Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách nhà nước nghiên cứu thực nghiệm tại các nước đông nam á và hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 53 - 71)

Bài học từ một số quốc gia cho thấy thâm hụt ngân sách cao kéo dài sẽ đe dọa sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng đến khả năng duy trì tốc độ phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Xử lý thâm hụt ngân sách như thế nào là một bài toán không đơn giản đối với các nhà hoạch định chính sách không chỉ ở mà còn khu vực Đông Nam Á mà còn ở nhiều nước trên thế giới hiện nay vì nếu cắt giảm ngân sách quá nhanh hay tăng thuế quá

54

mức khi mà khu vực tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn có thể đẩy nền kinh tế rơi vào vòng xoáy của những cuộc khủng hoảng tiếp theo. Việc xử lý thâm hụt ngân sách còn là một vấn đề nhạy cảm không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Sau đây là khái quát một số kiến nghị của nhóm tác giả nhằm giảm thâm hụt ngân sách, ổn định nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.

Thứ nhất, điều hành chính sách kinh tế chặt chẽ

Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa. Giảm mặt bằng lãi suất hợp lý, duy trì giá cả ổn định; ban hành các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế bền vững, tập trung tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu, phát triển thị trường, triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế. Cần tuân thủ chặt chẽ tính kỷ luật tài khoá, không để xảy ra tình trạng phá vỡ kế hoạch đã phê duyệt, qua đó mới xây dựng được một ngân sách bền vững. Đồng thời, phải bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh cải cách bộ máy nhà nước trở nên gọn nhẹ, tăng cường chống nạn tham nhũng, lãng phí, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.

Thứ hai, duy trì tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến bội chi ngân sách nhà nước. Việc duy trì tăng trưởng kinh tế là cần thiết để bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là nhờ vốn và lao động, mà không nhờ năng suất, đó là chưa kể một số vấn đề khác, chẳng hạn, ngày càng phụ thuộc vào FDI, nên nếu tình trạng này tiếp diễn, mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế như vậy là khó khả thi. Do đó, để đạt được mục tiêu này, chính phủ cần có các chính sách phù hợp để cải thiện năng suất lao động. Vấn đề đặt ra cho Chính phủ là cần phải lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp. Cụ thể, đối với Việt Nam, thực tế đã chứng minh mô hình tăng trưởng dựa vào thâm dụng vốn đầu tư của Việt Nam trong thời gian qua là không hiệu quả khi lạm phát tăng cao mà tăng trưởng vẫn ở mức thấp, do vậy cần phải lựa chọn một mô hình tăng trưởng đổi mới, dựa vào yếu tố khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao. Về mặt dài hạn,

55

định hướng chính sách cho mô hình tăng trưởng nên xác định tỷ lệ tăng trưởng hợp lý, và không nên trông chờ vào chính sách mở rộng tiền tệ, thay vào đó nên tận dụng triệt để nguồn vốn từ trong nền kinh tế thông qua kênh trung gian là ngân hàng trở thành nguồn vốn đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng chính sách lãi suất hấp dẫn hơn, tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm của cá nhân.

Thứ ba, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước

Thuế là nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước, tuy nhiên việc tăng thuế ở nước ta hiện nay đang rất khó khăn. Thuế tăng làm giảm tiết kiệm từ dân cư, hạn chế đầu tư tư nhân, kìm hãm sự tăng trưởng của GDP, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế đất nước. Nếu tăng thuế để gia tăng nguồn thu sẽ không khuyến khích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (nếu tăng thuế thu nhập doanh nghiệp) và không khuyến khích tiêu dùng của cá nhân hộ gia đình (nếu tăng thuế thu nhập cá nhân), làm giảm tổng cầu và tăng trưởng kinh tế. Tác động của thuế đến nền kinh tế là mạnh, Hơn nữa theo các cam kết Hiệp định thương mại, Việt Nam thậm chí còn phải giảm dần thuế phí theo lộ trình. Tuy nhiên Việt Nam vẫn có thể tăng thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Tại các nước phát triển, thuế thu nhập cá nhân chiếm tỷ trọng thu lớn nhất trong cơ cấu tổng thu Chính phủ từ thuế và lệ phí nhưng ở Việt Nam thì chỉ mới gần 20 năm nay mới có loại thuế này.

