Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách nhà nước nghiên cứu thực nghiệm tại các nước đông nam á và hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 45 - 46)

Qua kết quả nghiên cứu, nhóm nhận thấy biến có tác động rõ ràng lên thâm hụt ngân sách nhà nước của các nước Đông Nam Á trong giai đoạn 2006 – 2019 là biến tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát cao dẫn đến người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn, từ đó thu nhập của nhà nước giảm khiến nhà nước phải chi ra những gói kích cầu, gây thâm hụt ngân sách nặng nề hơn. Tỷ lệ lạm phát cao còn làm giảm tích lũy khu vực tư nhân, từ đó tác động đến đầu tư của khu vực tư nhân khiến nhà nước phải thực hiện chính sách chi đầu tư. Các nước ASEAN hầu hết đều là các nước đang phát triển, có tỷ lệ lạm phát trên GDP cao, ví dụ như Đông Timor năm 2019 có tỷ lệ lạm phát trên GDP là 8,96%/GDP hay Myanmar có tỷ lệ lạm phát trên GDP vào năm 2019 là 6,59%/GDP. Ngoài ra các tỷ lệ lạm phát của các nước ASEAN còn liên tục biến động mạnh mẽ và không lường trước được (như đã chỉ ra ở hình 7: Tỷ lệ lạm phát của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2006 – 2019 (%) ở chương 2),

điển hình như Brunei có tỷ lệ lạm phát từng tăng lên tới 20,18 %/GDP và giảm phát xuống 2,82% chỉ trong vòng 2 năm từ 2011 đến 2013. Việc tỷ lệ lạm phát biễn động liên tục và không lường trước được đã khiến người dân và doanh nghiệp các nước trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều đối với việc tiêu dùng, chi tiêu và đầu tư, từ đó buộc ngân sách nhà nước phải sử dụng các gói kích cầu và chính sách phù hợp để giữ cho nền kinh tế phát triển ổn định, hậu quả là thâm hụt ngân sách trở nên nặng nề hơn.

Đối lập với tỷ lệ lạm phát thì biến GDP bình quân đầu người có tác động không rõ ràng đến thâm hụt ngân sách nhà nước của các nước Đông Nam Á trong giai đoạn 2006 – 2019. Ta có thể thấy rõ trong hình 5 ở chương 2 (GDP bình quân đầu người của 11 quốc gia ĐNÁ giai đoạn 2006 - 2019 (USD/người)) hay bảng số liệu, GDP bình quân đầu người của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á được nghiên cứu trong giai đoạn 2006 – 2019 tăng trưởng

46

khá ổn định và không có sự thay đổi rõ ràng lắm, vì vậy ngân sách nhà nước có thể áp dụng các chính sách cốt lõi và không cần phải thay đổi liên tục để ứng biến với nền kinh tế, từ đó dẫn đến việc yếu tố GDP bình quân đầu người không gây ra ảnh hưởng rõ ràng đến thâm hụt ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách nhà nước nghiên cứu thực nghiệm tại các nước đông nam á và hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 45 - 46)