân hành nghề sẽ dễ dàng trong xác định và thực thi quyền và nghĩa vụ của mình. Vì quyền và nghĩa vụ là trung tâm của địa vị pháp lý, do đó việc xác định này có ý nghĩa rất quan trọng. Tổ quản lý, thanh lý tài sản là một tập thể có nhiều đại diện của các bên tham gia thủ tục phá sản, việc quy địnhquyền và nghĩa vụ không được tập trung. Việc thực thi quyền và nghĩa vụ cũng gặp rất nhiều cản trở do các thành viên của tổ mang tính kiêm nhiệm nên không mặn mà với các nghĩa vụ. Đồng thời vì là kiêm nhiệm nên khi vướng lịch công tác của vị trí đang đảm nhiệm, các thành viên trì hoãn việc nhóm họp Tổ để thực hiện quyền và nghĩa vụ khiến hoạt động của tổ thiếu ổn định, từ đó kéo dài vụ việc phá sản.

Quyền và nghĩa vụ của QTV theo pháp luật về phá sản hiện hành của Việt Nam cũng được chia thành 03 nhóm: nhóm những quyền; nhóm những nghĩa vụ và nhóm vừa quyền vừa nghĩa vụ.

3.2.2.1. Các quyền của quản tài viên

Pháp luật hiện hành về phá sản không có điều khoản cụ thể quy định riêng về quyền của QTV. Tuy nhiên, các quyền này được thể hiện ở một số điểm cụ thể sau:

pháp luật. Quyền này cho phép một QTV có thể thuê khoán các cá nhân, tổ chức tiến hành các hoạt động kiểm kê, bảo quản tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản và hỗ trợ

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay. (Trang 72 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w