Thực trạng ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách nhà nước nghiên cứu thực nghiệm tại các nước đông nam á và hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 46)

3.4.1. Thực trạng ngân sách nhà nước ở một số nước Đông Nam Á

Dữ liệu cho thấy đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến Brunei. Thâm hụt ngân sách của Brunei vào năm 2020 ở mức -17,1%, tăng mạnh so với năm trước đó là -5,6%. Thâm hụt chủ yếu là kết quả của sự sụt giảm rõ rệt giá nhiên liệu hóa thạch (một lĩnh vực xuất khẩu chủ chốt), kết hợp với sự tăng vọt trong chi tiêu của chính phủ để cố gắng ngăn chặn các tác động của

47

vi rút. Các biện pháp giảm thiểu bao gồm tài trợ một phần tiền lương và hoãn thanh toán các khoản vay để giúp duy trì hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bộ Tài chính Thái Lan dự báo Chính phủ Thái Lan sẽ phải vay thêm tiền để trang trải cho thâm hụt ngân sách do ảnh hưởng của dịch Covid -19. Nợ công của Thái Lan năm 2020 đạt 7.892 tỷ THB (IMF, 2021), chiếm 49,63% GDP tăng so với giai đoạn 2017 - 2019 (năm 2017 là 41,1% GDP; 2018 là 41,8% GDP và 2019 là 41,2% GDP).

Theo Bộ Tài chính Indonesia, Chính phủ phải gia tăng các khoản chi trợ cấp xã hội, đặc biệt cho đối tượng người nghèo và trợ giúp các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng. Thâm hụt NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC năm 2020 của Indonesia đã tăng lên mức kỷ lục 956.300 tỷ IDR (69,07 tỷ USD) trong bối cảnh dịch Covid-19 buộc Chính phủ phải tăng chi tiêu, trong khi nguồn thu từ thuế giảm khi các hộ gia đình và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính phủ đã phát hành các loại giấy nợ với tổng trị giá 1.170 nghìn tỷ rupiah trong năm 2020, tăng 163,8% so với năm trước đó, làm tăng nợ chính phủ từ 30% GDP của năm 2019 lên 38% GDP trong năm 2020.

Tại Indonesia, chính phủ sẽ tăng ngân khoản cho chương trình hồi phục kinh tế quốc gia lên gần 745 ngàn tỉ rupiah (khoảng 52,2 tỉ đô la) từ con số 699 ngàn tỉ rupiah trước đó. Cuối tháng 9/2021, ngân hàng trung ương Indonesia đồng ý mua lượng trái phiếu chính phủ trị giá 439 ngàn tỉ rupiah (30,8 tỉ đô la) cho đến hết năm 2022. Số tiền khổng lồ sẽ được dùng cho chi tiêu công thay vì để mua nợ trên thị trường mở. Việc chính phủ vay mượn từ ngân hàng trung ương hoàn toàn là cấm kỵ ở các nền kinh tế khác.

Trong khi đó, chính phủ Malaysia vào cuối tháng 8 cũng nâng triển vọng tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP từ 5,4% lên 6,5-7%. Malaysia đã công bố gói kích thích kinh tế trị giá 150 tỉ ringgit (35,7 tỉ đô la) vào tháng 6-2021 nhằm giảm nhẹ các tác động của lệnh phong tỏa đối với doanh nghiệp.

48

Tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP này tương đương với mức ghi nhận 6,7% vào năm 2009 – ngay sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra. Tỷ lệ nợ công cũng tiến sát dần mức trần 60% sau khi tăng 5 điểm phần trăm trong năm 2020.

Chính phủ liên bang hiện đang dự định đưa ra đạo luật mới nhằm nâng mức trần nợ công lên 65%. Dịch bệnh kéo dài đã buộc chính phủ phải nới lỏng kỷ luật tài khóa hơn nữa để có thêm ngân sách cho các gói kích thích kinh tế trong năm 2022.

Nếu so với các nơi khác trên thế giới, các nước Đông Nam Á có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ khá thấp. Vì thế, nhiều chính phủ rất ngần ngại trong việc nới lỏng các giới hạn đi lại của người dân và khôi phục sản xuất. Tình thế này khiến triển vọng hồi phục kinh tế bị lu mờ. Trong báo cáo công bố tháng 9/2021, ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cắt dự báo tăng trưởng của ASEAN từ 4,4% xuống còn 4% trong năm nay.

