Xử lý dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách nhà nước nghiên cứu thực nghiệm tại các nước đông nam á và hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 32 - 33)

Thực hiện xử lý dữ liệu từ các số liệu thu thập được, ta được bảng thống kê mô tả các biến theo bảng sau:

Hình 7: Bảng thống kê các biến

Qua bảng trên, ta rút ra nhận xét khái quát về các biến như sau:

• Thâm hụt ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2006 - 2019 đạt giá trị trung bình khoảng -2,79%. Trong đó, có thời điểm ghi nhận mức thâm hụt thấp nhất là - 55,41% vào năm 2016 tại Đông Timor. Con số cao nhất được ghi nhận là 41,03% vào năm 2006, cũng tại Đông Timor.

33

• Logarit tự nhiên của tổng tỉ lệ tiết kiệm quốc nội đạt mức trung bình là 3,52, tương đương với 33,82%. Trong đó, có thời điểm con số này đạt mức cao nhất vào 5,92, tương đương với 373% tại Đông Timor trong năm 2008 và đạt giá trị thấp nhất là 1,75, tương ứng với 5,73%, tại Lào trong năm 2013.

• GDP bình quân đầu người đạt mức trung bình 10.442 USD/người trong giai đoạn này. Tại Singapore vào năm 2018 đã ghi nhận con số cao nhất, lên tới 66.679 USD/người và thấp nhất tại Myanmar vào năm 2016, khi quốc gia này chỉ ghi nhận GDP bình quân đầu người là 296 USD/người.

• Trong khoảng thời gian 14 năm, từ 2006 – 2019, chỉ số giá tiêu dùng đạt mức trung bình vào 110,48. Thời điểm chỉ số giá tiêu dùng đạt mức cao nhất vào năm là vào năm 2019 tại Myanmar, với con số ghi nhận được là 168,18. Cũng tại quốc gia này vào năm 2006, chỉ số giá tiêu dùng đạt giá trị thấp nhất, chỉ vào khoảng 53,44.

• Trong giai đoạn này, tỷ lệ lạm phát của các quốc gia ĐNÁ đạt giá trị trung bình vào khoảng 4,52%. Con số về lạm phát nhỏ nhất được ghi nhận ở mức âm, - 22,09% vào năm 2009 tại Brunei, hay còn gọi là giảm phát. Nguyên nhân quan trọng của hiện tượng này là tình trạng mất cân đối cung cầu hàng hóa và dịch vụ, việc quản lý lưu thông tiền tệ và tỷ giá hối đoái còn nhiều vấn đề,... Có thời điểm, lạm phát ở mức hai con số, chạm đỉnh với giá trị là 23,64%, vào năm 2007 tại Myanmar, khủng hoảng diễn ra toàn cầu. Sau đó, nhờ những nỗ lực kịp thời mà Chính phủ Myanmarđã bình ổn được lạm phát.

Sau đó ta tiến hành hồi quy theo mô hình:

𝐷𝐸𝐹 = 𝛽0+ 𝛽1𝐿𝑛_𝑆𝐴𝑉 + 𝛽2𝐺𝐷𝑃𝑝𝑒𝑟𝑐𝑎𝑝𝑖𝑡𝑎 + 𝛽3𝐶𝑃𝐼 + 𝛽4𝐼𝑁𝐹 + 𝜀

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách nhà nước nghiên cứu thực nghiệm tại các nước đông nam á và hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 32 - 33)