Nguồn lực tài chính của nền kinh tế là giới hạn, do vậy mức động viên ngân sách từ thuế cũng phải có giới hạn. Bên cạnh việc tăng thuế, Chính phủ cũng cần tăng cường thanh tra kiểm tra thuế, chống thất thu thuế nhằm giảm thiểu tình trạng giảm thu ngân sách nhà nước. Từ đó, góp phần giảm áp lực thâm hụt ngân sách.

Thứ tư, thắt chặt chi tiêu công

Cắt giảm triệt để chi tiêu công, thu chi rõ ràng, minh bạch, khoa học bám sát với thực tiễn trên cơ sở hiệu quả và tiết kiệm để giảm thâm hụt ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc cắt giảm chi tiêu công phải cân nhắc kỹ càng và có quy trình. Bên cạnh đó, thiết nghĩ các quốc gia Đông Nam Á, cũng như Việt Nam nên tiết kiệm tránh lãng phí trong việc mua sắm và đầu tư công. Cần phải có cơ chế quản lý đầu tư công sao cho những dự án kém hiệu quả bị

56

loại bỏ ngay từ đầu, những dự án được triển khai thì phải đảm bảo đúng tiến độ, không thất thoát, lãng phí. Chính phủ cần thiết phải lập một hội đồng thẩm định dự án đầu tư độc lập, khách quan để khắc phục những lỗ hổng trong quá trình xét duyệt dự án. Mặt khác, hiện nay, tình trạng số lượng công chức làm việc khu vực công tại các quốc gia này là quá lớn. Vì vậy, việc tinh giản biên chế sẽ góp phần củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ và giúp giảm được khoản chi thường xuyên. Hơn nữa, khu vực công cũng nên xem xét đến việc san sẻ một số các dự án cho khu vực tư, vừa giúp giảm áp lực thâm hụt vừa giúp cải thiện hiệu quả đầu tư cho quốc gia.

Thứ năm, kiểm soát lạm phát

Việt Nam là một trong số các nước Đông Nam Á có tỷ lệ lạm phát ở mức cao do có nhiều năm theo đuổi chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá đã gây nên tình trạng lạm phát kéo dài trong nhiều năm sẽ tạo nên áp lực lớn về bùng nổ lạm phát trong tương lai. Chính vì vậy, Chính phủ cần xem chống lạm phát là ưu tiên hàng đầu với việc ban hành một loạt các biện pháp nhằm kiềm lại đà tăng giá, đang khiến đời sống người dân ngày càng khó khăn. Bên cạnh đó, nên xem xét đưa ra mức lạm phát mục tiêu trong ngắn hạn hàng năm. Việc thực hiện mức mục tiêu trong ngắn hạn sẽ tạo tiền đề để thành công chính sách lạm phát mục tiêu trong trung hạn và đưa ra ngưỡng lạm phát tối ưu cho kinh tế Việt Nam. Trong trường hợp tỷ lệ lạm phát của Việt Nam ở dưới ngưỡng này, Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp để tăng lạm phát đạt xấp xỉ ngưỡng lạm phát mà không sợ ảnh hưởng xấu đến ngân sách cũng như nền kinh tế. Còn nếu tỷ lệ lạm phát vượt ngưỡng này thì sẽ tác động tiêu cực (ảnh hưởng ngược chiều) đến tăng trưởng, Chính phủ phải tìm cách giảm lạm phát để hỗ trợ tăng trưởng.

Thứ sáu, nâng cao hiệu quả quản lý nợ công

Cần quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia. Kiên định mục tiêu giảm dần bội chi NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. Đẩy mạnh phát triển đa dạng thị trường trái phiếu theo hướng tăng cường các công cụ nợ có kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên. Đánh giá đầy đủ và chính xác mức dư nợ công, dư nợ Chính phủ và dư nợ quốc gia…

57

Thứ bảy, tăng cường vai trò quản lý nhà nước

Nâng cao năng lực phân tích, dự báo, bảo đảm tính ổn định, vững chắc của ngân sách nhà nước, tạo sự chủ động cho các ngành, các cấp trong quá trình triển khai thực hiện; kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh phù hợp với tình hình trong và ngoài nước. Đổi mới toàn diện cơ chế quản lý ngân sách, khắc phục phương pháp quản lý ngân sách nhà nước theo cơ chế cũ, triển khai thực hiện theo các quy định tiến bộ của Luật NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC năm 2015. Động viên, phân bổ, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch; ưu tiên đầu tư hợp lý cho phát triển con người, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hóa quản lý tài chính công; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán.