Ngân sách thâm hụt là tình hình chung của các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Tuy vậy, các nền kinh tế Đông Nam Á phụ thuộc quá lớn vào nợ nước ngoài. Hệ quả là nhà đầu tư có khuynh hướng bán tháo các loại tiền tệ trong khu vực nếu các chính phủ rục rịch chuẩn bị nới lỏng kỷ luật tài khóa.

3.4.2. Thực trạng ngân sách nhà nước ở Việt Nam

49

(Đơn vị: triệu đồng) Nguồn: Bộ Tài Chính

Thu Ngân sách Nhà nước tăng 3.23 lần trong giai đoạn từ 2008 đến 2018 trung bình 14.3%/năm, nhưng nếu loại bỏ yếu tố lạm phát ra thì tăng trưởng thu Ngân sách Nhà nước thực chỉ khoảng 6.4%/năm. Thu Ngân sách Nhà nước có xu hướng tăng chậm lại từ năm 2012, khi tốc độ thu Ngân sách Nhà nước trung bình chỉ tăng 10.2%/năm, thấp hơn mức 21.3% giai đoạn 2008 - 2011. Nguyên nhân thu Ngân sách Nhà nước tăng trưởng chậm hơn từ năm 2012 là do Chính phủ thực hiện điều chỉnh chính sách thuế theo hướng miễn, giảm, giãn, giảm thời hạn nộp thuế ở hầu hết các sắc thuế chính như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế sử dụng đất nông nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố lạm phát thì thu ngân sách thực giai đoạn 2008 đến 2011 trung bình tăng trưởng 6.95%/năm,trong khi tăng trưởng thu ngân sách thực giai đoạn 2013 đến 2018 là 7.67%/năm. Do đó, mặc dù thu ngân sách có vẻ cao hơn trong giai đoạn 2008-2011 nhưng lại đi kèm với yếu tố lạm phát cao và những bất ổn kinh tế vĩ mô dẫn đến thu Ngân sách Nhà nước thực (sau khi loại trừ yếu tố lạm phát) dành để cho chi tiêu công lại tăng trưởng thấp hơn so với những giai đoạn lạm phát thấp và nền kinh tế vĩ mô ổn định. Thu ngân sách trên GDP ở mức tương đối ổn định quanh mức 21% - 22% GDP trong giai đoạn 2010 - 2017 đã tăng lên mức 25.74% trong năm 2018.

Đại dịch Covid -19 diễn ra ảnh hưởng nặng nề đến các nước trên thế giới, trong đó cũng bao gồm Việt Nam. Việt Nam đã từ một nước được đánh giá cao trong việc phòng chống, xử lý đại dịch khi được Viện nghiên cứu Lowy của Australia xếp hạng 2 trong số các nước chống dịch tốt nhất thế giới vào đầu năm 2021 thì đến hiện tại, Việt Nam lại đang là nước đứng cuối bảng xếp hạng này và chịu nhiều tổn thất vì dịch bệnh như: tăng trưởng kinh tế giảm mạnh, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách trong khi chính phủ vẫn phải tăng chi tiêu ngân sách, đưa ra các gói cứu trợ, chính sách để ứng phó với dịch bệnh và kích thích kinh tế. Điều này dẫn đến thâm hụt ngân sách lớn, nợ công tăng cao,… Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, các doanh nghiệp, mô hình hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) phải đóng cửa

