5. Kết cấu của luận văn
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bắc Kạn
Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập, giao kế hoạch VĐT từ NSNN, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan đầu mối và trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền quyết định trong từng lĩnh vực và quyết định đầu tư đối với hiệu quả của dự án; Việc lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự án phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch đầu tư trung hạn của huyện, xã; phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và đời sống nhân dân trong vùng, đồng thời phải được cấp ủy chính quyền các cấp cơ sở xem xét và đề nghị.
Phân bổ và bố trí nguồn vốn theo đúng các tiêu chí, nguyên tắc đã được quy định, đảm bảo phù hợp với điều kiện địa phương, tập trung không dàn trải.
Các dự án thực hiện đúng tiến độ đã đề ra, công tác nghiệm thu thanh toán thực hiện nhanh gọn và đối với các dự án đã được bố trí vốn đầu tư từ NSNN phải được quyết toán theo đúng quy định.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình, mở rộng công tác giám sát có sự tham gia của cộng đồng nhằm ngăn chặn tình trạng đầu tư không hiệu quả gây thất thoát, lãng phí.
32
thoát, lãng phí vốn đầu tư gây thiệt hại cho nhà nước.
Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán chủ đầu tư, quản lý dự án đầu tư, giám sát, đánh giá đầu tư, thanh quyết toán công trình… đặc biệt là quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ĐTXDCB ở cấp huyện, xã, bảo đảm từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
XDNTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng, các cấp chính quyền; việc cụ thể hóa và hướng dẫn của các ngành là rất quan trọng, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể cùng với sự chủ động tham gia tích cực của nhân dân là điều kiện kiên quyết để thực hiện thành công chương trình.
Coi trọng công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa của chương trình, tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị; xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia; trong đó nhấn mạnh: XDNTM là chương trình của dân, do dân và vì dân, nhân dân làm là chính; trong quá trình triển khai phải thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, việc XDNTM phải được tiến hành công khai, dân chủ, có sự bàn bạc thống nhất của nhân dân, do nhân dân trực tiếp làm và giám sát.
Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án thành phần triển khai trên địa bàn xã phải đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong định hướng phát triển chung của cấp xã, cấp huyện; trong triển khai thực hiện phải lựa chọn các hạng mục, tiêu chí ưu tiên thực hiện trước và có kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể.
Phải làm tốt công tác huy động, lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ đầu tư cho chương trình, khuyến khích nhân dân cùng tham gia góp sức xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH; trong đó phải xác định rõ được cơ chế huy động vốn của các thành phần tham gia; đặc biệt phát huy nguồn lực tại chỗ, vận động các doanh nghiệp, cá nhân, con em xa quê cùng chung tay góp sức XDNTM.
Thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH, cải thiện và nâng cao đời sống người dân cả về vật chất và tinh thần, gắn phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo
33
an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố quốc phòng, an ninh.
Phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện Chương trình, động viên khen thưởng kịp thời các gương điển hình, các cách làm hay, sáng tạo. Cán bộ, đảng viên phải là người đi đầu, gương mẫu, trách nhiệm trong thực hiện XDNTM.
34
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014- 2019 diễn ra như thế nào ?
- Những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bắc Kạn?
- Những giải pháp nào được thực hiện nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bắc Kạn ?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các tài liệu và số liệu thứ cấp được thu thập trên website, sách, báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố và các báo cáo tổng kết, hội thảo hội nghị của các cấp, các ngành và các báo cáo liên quan khác.
Tài liệu thu thập gồm: Các Nghị quyết trung ương, các Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng, Thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành về đầu tư XDCB trong XDNTM. Các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND về XDNTM; Quy hoạch NTM; Quyết định của UBND tỉnh và các báo cáo hàng năm, sơ kết 5 năm… Qua các tài liệu thứ cấp trên, các thông tin thứ cấp có thể thu thập gồm: Chủ trương của Đảng và Nhà nước ở cấp trung ương và địa phương về đầu tư XDCB trong XDNTM. Cơ chế, nguyên tắc huy động, cơ chế nguyên tắc quản lý, đánh giá hiệu quả đầu tư; những thành tựu và những tồn tại trong đầu tư và trong quản lý đầu tư XDCB từ NSNN trong XDNTM
* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Để đánh giá sự hài lòng của các đơn vị liên quan đến công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM của tỉnh Bắc Kạn bao gồm: Sở Tài chính, Sở
35
Kế hoạch Đầu tư, Văn phòng điều phối Nông thôn mới tại tỉnh Bắc Kạn. Tác giả thực hiện thu thập thông tin qua phiếu điều tra với đối tượng điều tra là: Cán bộ Sở Tài chính (Phòng Tài chính đầu tư); cán bộ phòng Kế hoạch - Tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư, cán bộ phòng Tổng hợp của Văn phòng điều phối Nông thôn mới, Cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch, BQL dự án, cán bộ địa phương các huyện, thị xã và thành phố; đơn vị hưởng lợi, các đơn vị thi công xây lắp.
