Kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho Chương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bắc Kạn (Trang 43 - 45)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho Chương

mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Lào Cai

Lào Cai là tỉnh miền núi phía bắc, nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai cả hệ thống chính trị.Tổng nguồn vốn đã bố trí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai là 9.860,258 tỷ đồng. Trong đó: Vốn trực tiếp cho Chương trình: 1.956,397 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác: 6.394,986 tỷ đồng; vốn Tín dụng 220 tỷ đồng; vốn huy động doanh nghiệp 461,739 tỷ đồng; vốn huy động nhân dân 827,136 tỷ đồng, bao gồm (công lao động, hiến đất, tiền mặt và các hiện vật xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; chỉnh trang nhà

30 cửa,…).

Sau 09 năm triển khai thực hiện, Chương trình XDNTM đã tập hợp sức mạnh đoàn kết, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân. XDNTM được thực hiện đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong khu vực nông thôn, cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển, đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần được nâng cao, môi trường được cải thiện, an ninh trật tự khu vực nông thôn được đảm bảo, tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn, tổng kết giai đoạn 2015-2019 trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có 52 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 104% so với mục tiêu Đề án xây dựng nông thôn mới đến năm 2020; vượt 8,4% so với Trung ương giao đến năm 2020 (Trung ương giao các tỉnh miền núi phía Bắc đến năm 2020 số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 28%, tương đương với 40 xã; đến năm 2019 tỉnh đã đạt 36,4%). Số tiêu chí bình quân/xã đạt 14,06 tiêu chí (vượt 1,03 tiêu chí so với kế hoạch năm 2019), tăng 2,23 tiêu chí so với năm 2018 (theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2017 - 2020). Kết quả đạt theo nhóm tiêu chí: Số xã đạt 19 tiêu chí: 52 xã; Số xã đạt từ 15-18 tiêu chí: 06 xã; Số xã đạt từ 10-14 tiêu chí: 34 xã; Số xã đạt từ 5-9 tiêu chí: 51 xã; Không còn xã dưới 5 tiêu chí.

1.4.2. Kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Nam Định mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Nam Định

Thời điểm cuối năm 2019, toàn tỉnh Nam Định có 209/209 xã (100% số xã) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, có 10/10 huyện, thành phố được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới. Cùng với Đồng Nai, Nam Định là một trong hai tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới.

Từ năm 2011 đến năm 2019, tổng các nguồn vốn huy động cho xây dựng nông thôn mới của tỉnh đạt gần 22.000 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 30%, còn lại là các nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và các nguồn hợp pháp khác. Cùng với xây dựng, hoàn thiện hệ

31

thống hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tại các huyện, thành phố, tạo quỹ đất sạch, Nam Định cũng ban hành nhiều cơ chế ưu đãi, khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nam Định cũng đặc biệt thành công với phương án giải phóng mặt bằng theo cơ chế nông thôn mới. Trước khi thực hiện các dự án, công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi…, các thôn, xóm tổ chức họp dân, bàn bạc, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhân dân. Các gia đình cán bộ, đảng viên ở địa phương gương mẫu đi đầu để bà con noi theo. Người dân tự nguyện hiến đất, tháo dỡ các công trình của gia đình nhường đất để xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội. Cách làm này đã tiết kiệm cho Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng chi phí giải phóng mặt bằng, giảm giá thành đầu tư vừa đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bắc Kạn (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)