50

hoặc hoạt động cầm chừng, giảm doanh thu hoặc không có doanh thu, trong khi các khoản chi vẫn bắt buộc phải thực hiện, dẫn tới thua lỗ nặng. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thua lỗ nên nguồn thu ngân sách nhà nước bị suy giảm theo. Trong bối cảnh nguồn thu bị suy giảm, áp lực chi lên ngân sách nhà nước trong thời gian qua lại vô cùng lớn. Bên cạnh các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển như thường lệ, năm 2020 và năm 2021, ngân sách nhà nước đã phải gánh thêm nhiều khoản chi rất lớn. năm 2020, NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC đã chi hơn 18,1 nghìn tỷ đồng theo các nghị quyết của Chính phủ cho công tác PCD và hỗ trợ người dân vượt qua tác động của đại dịch Covid-19. Ngân sách Trung ương sử dụng nguồn dự phòng hơn 4,6 nghìn tỷ đồng chi khắc phục hậu quả lũ lụt, dịch tả lợn châu Phi và khoảng 12,4 nghìn tỷ đồng hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh. Các địa phương đã sử dụng khoảng 8,2 nghìn tỷ đồng dự phòng ngân sách địa phương và các nguồn lực tại chỗ chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, khôi phục sản xuất, hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ đời sống nhân dân. Tính từ năm 2020 đến hết tháng 6 năm 2021, ngân sách nhà nước đã chi 21,5 nghìn tỷ đồng, trong đó: 8,4 nghìn tỷ đồng cho công tác PCD Covid-19 (mua vaccine, vật tư, trang thiết bị y tế, hỗ trợ các đối tượng bị cách ly, phụ cấp cho lực lượng tham gia phòng chống dịch); 13,1 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid- 19.

Trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với dịch bệnh đồng thời tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020, 2021 theo chủ trương, chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ, Bộ Tài chính đã và đang chủ động nghiên cứu và ban hành theo thẩm quyền nhiều chính sách thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế...Tính đến hết ngày 31/12/2020, đã có khoảng 123,6 nghìn tỷ đồng tiền thuế, thuê đất, phí và lệ phí được gia hạn, hoặc miễn, giảm.

Chi Ngân sách Nhà nước được phân cấp thành chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương. Trong đó, chi thường xuyên luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi Ngân sách Nhà nước chiếm trung bình khoảng 61% trong tổng chi Ngân sách Nhà nước, chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 23%, chi trả nợ và viện trợ chiếm khoảng 7% giai đoạn 2008 -

51

2018. Tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi Ngân sách Nhà nước có xu hướng tăng lên và đạt đỉnh ở mức 70.7% trong năm 2017. Trong khi đó, chi cho đầu tư phát triển trong tổng chi Ngân sách Nhà nước lại có xu hướng giảm từ mức khoảng 26.3% năm 2008 xuống khoảng 21.27% năm 2017. Chi thường xuyên có xu hướng tăng trong khi chi cho đầu tư phát triển mới chính là nguồn lực cho phát triển kinh tế dài hạn lại có xu hướng thu hẹp lại. Tổng chi Ngân sách Nhà nước tăng 2.8 lần trong giai đoạn 2008 - 2018 với tốc độ trung bình 12%/năm. Nếu loại trừ lạm phát, tốc độ tăng trưởng trung bình thực của chi Ngân sách Nhà nước ở mức 4%/năm. Giai đoạn 2008 - 2012, trung bình tốc độ tăng chi Ngân sách Nhà nước hàng năm ở mức 20.8%/năm nhưng sau năm 2012, tốc độ tăng chi Ngân sách Nhà nước giảm bởi vì những chính sách thắt chặt chi tiêu (đặc biệt là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển) sau khi lạm phát cao ở mức 2 chữ số trong năm 2011 (18.58%). Việc chi tiêu Ngân sách Nhà nước thường tăng cao hơn so với dự toán và được đánh giá là hiệu quả thấp do vẫn còn tình trạng tham nhũng ở một số dự án. Chi cao hơn so với dự toán và bội chi Ngân sách Nhà nước còn xuất hiện cao hơn so với mức bội chi mà theo dự toán của Quốc hội đã đặt ra. Cụ thể là, các năm 2008, 2009 và giai đoạn từ 2012 đến 2015, bội chi cao hơn so với dự toán, có những năm bội chi cao hơn so với dự toán 31.5%. Sau đó, bội chi Ngân sách Nhà nước có xu hướng giảm dần nhờ có chủ trương tăng kỷ luật chi Ngân sách Nhà nước, giảm bội chi và nợ công. Theo đó, nợ công trên GDP cũng đã tăng từ mức 44.3% GDP năm 2008 lên mức 63.7% GDP năm 2016 và giảm dần xuống còn 61% trong năm 2018.

