Xây dựng các giả thuyết thống kê

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách nhà nước nghiên cứu thực nghiệm tại các nước đông nam á và hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 27 - 32)

2.1.2.1 Luận giải các biến

Thâm hụt ngân sách nhà nước

Thâm hụt ngân sách nhà nước trên tổng sản phẩm quốc nội DEF là một trong những chỉ tiêu đo lường thâm hụt ngân sách nhà nước liên quan đến tổng sản phẩm quốc nội GDP theo từng thời kì.

Mặc dù tỷ lệ thâm hụt ngân sách của các nước Đông Nam Á biến động liên tục theo tình hình kinh tế trong suốt giai đoạn 14 năm kể từ năm 2006, tuy nhiên nhìn chung có xu hướng biến đổi xung quanh trục hoành.

Hình 2: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách của các nước ĐNÁ giai đoạn 2006 – 2019 (%)

-80.00 -60.00 -40.00 -20.00 0.00 20.00 40.00 60.00 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Brunei Campuchia Indonesia Malaysia Myanmar Lào Philippines Singapore Thái Lan Đông Timor Việt Nam

28

Logarit tự nhiên của tỷ lệ tổng tiết kiệm quốc nội

Số tổng đầu tư quốc nội được tài trợ từ sản lượng quốc nội. Được tính bằng hiệu số giữa tổng đầu tư quốc nội và thâm hụt cán cân vãng lai của hàng hóa và dịch vụ. Kinh tế học vĩ mô đã chỉ ra rằng, tổng tiết kiệm quốc nội là tiết kiệm tư nhân cộng với cán cân ngân sách, là tổng số tiết kiệm được tạo ra trong nền kinh tế.

Nhìn chung, các nước Đông Nam Á có tổng tiết kiệm quốc nội thay đổi không quá mạnh qua từng năm, dao động xung quanh miền từ 0 – 50%. Duy có Đông Timor tỷ lệ tiết kiệm nội biến động mạnh mẽ qua từng năm tại miền giá trị từ 150% trở lên. Tuy nhiên từ năm 2013, tỷ lệ tiết kịệm giảm sâu và đến năm 2016, tỷ lệ tiết kiệm gộp biến động theo xu hướng chung của các quốc gia Đông Nam Á

Hình 3: Tỷ lệ tổng tiết kiệm quốc nội của các nước ĐNÁ giai đoạn 2006 - 2019 (%)

GDP bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người là chỉ tiêu thống kê kinh tế thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh tính bình quân trên đầu người của một quốc gia trong một năm. GDP bình quân đầu người

0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00 350.00 400.00 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Brunei Campuchia Indonesia Lào Malaysia Myanmar Philipines Singapore Thái Lan Đông Timor Việt Nam

29

của một quốc gia tại một thời điểm cụ thể sẽ được tính bằng cách lấy GDP của quốc gia tại thời điểm đó chia cho tổng số dân của quốc gia cũng tại thời điểm đó. Thông thường, chỉ số GDP bình quân đầu người cao tỷ lệ thuận với mức thu nhập cũng như đời sống của người dân ở quốc gia đó

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), từ năm 2006 – 2019, nhìn chung, các quốc gia Đông Nam Á có chỉ số GDP đầu người biến động trong miền từ 0 – 10,000 USD/người. Tuy nhiên, Brunei và Singapore sở hữu con số này vượt quá 10,000 USD/ người trong suốt giai đoạn 14 năm. Trong đó Brunei có chỉ số GDP đầu người biến động mạnh qua từng năm, trong khi đối với Singapore, chỉ số này có xu hướng tăng trưởng khá ổn định qua từng thời kỳ.

Hình 4: GDP bình quân đầu người của 11 quốc gia ĐNÁ giai đoạn 2006 - 2019 (USD/người)

Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua. Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu

0.00 10000.00 20000.00 30000.00 40000.00 50000.00 60000.00 70000.00 80000.00 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Brunei Campuchia Indonesia Lào

Malaysia Myanmar Philipines Singapore Thái Lan Đông Timor Việt Nam

30

thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Bởi vậy nó được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi CPI tăng đồng nghĩa với việc mức giá trung bình tăng và ngược lại.

CPI được xác định như sau: Đầu tiên, thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua và thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hóa tại mỗi thời điểm cũng như là tổng chi phí để mua giỏ hàng hóa đó. Năm 2010 được lấy là năm cơ sở với chỉ số CPI = 100, từ đó tính ra được chỉ số CPI của các năm còn lại.

Nhìn chung, CPI của các quốc gia Đông Nam Á có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm, trong đó phải kể đến Myanmar và Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh đáng kể so với các quốc gia còn lại trong khu vực. Đối lập với 2 quốc gia này là Brunei, khi chỉ số CPI của quốc gia này biến động không nhiều và chỉ thay đổi xung quanh ngưỡng 100.

Hình 5: Chỉ số giá tiêu dùng của 11 nước Đông Nam Á giai đoạn 2006 - 2019

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Brunei Campuchia Indonesia Lào

Malaysia Myanmar Philipines Singapore Thái Lan Đông Timor Việt Nam

31

Tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát phản ánh mức độ giảm xuống của sức mua đồng tiền. Xét trong phạm vi bài nghiên cứu này, đây là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng GDP của 11 quốc gia Đông Nam Á. Lạm phát có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế thông qua tác động kích cầu – khiến cho mọi người có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn hoặc mua hàng hóa tích trữ. Tuy nhiên, lạm phát lại làm suy giảm đầu tư – hoạt động nguồn, đầu vào của nền kinh tế và kéo theo sự sụt giảm của tăng trưởng kinh tế.

Tỷ lệ lạm phát có diễn biến tương đối phức tạp, song luôn gắn liền với tình hình kinh tế. Cụ thể, lạm phát của hầu hết các quốc gia tăng lên đáng kể vào giai đoạn 2007 - 2008 trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nền kinh tế đã dần phục hồi những năm sau đó kéo theo tỷ lệ lạm phát đi xuống dần và có xu hướng biến động quanh mức 0 – 10%. Trong các quốc gia Đông Nam Á, Brunei là nước có tỷ lệ lạm phát biến động mạnh mẹ nhất, và từng 2 lần chứng kiến đợt giảm phát lên tới 20%.

Hình 6: Tỷ lệ lạm phát của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2006 – 2019 (%)

-30.00 -20.00 -10.00 0.00 10.00 20.00 30.00 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Brunei Campuchia Indonesia Lào Malaysia Myanmar Philipines Singapore Thái Lan Đông Timor Việt Nam

32

2.1.2.2 Thu thập số liệu

Trong mô hình, nhóm thu thập dữ liệu hàng năm trong giai đoạn từ 2006 – 2019, của 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (149 quan sát). Dữ liệu về thâm hụt ngân sách nhà nước trên tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ tổng tiết kiệm quốc nội, GDP bình quân đầu người, chỉ số giá tiêu dùng cũng như tỷ lệ lạm phát trên tổng sản phẩm quốc nội được trích theo nguồn World Bank và CountryEconomy.com. Logarit tự nhiên của tỷ lệ tổng tiết kiệm quốc nội được nhóm tác giả tính toán dựa trên những dữ liệu sẵn có từ các nguồn trên. Từ đó, nhóm tác giả có bảng mô tả các biến ước lượng trong mô hình theo thời gian như phụ lục 1.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách nhà nước nghiên cứu thực nghiệm tại các nước đông nam á và hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 27 - 32)