nguyên và môi trường
Theo thẩm quyền của chính quyền tỉnh thì sở tài nguyên và môi trường thực hiện những hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên nước như sau:
1.2.3.1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách pháp luật về tài nguyên nước;
- Vai trò đóng góp ý kiến và tham mưu cho cơ quan trung ương: Đóng góp ý kiến và tham mưu các văn bản luật, các kế hoạch (kế hoạch thăm dò, kế hoạch khai thác, kế hoạch 5 năm, kế hoạch 1 năm, kế hoạch ngân sách), chiến lược (Chiến lược tài nguyên nước được xây dựng cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội) và quy hoạch tài nguyên nước (Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, Quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh).
- Vai trò tham mưu cho chính quyền địa phương: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh lập và thực hiện quy hoạch tài nguyên nước, kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt; giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông nội tỉnh.
Lập quy hoạch tài nguyên nước bao gồm 5 quy hoạch thành phần, được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh và tiến hành theo các bước nêu trong Thông tư số 15/2017/TT-BTNMT ngày 21/7/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước.
Lập quy hoạch tài nguyên nước nhằm mực tiêu:
+ Tăng cường hiệu quả quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên nước, phát triển bền vững tài nguyên nước, chủ động phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;
+ Đáp ứng nhu cầu nước cho đời sống, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh -quốc phòng; góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổng quan về hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tế xã hội - Hiện trạng bảo vệ, khai thác và sử dụng nước
- Dự báo xu thế biến động tài nguyên nước và nhu cầu sử dụng nước - Phương án quy hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước - Cơ chế, chính sách, giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch
- Vai trò tự ra quyết định: sở tài nguyên và môi trường xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm. Mục tiêu xây dựng kế hoạch để định hướng nội dung thanh tra, kiểm tra trong năm từ đó xác định được nhiệm vụ, nội dung, đối tượng trong năm cần thanh tra, kiểm tra.
1.2.3.2 Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật về tài nguyên nước
Xây dựng bộ máy quản lý tài nguyên nước tại tỉnh
- Cấp tỉnh: Trực tiếp quản lý nhà nước về tài nguyên nước được giao cho phòng tài nguyên nước thuộc sở tài nguyên và môi trường. Phòng tài nguyên nước có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách pháp luật về tài nguyên nước; tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật về tài nguyên nước; kiểm soát tài nguyên nước.
- Cấp huyện: Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện thực hiện chức năng quản lý tài nguyên nước. Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện thực hiện các biện pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước; phòng chống tác hại do tài nguyên nước gây ra; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm tại cấp huyện mình quản lý; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước.
- Cấp xã: Quản lý tài nguyên nước được giao cho cán bộ địa chính; cán bộ địa chính kiêm nhiệm cả 4 lĩnh vực của quản lý tài nguyên và môi trường. Công chức xã có trách nhiệm giám sát, phát hiện và giải quyết các sợ cố ô nhiễm tại địa phương mình quản lý.
Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành phải đồng bộ, thống nhất, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban
nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, Sở TNMT, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm chủ động giải quyết, xử lý theo thẩm quyền.
Thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép về tài nguyên nước
Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên nước phải lập hồ sơ gửi về sở tài nguyên và môi trường; sau khi nhận hồ sơ đầy đủ sở TNMT có trách nhiệm thẩm định hồ sơ của các tổ chức cá nhân; trong một số trường hợp sở TNMT phải xin ý kiến tham gia của các ngành (sở công thương; sở nông nghiệp và phát triển nông thôn; sở y tế; sở kế hoạch và đầu tư; ban quản lý các khu công nghiệp...); nếu hồ sơ hợp lệ sở TNMT tham mưu cho UBND tỉnh cấp giấy phép cho các tổ chức, cá nhân; nếu hồ sơ không hợp lệ sở TNMT trả lại hoặc đề nghị tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại bộ hồ sơ.
