nước tại sở tài nguyên và môi trường
1.2.4.1 Nhân tố thuộc sở tài nguyên và môi trường
Quan điểm và cam kết của lãnh đạo sở tài nguyên và môi trường
Để đạt được các mục tiêu quản lý nhà nước về tài nguyên nước quan điểm lãnh đạo của sở tài nguyên và môi trường thể hiện cụ thể:
- Cần phải tuân thủ các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Các quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển này phải gắn với khả năng cung cấp nước, bảo vệ tài nguyên nước đồng thời phải đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, không vượt quá ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cư.
- Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng nước; nước trên đất liền và nước vùng cửa sông, nội thủy, lãnh hải; giữa nước mặt và nước dưới đất; giữa thượng lưu và hạ lưu, kết hợp với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác;
- Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả; đảm bảo sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, công bằng, hợp lý, hài hòa lợi ích, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các tổ chức, cá nhân;
- Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý trong bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra đối với các nguồn nước liên quốc gia.
Bộ máy quản lý tài nguyên nước tại sở tài nguyên và môi trường
- Cơ cấu tổ chức của sở tài nguyên và môi trường trong quản lý tài nguyên nước bao gồm: Giám đốc, Phó giám đốc, trưởng phòng tài nguyên nước và các công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Tổ chức bộ máy hoạt động khoa học, phân công nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo, phối kết hợp đồng bộ giữa các ban ngành đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay, vì cán bộ, công chức vừa là người trực tiếp thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, giải thích cho nhân dân hiểu rõ và thi hành, vừa là người phản ánh nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến với Đảng và Nhà nước để có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho đúng và phù hợp với thực tiễn
- Năng lực của bộ máy tổ chức: Năng lực đội ngũ công chức là yếu tố quyết định đến quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Vì vậy đòi hỏi công chức phải có có năng lực, trình độ chuyên môn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
- Quản lý nhân sự đối với quản lý nhà nước về tài nguyên nước bao gồm các nhiệm vụ: sử dụng, đào tạo bồi dưỡng; đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức.
Cơ sở vật chất, công nghệ thông tin của sở tài nguyên và môi trường trong quản lý tài nguyên nước
Cơ sở vật chất và công nghệ thông tin là điều kiện cần thiết trong quá trình quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Các điều kiện về cơ sở vật chất, công nghệ thông tin ảnh hưởng đến vai trò của sở tài nguyên và môi trường trong quản lý tài nguyên nước là:
- Cơ sở vật chất bao gồm hệ thống các phòng làm việc, trang thiết bị tại sở tài nguyên và môi trường phục vụ cho cán bộ, công chức thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Cơ sở vật chất đảm bảo góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác tham mưu, công tác triển khai, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động du lịch trên địa bàn thị trấn.
- Công nghệ thông tin là việc áp dụng các phương pháp khoa học, các phương tiện, công cụ kĩ thuật hiện đại, chủ yếu là kĩ thuật máy tính, viễn thông nhằm tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú, tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Công nghệ thông tin hiện đại giúp quá trình quản lý tài nguyên nước được thuận tiện, quản lý và sử dụng nguồn nước chưa khai thác được dễ dàng.
Tài chính của sở tài nguyên và môi trường trong quản lý tài nguyên nước
Để thực hiện tốt quản lý nhà nước về tài nguyên nước cần phải có nguồn lực tài chính để trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý. Hàng năm, sở tài nguyên và môi trường được bố trí nguồn kinh phí cho hoạt động quản lý tài nguyên nước như: kinh phí trả lương cho đội ngũ công chức làm công tác quản lý tài nguyên nước, kinh phí chi thường xuyên, nguồn kinh phí sự nghiệp trong quản lý tài nguyên nước, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc.
1.2.4.2 Các yếu tố bên ngoài sở tài nguyên và môi trường
Các yếu tố bên sở tài nguyên và môi trường ảnh hường và tác động quan trọng đối với sở tài nguyên và môi trường trong quá trình thực hiện quản lý tài nguyên nước. Các yếu tố bên ngoài sở tài nguyên và môi trường đó là:
Môi trường chính trị, pháp lý
Môi trường chính trị, pháp lý được thể hiện thông qua bộ máy từ trung ương đến địa phương:
+ Vai trò của cấp trung ương: Để đạt được các mục tiêu về quản lý tài nguyên nước, trung ương đã ban hành các văn bản luật, các văn bản quy phạm pháp luật một cách đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ và có tính khả thi cao.