Siết chặt kỷ luật tài khóa, ngân sách, nợ công; thực hiện thu chi trong phạm vi dự toán, vay nợ, giải ngân trong phạm vi kế hoạch và hạn mức được cấp thẩm quyền quyết định; chỉ ban hành cơ chế, chính sách chi khi có nguồn tài chính đảm bảo; hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán, chuyển nguồn, điều chỉnh tổng mức đầu tư các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn vay; xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản và không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản mới. Tăng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng quyết toán, thực hiện nghiêm các chế tài xử lý vi phạm trong công tác quyết toán các dự án hoàn thành. Không sử dụng ngân sách nhà nước để cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ xấu hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng thương mại hoặc đóng góp cổ phần tại các tổ chức tài chính quốc tế. Các khoản vay mới chỉ thực hiện sau khi đã đánh giá đầy đủ tác động lên quy mô nợ công và khả năng trả nợ trong trung hạn.

Tiếp tục cải cách công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo hướng thống nhất quy trình, tập trung đầu mối kiểm soát và thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước (bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư) gắn với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị liên quan (cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, đơn vị sử dụng ngân sách

58

nhà nước); đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát chi, quản lý thu.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thực hiện công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình về ngân sách nhà nước và nợ công. Từng bước triển khai lập dự toán chi ngân sách theo mục tiêu, nhiệm vụ, các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá dịch vụ, cam kết chi.

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO Trích dẫn

1. Keith Sill. (2005). Senior economist in the Research Department of the Philadelphia Fed: Do Budget deficits cause inflation? Business Review.

2. Nguyễn Văn Ngọc. (2006). Từ điển Kinh tế học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 3. Quốc hội. (2015). Luật Ngân sách Nhà nước. Truy cập ngày 5/12/2021, từ http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanbanclass_id=1&_page =1&mode=detail&document_id=180627

Tham khảo

Trong nước:

3. Cẩm Tú. (2019). Cơ cấu ngân sách nhà nước vẫn chưa ổn định và thiếu bền vững. Truy cập ngày 12/12/2021, từ https://vov.vn/kinh-te/co-cau-ngan-sach-nha-nuoc-van-chua-on- dinh-va-thieu-ben-vung-917771.vov

4. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính. (2021). Xu hướng nợ công các nước trong bối cảnh dịch Covid-19 và bài học cho Việt Nam. Truy cập ngày 11/12/2021, từ https://vst.mof.gov.vn/webcenter/portal/tttc/r/o/nctd/nctd_chitiet;jsessionid=Mqi5vukO76 RMe7dLfCpBn0IProXKuzpXNnjYHCxTJzv0gWP0u2o!2092174109!1713192963dDoc Name=MOFUCM206742&_adf.ctrlstate=fwti7kwi9_4&_afrLoop=14205725180751005# %40%3F_afrLoop%3D14205725180751005%26dDocName%3DMOFUCM206742%26 _adf.ctrlstate%3Dmmumh3c0z_4

5. Đào Thanh Bình & Bùi Huyền Tâm. (2016). Budget deficit and economic growth prediction in the case of Vietnam. Truy cập ngày 12/12/2021, từ https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2816710

6. Minh Anh. (2018). Thực trạng chi ngân sách Việt Nam: nhiều hệ luỵ và thách thức. Truy cập ngày 14/12/2021, từ http://m.baokiemtoannhanuoc.vn/van-de-hom-nay/thuc-trang-chi- ngan-sach-viet-nam-nhieu-he-luy-va-thach-thuc-138186

7. PGS. TS. Sử Đình Thành & TS. Bùi Thị Mai Hoài (2009). Lý thuyết Tài chính công. NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

60

8. Ricky Hồ. (2021). Ngân sách thâm thủng, ASEAN đương đầu với nguy cơ bán tháo tiền tệ. Truy cập ngày 13/12/2021, từ https://thesaigontimes.vn/ngan-sach-tham-thung-asean- duong-dau-voi-nguy-co-ban-thao-tien-te/

9. ThS. Hồ Ngọc Tú. (2020). Thực trạng ngân sách nhà nước và một số khuyến nghị. Truy cập ngày 13/12/2021, từ http://tapchinganhang.gov.vn/thuc-trang-ngan-sach-nha-nuoc-va- mot-so-khuyen-nghi.htm

