nguyên và môi trường
Nguyên tắc hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại sở tài nguyên và môi trường bao gồm:
- Tuân thủ chiến lược quy hoạch, pháp luật: Tuân thủ các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng phải gắn với khả năng nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước; bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, không vượt quá ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cư.
- Tổng hợp, toàn diện, thống nhất: Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng nước; nước trên đất liền và nước vùng cửa sông, nội thủy, lãnh hải; giữa nước mặt và nước dưới đất; giữa thượng lưu và hạ lưu, kết hợp với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác;
- Tiết kiệm, hiệu quả: Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tiết kiệm, an toàn và hiệu quả; bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, công bằng, hợp lý, hài hòa lợi ích, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các tổ chức, cá nhân;
- Đảm bảo và phát triển bền vững: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông nghiệp, du lịch; quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới,... đều tác động đến tài nguyên nước và gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên nước, điều kiện tự nhiên. Bền vững về tài nguyên nước là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó,
chất lượng tài nguyên nước vẫn được bảo đảm.
- Xã hội hóa và cân bằng lợi ích: Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý trong bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra đối với các nguồn nước liên quốc gia.