Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại sở tà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 36 - 38)

trường

1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước về tài nguyên nướctại sở tài nguyên và môi trường tại sở tài nguyên và môi trường

Khái niệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại sở tài nguyên và môi trường

Khái niệm “Quản lý” dựa trên cơ sở tiếp cận khác nhau sẽ được định nghĩa khác nhau, tại luận văn này tác giả tiếp cận theo giáo trình Quản lý học, Khoa khoa học quản lý, Trường Đại học Kinh tế quốc dân xuất bản năm 2016 thì “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực, hoạt động của hệ thống xã hội nhắm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động” (Giáo trình Quản lý học, 2016, trang 37).

Quản lý nhà nước là Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước (Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, tập 1, trang 407)

Từ khái niệm quản lý nhà nước có thể hiểu khái quát “quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại sở tài nguyên và môi trường là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước lên đối tượng bị quản lý trong việc tổ chức, kế hoạch, chính sách pháp luật, điều hành các nguồn nước thông qua quản lý các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp... có liên quan trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường nhằm phục vụ cho nhu cầu khai thác, sử dụng nguồn nước và môi trường nhằm phục vụ cho nhu cầu khai thác, sử dụng nguồn nước của người dân góp phần vào việc xây dựng và phát triển đất nước trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường một cách có hiệu quả và công bằng”.

Quản lý nhà nước về tài nguyên nước là một bộ phận quan trọng của quản lý nhà nước đối với tài nguyên cũng như quản lý nhà nước đối với chính sách kinh tế - xã hội nói chung. Xã hội luôn có những vấn đề chung liên quan đến đời sống con người, vượt qua phạm vi của mỗi cá nhân, mỗi nhóm người vì vậy cần có sự quản lý nhà nước đối với những lĩnh vực mà tổ chức tư nhân trong hoạt động của mình cần có sự quản lý, điều tiết của nhà nước, thông qua quản lý nhà nước để đáp ứng các nhu cầu trong đời sống xã hội của mỗi mọi người. Một trong những vấn đề đó là tài nguyên nước và môi trường, đặc biệt là lĩnh vực tài nguyên nước, một lĩnh vực được nhà nước quan tâm hàng đầu trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.

Mục tiêu quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại sở tài nguyên và môi trường

Mục tiêu quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại sở tài nguyên và môi trường bao gồm mục đích và mục tiêu trong đó bao gồm các chỉ tiêu cụ thể:

- Mục đích quản lý nhà nước về tài nguyên nước: Bảo vệ và phát triển tài nguyên nước;

Phát triển bền vững tài nguyên nước

- Mục tiêu quản lý nhà nước về tài nguyên nước Bảo vệ và phát triển tài nguyên nước;

Kiểm soát được tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm chất lượng tài nguyên nước.

Thực thi tốt các quy định của pháp luật trong quản lý khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước tỉnh Yên Bái.

- Những mục tiêu kể trên được cụ thể hóa thông qua các chỉ tiêu cụ thể: - Khu vực đô thị: Tỷ lệ rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt được thu gom, phân loại và xử lý; tỷ lệ các thị xã, thành phố và các thị trấn có bãi chông lấp rác thải đúng quy định và nhà máy xử lý rác thải; tỷ lệ các bệnh viện và trung tâm y tế có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo quy chuẩn môi trường cho phép.

- Khu vực nông thôn: Tỷ lệ hộ dân cư có nhà tiêu hợp vệ sinh; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; tỷ lệ các xã có bãi chứa rác thải tập trung hoặc có hình thức quản lý rác

thải sinh hoạt phù hợp theo quy định của các Bộ, ngành Trung ương và các quy định của pháp luật.

- Khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ có hệ thống xử lý nước thải, chất thải đạt quy chuẩn môi trường.

- Khu vực đầu nguồn: Tỷ lệ các mỏ, cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản, các địa điểm du lịch, dịch vụ phải có khu xử lý chất thải, nước thải và các công trình phòng hộ theo quy định. Các hoạt động đầu tư xây dựng phải đảm bảo các quy định bảo vệ môi trường nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 36 - 38)