Tác giả lựa chọn kích thước mẫu (Sample size)
Đối với mô hình phân tích nhân tố khám phá theo Hair và cộng sự (2006), kích thước mẫu được xác định dựa vào: (1) mức tối thiểu và (2) số lượng biến đưa vào phân tích của mô hình.
(1) Mức tối thiểu (Min) = 50
(2) Số lượng biến đưa vào phân tích mô hình.
Nếu mô hình có m thang đo, Pj: số biến quan sát của thang đo thức i. n = ∑ kPj
Tỷ lệ của số mẫu so với 1 biến phân tích (k) là 5/1 hoặc 10/1. Nếu n< mức tối tiểu, chọn mức tối thiểu. Minh họa:
Mô hình có 6 thang đo, mỗi thang đo có 5 biến phân tích, nếu k = 5/1 => n= 5*5 + 5*5 + …+ 5*5 =150
Mô hình có 6 thang đo, mỗi thang đo có 5 biến phân tích, nếu k = 10/1 => n= 10*5 + 10*5 + … + 10*5 = 300
Áp dụng đối với mô hình đang ứng dụng: xác định kích thước mẫu (Sample size) n= 5*28 = 140 => mức tối thiểu là 140 quan sát.
Để đảm bảo độ tin cậy, kích thước mẫu điều tra khảo sát là 212 người tại tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh (tại các địa phương mỗi đối tượng điều tra sẽ điều tra 04 phiếu), một số phòng ban chuyên môn thuộc huyện và các Sở chuyên ngành (điều tra 27 phiếu) và Sở Tài chính (điều tra 05 phiếu) tại tỉnh Bắc Kạn. Phiếu điều tra được xây dựng sẵn gồm hai phần chính là: Phần một giới thiệu cơ bản về đối tượng điều tra; Phần hai là nội dung điều tra. Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn nội dung cần tìm hiểu, giải quyết. Các chỉ
36
tiêu định tính, để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời phiếu điều tra một cách chính xác và tin cậy, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert 5 bậc (Thang đo này được đặt theo tên của người đã tạo ra nó - nhà khoa học xã hội người Mỹ, Rensis Likert) để lấy ý kiến đánh giá, tương ứng với các mức sau:
1- Rất yếu kém 2- Yếu kém 3- Bình thường 4- Tương đối tốt 3- Rất tốt
Các mức đánh giá và ý nghĩa như sau:
Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert
Mức Mức đánh giá Khoảng Ý nghĩa
1 Rất yếu kém 1,00 - 1,79 Kém
2 Yếu kém 1,80 - 2,59 Yếu
3 Trung bình 2,60 - 3,39 Trung bình
4 Tương đối tốt 3,40 - 4,19 Khá
5 Rất tốt 4,20 - 5,00 Tốt
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Dữ liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Microsoft Office Excel 2017. Thông tin thu được tiến hành phân nhóm, phân tổ theo các chỉ tiêu được xác định từ trước (theo vùng, theo địa bàn, quy mô, nguồn vốn, lĩnh vực. Theo năm, theo huyện, theo nguồn VĐT…).
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu qua các năm, các hiện tượng
cùng được lượng hóa cùng một nội dung, tính chất… So sánh qua chỉ tiêu kế hoạch và kết quả thực hiện, so sánh giữa các huyện trong tỉnh.
- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội.
Dùng phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, dãy số thời gian và chỉ số dùng để phân tích số liệu và đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu. Mô tả quá trình thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM trong giai đoạn 2014-2019.
37
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Chỉ tiêu chi cho XDNTM phản ảnh việc bố trí nguồn lực từ NSNN cho đầu tư XDNTM trên địa bàn
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑉Đ𝑇 𝑡ừ 𝑁𝑆𝑁𝑁 𝑐ℎ𝑜 𝑋𝐷 𝑁𝑇𝑀 (%)
=Tổng số VĐT XDCB từ NSNN cho XDNTM
Tổng số VĐT XDCB từ NSNN của tỉnh × 100%
Chỉ tiêu phản ánh về công tác giao kế hoạch vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM.
Nhóm chỉ tiêu giao kế hoạch VĐT cho XDNTM đánh giá việc phân bổ vốn cho từng xã và từng dự án, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phân bổ vốn đó đã phù hợp theo các quy định của Chương trình hay chưa. Chỉ tiêu được thể hiện qua tổng số vốn đầu tư cơ bản giao cho Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới hàng năm.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh về công tác tổ chức thực hiện, nghiệm thu, thanh toán vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM
Đối với nhóm chỉ tiêu này, đánh giá công tác giải ngân, thanh toán nguồn vốn thực hiện của năm kế hoạch, qua đó đánh giá được tình hình quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn như thế nào?