Chi ngân sách nhà nước 2020 ước tính đạt 1.781,4 nghìn tỷ đồng. Từ năm 2010 đến nay chi ngân sách luôn cao hơn thu ngân sách. Từ mức 109,6% năm 2010 lên 118,18% năm 2020. Riêng năm 2015 chi ngân sách nhà nước bằng 125% thu ngân sách. Chi tiêu ngân sách nước ta được phân bổ gồm: chi thường xuyên giao động khoảng 63%-68% tổng thu ngân sách; chi cho giáo dục tăng từ khoảng 12% năm 2010 lên 14% năm 2019 và chi cho phát triển khoa học công nghệ chiếm tỷ trọng thấp, chỉ khoảng 0,63% năm 2010 và tăng lên 0,74% năm 2019). Từ đây, có thể nhận thấy rằng, việc sử dụng ngân sách của Việt Nam chỉ là đang duy trì hoạt động bộ máy nhà nước nhiều hơn so với việc chi tiêu để phát triển đất nước khi đầu tư phát triển nhân lực và phát triển khoa học công nghệ vẫn chưa được trú

52

trọng, vì thế không thể tạo ra nhân tố tăng trưởng tiềm năng, phục vụ cho quá trình tăng trưởng lâu dài, bền vững.

Hình 17: Biểu đồ thống kê chi tiêu ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

(Đơn vị: Triệu đồng) Nguồn: Bộ tài chính)

Trong những năm qua, quy mô ngân sách nhà nước ngày càng lớn, ngân sách đã có điều kiện tốt hơn để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và những yêu cầu mới phù hợp với tình hình thực tế. Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định, song việc vận hành và quản lý ngân sách trong những năm qua vẫn đã và đang bộc lộ một số vấn đề như: hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực, kỷ luật tài khoá vẫn còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách. Chi thường xuyên và chi đầu tư vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong chi ngân sách cùng với việc tăng chi tiêu của Chính phủ theo chính sách tài khoá mở rộng, một mặt hỗ trợ tăng trưởng nhưng đã khiến thâm hụt ngân sách tăng cao, từ đó dẫn đến hệ luỵ gây bất ổn cho nền kinh tế về sau, đặc biệt là lạm phát.

53

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 4.1 Kết luận

Các quốc gia Đông Nam Á từ lâu được biết đến với tình trạng thâm hụt ngân sách lớn và kéo dài. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia này vẫn được đánh giá cao trong thời gian vừa qua. Chính vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục đích chỉ ra và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách ở các nước Đông Nam Á, cụ thể là tiết kiệm, tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP per Capita), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và lạm phát theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS. Dữ liệu của bài phân tích được thu thập từ 11 nước Đông Nam Á trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2019. Quá trình phân tích kết quả nghiên cứu được thực hiện từ việc thống kê mô tả dữ liệu, phân tích tương quan giữa các biến trong các mô hình. Sau đó, tiến hành thực hiện kiểm định đa cộng tuyến, hiện tượng phương sai sai số thay đổi, kiểm định bỏ sót biến và tương quan giữa các biến. Sau cùng, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy FGLS (FGLS regression) để khắc phục những khuyết tật của các mô hình nghiên cứu. Bài nghiên cứu chỉ ra có tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa thâm hụt ngân sách và biến số tiết kiệm. Các quốc gia Đông Nam Á có tổng tiết kiệm càng cao thì thâm hụt ngân sách càng lớn. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tác động cùng chiều của tổng thu nhập bình quân đầu người và lạm phát lên trạng thái thâm hụt ngân sách, trong khi chỉ số giá tiêu dùng lại có tác động ngược chiều đến thâm hụt ngân sách. Với kết quả trên, trạng thái thâm hụt ngân sách nhà nước của các quốc gia Đông Nam Á được tác động bởi nhiều các nhân tố kinh tế vĩ mô, việc đánh giá sự ảnh hưởng này không chỉ dựa vào các đánh giá định tính mà còn là lượng hóa được sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến thâm hụt ngân sách. Thông qua đó có những biện pháp điều chỉnh thích hợp.

4.2 Gợi ý chính sách

Bài học từ một số quốc gia cho thấy thâm hụt ngân sách cao kéo dài sẽ đe dọa sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng đến khả năng duy trì tốc độ phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Xử lý thâm hụt ngân sách như thế nào là một bài toán không đơn giản đối

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách nhà nước nghiên cứu thực nghiệm tại các nước đông nam á và hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 46)