+ Vai trò của cấp tỉnh: HĐND và UBND quản lý mọi lĩnh vực tại tỉnh, thực hiện theo Nghị quyết, theo kế hoạch 5 năm, hàng năm. Sở tài nguyên và môi trường có nhiệm vụ tham mưu cho UBND để UBND ra các văn bản quy phạm, các quyết định về quản lý tài nguyên nước để sở tài nguyên và môi trường có cơ sở pháp lý thực hiện nhiệm vụ của mình.
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tham mưu giúp ủy ban xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch quản lý tài nguyên nước đồng thời chỉ đạo kiểm tra, giám sát hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho ủy ban nhân dân cấp xã trong hoạt động quản lý tài nguyên nước. Ngoài ra huyện ủy, các ban đảng là cơ quan ban hành chủ trương, đường lối trong quản lý tài nguyên nước, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị, đoàn thể xã hội nghề nghiệp tại địa phương, theo chức năng nhiệm vụ của mình tuyên truyền vận động người dân tham gia tích cực trong các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước, đồng thời tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước.
+ Vai trò của cấp xã: HĐND và UBND cấp xã trực tiếp thông qua, phê chuẩn, quyết định kế hoạch quản lý tài nguyên nước giai đoạn 5 năm. Mặt trận và các đoàn thể cấp xã theo chức năng nhiệm vụ của mình phối hợp với ủy ban nhân dân tuyên truyền vận động nhân dân, vận động hội viên triển khai kế hoạch. Bên cạnh đó Trung ương, tỉnh ban hành cơ chế chính sách là cơ sở pháp lý quan trọng để ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện vai trò của mình trong quản lý tài nguyên nước. Các văn bản quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò của ủy ban nhân dân thị trấn trong quản lý tài nguyên nước do trung ương, tỉnh ban hành đó là: các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và hệ thống văn bản của Nhà nước như: Luật tài nguyên nước, các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư, Nghị quyết hội đồng nhân tỉnh, các Quyết định của UBND tỉnh.
Môi trường kinh tế
Kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về khai thác và sử dụng tài nguyên nước ngày càng nhiều. Phát triển bền vững nguồn nước khi xét đến kinh tế sử dụng nước làm thay đổi căn bản ý thức khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước hiện có, ý thức bảo vệ, ý thức trách nhiệm, sử dụng nước tiết kiệm không bị suy thoái và có thể sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý cũng cần xem xét tới một số đối tượng sử dụng nước mà các đối tượng này được xã hội quan tâm, hơn nữa phải xét tới hiệu quả kinh tế - xã hội tổng thể.
Môi trường văn hóa – xã hội
Văn hóa khác nhau thì nhận thức về tài nguyên nước cũng có những điểm khác nhau. Vì vậy môi trường văn hóa – xã hội là nhân tố tác động đến vai trò quản lý tài nguyên nước.
Môi trường công nghệ
Là nền tảng để quản lý tài nguyên nước. Môi trường công nghệ càng phát triển thì quản lý tài nguyên nước càng được dễ dàng hơn.
Tự nhiên
Góp phần quan trọng hình thành nguồn tài nguyên nước. Ngày nay do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, các biến đổi của khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến chế độ thủy văn của sông ngòi, ao hồ, ảnh hưởng không nhỏ đến lượng và chất của tài nguyên nước.
Sự tác động của tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội của con người, làm cho tài nguyên nước có xu thế biến đổi.
Quốc tế
Mức độ gia tăng nhanh chóng về nhu cầu sử dụng nước sẽ gây ra căng thẳng về nguồn tài nguyên. Sự cạnh tranh về nhu cầu sử dụng nước ở nhiều ngành khác nhau ngày càng tăng, trong bối cảnh chất lượng nước ngày một kém đi.
Nước không chỉ là tài nguyên của một quốc gia mà là tài nguyên xuyên biên giới của các nền kinh tế. Do đó, cần khẩn trương xây dựng, thực hiện chiến lược quản lý tổng hợp, tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế trong quản lý tài nguyên nước.
Tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng tài nguyên nước
Nhận thức của tổ chức và cá nhân trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên nước là yếu tố quan trọng. Nhận thức của tổ chức, cá nhân khi khai thác và sử dụng tài nguyên nước tốt thì sẽ bảo vệ được nguồn tài nguyên nước, không gây thất thoát, lãng phí, làm ảnh hưởng đến môi trường nước.