Thực hiện tốt các nội dung về việc thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép về tài nguyên nước làm cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, giám sát, quản lý, cấp phép hoạt động tài nguyên nước; hạn chế tối đa việc khai thác tài nguyên nước trái phép, tránh xâm hại đến các khu vực đã được quy hoạch, nâng cao ý thức toàn dân bảo vệ môi trường và tài nguyên.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước của cán bộ công chức đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên nước. Qua đó mỗi cán bộ công chức và mỗi người dân có việc làm, hành động cụ thể trong việc quản lý tài nguyên nước.
Sở tài nguyên và môi trường tiến hành tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, phối hợp với các cơ quan, đơn vị các doanh nghiệp khai thác và sử dụng tài nguyên nước để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến. Tuyền truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân nhằm
nâng cao nhận thức về tài nguyên nước. Tuyên truyền đến các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về tài nguyên nước; có ý thức bảo vệ bảo vệ tài nguyên nước.
Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước đã phần nào đáp ứng được các yêu cầu. Hình thức tuyên truyền, phổ biến đã được đầu tư cải tiến như: tuyên truyền miệng, sân khấu hóa, trên các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản bản tin, tập san, tờ rời, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật v.v..
Bảo vệ tài nguyên nước
Để bảo vệ tài nguyên nước sở tài nguyên và môi trường phải thực hiện các nội dung cơ bản sau: (1) Chỉ đạo điều hòa phân phối tài nguyên nước; (2) Bảo vệ tài nguyên nước;
Chỉ đạo điều hòa phân phối tài nguyên nước
Việc chỉ đạo điều hòa phân phối tài nguyên nước phải đảm bảo các yêu cầu: + Đảm bảo sự công bằng, hợp lý giữa các cá nhân và tổ chức sử dụng nguồn nước trên cùng một lưu vực sông, giữa bờ phải với bờ trái; giữa thượng lưu với hạ lưu.
+ Ưu tiên về chất lượng và số lượng nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực và các nhu cầu thiết yếu khác của người dân;
+ Đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, ngưỡng khai thác nước dưới đất;
+ Kết hợp khai thác, sử dụng nguồn nước mặt với khai thác, sử dụng nguồn nước dưới đất, nước mưa; tăng cường việc trữ nước trong mùa mưa để sử dụng cho mùa khô.
Trong trường hợp thiếu nước, việc điều hòa, phân phối nguồn nước phải ưu tiên cho mục đích sinh hoạt; các mục đích sử dụng khác phải được điều hòa, phân phối theo quy định trong quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông và bảo đảm nguyên tắc công bằng hợp lý.
Sở tài nguyên và môi trường tổ chức xây dựng kế hoạch điều tra, đánh giá tài nguyên nước theo quy định tại Khoản 2, Điều 12 Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012 đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trên
địa bàn; tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước trên các lưu vực sông nội tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và gửi kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.
Trường hợp chưa có quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước thì căn cứ tình hình thực tế về thông tin, dữ liệu tài nguyên nước để xây dựng các nội dung trong kế hoạch điều tra cơ bản phù hợp với yêu cầu công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
Bảo vệ tài nguyên nước
Sở tài nguyên và môi trường có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước theo các yêu cầu cơ bản sau:
+ Lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lập, tổ chức quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh quy định. Lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước; phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước; bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tư nhiên ven nguồn nước
+ Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực khai thác nước: Sở tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước trên địa bàn tỉnh. Định kỳ điều tra, phân loại nguồn nước nội tỉnh bị ô nhiễm, cạn kiệt và xây dựng kế hoạch có lập danh mục thứ tự ưu tiên trình Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí phục hồi nguồn nước. Việc xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực khai thác nước nhằm bảo vệ để phòng, chống ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.
+ Ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm: Định kỳ hàng năm, Sở tài nguyên và môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức điều tra, khảo sát các sông, kênh, rạch trên địa bàn; phân loại theo mức độ, phạm vi ô nhiễm, cạn kiệt và lập thứ tự ưu tiên để có kế
hoạch phục hồi.