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑔𝑖ả𝑖 𝑛𝑔â𝑛, 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 (%)
= Tổng số vốn giải ngân, thanh toán
Tổng số kế hoạch vốn bố trí cho XDNTM× 100%
Nhóm chỉ tiêu phản ánh về công tác quyết toán vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM
Nhóm chỉ tiêu phản ảnh số lượng các dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán, qua đó đánh giá được chất lượng quyết toán dự án hoàn thành và xác định được tình trạng nợ đọng XDCB trong XDNTM
Tỷ lệ quyết toán DAHT (% = Số công trình được quyết toán
38
Nhóm chỉ tiêu phản ánh về công tác thanh tra, kiểm tra vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM
Số lượt thanh tra, kiểm tra quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong XDNTM trong năm (lần). Số đơn vị được thanh tra, kiểm tra quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong XDNTM trong năm (lần). Số cuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán bình quân một năm tiến hành trên một dự án đầu tư XDCB trong XDNTM (lần).
39
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2014 - 2019
3.1. Giới thiệu về tỉnh Bắc Kạn và sự cần thiết phải có Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn ảnh hưởng đến công tác nông thôn mới
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi Bắc Bộ, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng. Địa bàn tỉnh Bắc Kạn có quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng, đây là trục quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, thuận lợi cho giao lưu với tỉnh trong khu vực. Ngoài ra tỉnh còn có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ nối Bắc Kạn với các tỉnh khác và các địa phương trên địa bàn tỉnh.
* Địa hình
Bắc Kạn có địa hình đa dạng, phức tạp, có thể chia làm 3 khu vực:
Khu vực phía Đông là các dãy núi của cánh cung Ngân Sơn, đây là dãy núi cao có cấu tạo tương đối thuần nhất. Địa hình khu vực này thuận lợi phát triển lâm nghiệp.
Khu vực phía Tây là khối núi cao, được cấu tạo bởi đá phiến thạch anh, đá cát kết và đá vôi. Khu vực này rất khó khăn cho phát triển kinh tế.
Khu vực trung tâm là khu vực nằm dọc thung lũng sông Cầu có địahình thấp, được cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến, đá vôi, đá sét vôi cổ, khu vực này thích hợp phát triển nông nghiệp, ngành nghề, dịch vụ.
* Khí hậu
Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có khí hậu nóng ẩm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
40
năm sau có khí hậu rét hanh khô. Nhiệt độ trung bình từ 20 - 220C, số giờ nắng trung bình là 1400 - 1600 giờ, lượng mưa trung bình 1400 - 1600mm, độ ẩm trung bình là 84%. Khí hậu của tỉnh thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, tuy nhiên do thường xuyên có sương muối, mưa đá, lốc xoáy, v.v., gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống kinh tế xã hội của nhân dân trên địa bàn.
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn)
Hình 3.1. Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Bắc Kạn
41
đoạn 2014-2019 của tỉnh Bắc Kạn
Trong các năm từ 2014 - 2019, tình hình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh đạt được những thành quả đáng ghi nhận.
Các chỉ tiêu về kinh tế, đặc biệt là tốc độ phát triển kinh tế của Tỉnh đạt dao động từ 5-6% qua các năm. Thu ngân sách và chi ngân sách là một trong những chỉ tiêu tài chính nhằm phản ánh toàn bộ bức tranh về tình hình kinh tế- xã hội trong trong từng thời kỳ, tác động mạnh mẽ đến việc phát triển kinh tế của tỉnh.
Bảng 3.1. Công tác thu - chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 - 2019
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Năm
2014 2015 2016 2017 2018 2019 A Tổng thu 5.071 4.584 4.578 5.122 6.195 6.447
1 Thu NS theo phân cấp 419 426 495 513 572 600
2 Thu chuyển nguồn 570 441 413 488 703 1.031
3 Thu bổ sung từ NSTW 3.679 3.401 3.361 3.989 4.644 4.461
4 Thu khác 320 189 201 132 275 355
5 Thu để lại chi 81 126 108
B Tổng chi 4.830 4.490 4.508 4.896 5.891 6.113
I Chi cân đối ngân sách 4.756 4.283 4.328 4.738 5.891 6.078
1 Chi đầu tư phát triển 1.376 974 984 986 1.381 492 2 Chi thường xuyên 2.874 2.850 2.831 3.043 2.952 3.031
3 Chi CTMT 428 1.616
4 Chi bổ sung quỹ DTTC 1 1 1 1 1 22
5 Chi chuyển nguồn 446 412 488 671 1.031 820
6 Chi bổ sung cho NS cấp dưới 2.179 2.277 2.325 2.668 3.068