10. World Bank. (2017). Đánh giá chi tiêu công Việt Nam: Chính sách Tài khoá hướng tới Bền vững, Hiệu quả Công bằng. Truy cập ngày 10/12/2021, từ https://documents1.worldbank.org/curated/en/302031508766193467/pdf/120605VIETNA MESE-v1-44P-PUBLIC-VietnamPublicExpenditureReviewSummaryReportVN.pdf

Nước ngoài:

11. Asian Development Bank. (2021). ADB Data show the impact of Covid-19 on Government Finance in Developing Asia. Truy cập ngày 12/12/2021, từ https://www.adb.org/news/features/adb-data-show-impact-covid-19-government-finance- developing-asia

12. Asmaa Ezzat (2019). Budget deficit volatility, institutional quality and macroeconomic performance. Truy cập ngày 28/11/2021, từ https://emuni.si/wp- content/uploads/2020/01/IJEMS-2-2019_21-40.pdf

13. Ayesha Mushtaq (2013). Macroeconomic Factors Affecting Budget Deficit in Pakistan: A Time Series Analysis. Truy cập ngày 28/11/2021, từ https://ideas.repec.org/a/eok/journl/v5y2013i4p17-33.html

14. Akamobi Obiageli Gloria (2021). Macroeconomic effects of budget deficit in Nigeria.

Truy cập ngày 28/11/2021, từ https://oapub.org/soc/index.php/EJEFR/article/view/1022 15. Desalegn Emana (2021). Relationship between Budget Deficit and Economic Growth: Evidence from Ethiopia. Truy cập ngày 29/11/2021, từ https://nokspublishing.com/index.php/AJMSS/article/view/12

16. E. Rudzionyte & F. Jaseviciene (2015). Analysis of budget deficit and its problems in Lithuania. Truy cập ngày 29/11/2021, từ

61

https://www.researchgate.net/publication/305196932_ANALYSIS_OF_BUDGET_DEFI CIT_AND_ITS_PROBLEMS_IN_LITHUANIA

17. Halkawt Ismail M-Amin (2015). The impact of macroeconomic variables on the budget deficit in Malaysia. Truy cập ngày 28/11/2021, từ http://docs.neu.edu.tr/library/6347455477.pdf

18. Hanana Khan & Maran Marimuthu & Romana Bangash (2021). Is the Fiscal Deficit of ASEAN Alarming? Evidence from Fiscal Deficit Consequences and Contribution towards Sustainable Economic Growth. Truy cập ngày 29/11/2021, từ https://www.mdpi.com/2071-1050/13/18/10045

19. Vuyyuri, S. & Sehaiah, S. V. (2004). Budget deficits and other macroeconomic variables in India. Truy cập ngày 12/12/2021, từ https://www.usc.es/economet/journals1/aeid/aeid413.pdf

62

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Bảng số liệu các biến ước lượng trong mô hình

Quốc gia Năm DEF Ln_SAV GDPpercapita CPI INF

Brunei 2006 19,88 4,07 30979,96 95,68 10,05 Brunei 2007 3,15 3,99 32663,39 96,61 1,12 Brunei 2008 36,19 4,14 37934,68 98,62 12,69 Brunei 2009 3,60 3,89 27956,01 99,64 -22,09 Brunei 2010 7,61 4,10 35270,64 100,00 16,69 Brunei 2011 25,63 4,16 47055,96 100,14 20,18 Brunei 2012 15,79 4,14 47739,56 100,25 1,22 Brunei 2013 13,03 4,10 44740,86 100,64 -2,82 Brunei 2014 3,58 4,09 41725,87 100,43 -1,85 Brunei 2015 -14,52 4,05 31164,04 99,94 -17,61 Brunei 2016 -21,68 4,03 27158,41 99,66 -9,17 Brunei 2017 -10,40 4,01 28571,61 98,41 4,95 Brunei 2018 -3,59 3,97 31628,48 99,42 9,22 Brunei 2019 -9,65 3,98 31085,96 99,03 -3,34

63 Campuchia 2006 -0,17 2,99 539,75 71,92 4,63 Campuchia 2007 0,73 2,96 631,53 77,44 6,52 Campuchia 2008 0,50 2,82 745,61 96,80 12,25 Campuchia 2009 -4,78 2,93 738,05 96,16 2,50 Campuchia 2010 -3,80 2,86 785,50 100,00 3,12 Campuchia 2011 -4,70 2,79 882,28 105,48 3,36 Campuchia 2012 -4,53 2,94 950,88 108,57 1,44

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách nhà nước nghiên cứu thực nghiệm tại các nước đông nam á và hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 53 - 71)