+ Công tác trám lấp giếng không sử dụng: Sở tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện hàng năm định kỳ thống kê, rà soát, kiểm tra, phân loại các giếng đã không sử dụng có từ năm 2007 trở về trước để tiến hành các phương án xử lý, trám lấp giếng trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Việc trám lấp giếng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước dưới đất.
+ Hoạt động tài nguyên nước trong vùng hạn chế khai thác, sử dụng nước dưới đất: Việc hạn chế khai thác nước dưới đất, hành nghề khoan nước dưới đất tại một vùng để phòng tránh nguy cơ sụt lún đất, xâm nhập mặn, gây ô nhiễm các tầng chứa nước; phục hồi mực nước bị hạ thấp. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm điều tra, thống kê các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất từ đó xây dựng kế hoạch phục hồi và bảo vệ nguồn nước dưới đất.
1.2.3.3 Kiểm soát tài nguyên nước
Kiểm soát tài nguyên nước tại sở tài nguyên và môi trường bao gồm: (1) thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản; (2) Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước; (3) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước
Tổ chức điều tra cơ bản về tài nguyên nước
Sở tài nguyên và môi trường tổ chức xây dựng kế hoạch điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trên địa bàn; tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước trên các lưu vực sông nội tỉnh
Điều tra cơ bản tài nguyên nước phải được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều tra cơ bản tài nguyên nước gồm các hoạt động sau: + Điều tra, đánh giá tài nguyên nước;
+ Kiểm kê tài nguyên nước định kỳ;
+ Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải, khí thải, chất thải khác vào nguồn nước;
+ Xây dựng và duy trì hệ thống mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước; + Xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập
mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra;
+ Xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước; + Xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia, báo cáo tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của ngành, lĩnh vực.
Xây dựng quản lý hệ thống dữ liệu
Để quản lý và giám sát tài nguyên nước cần phải có cơ sở dữ liệu tài nguyên nước và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đó.
Hệ thống CSDL tài nguyên nước bao gồm tất cả các thông tin cần thiết liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên nước như: Các bản đồ; Dữ liệu nước mặt (hồ, đập, hồ chứa, sông); Nước dưới đất và mạch lộ; Sử dụng nước (khai thác, xả thải và cấp phép); Các thông tin nhân khẩu; Ảnh và tài liệu liên quan.
Sản phẩm của hệ thống CSDL tài nguyên nước là: Các đồ thị theo thời gian: Các mực nước hồ, sông và mực nước ngầm được cập nhật theo thời gian thực tế … trong quan hệ với các dữ liệu khác như lượng mưa; Dữ liệu thống kê về sử dụng nước: nông nghiệp, cấp nước, thủy điện, thủy sản,…; Các phân tích và đánh giá chất lượng nước: tốt, xấu, trung bình, chấp nhận được.
Sở tài nguyên và môi trường tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của tỉnh và tích hợp vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
Giám sát, thanh tra, kiểm tra quản lý tài nguyên nước
Mục tiêu của việc giám sát, thanh tra, kiểm tra quản lý tài nguyên nước là: Thông qua việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá để phát hiện các thiếu sót, vi phạm, bất hợp lý để kịp thời xử lý và điều chỉnh.
Sở tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm thực hiện thanh tra chuyên ngành quản lý tài nguyên nước tại địa phương. Thanh tra, kiểm tra, giám sát có thể thực hiện thường xuyên hoặc đột xuất.
Đối tượng thanh tra, kiểm tra: Các chủ thể tham gia khai thác, sử dụng và xả thải vào tài nguyên nước.
Giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước
Trong quản lý nói chung và quản lý tài nguyên nước nói riêng, không tránh khỏi những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải các tranh chấp về tài nguyên nước.
Sở tài nguyên và môi trường có trách nhiệm giải quyết tranh chấp về tài