nước của một số sở tài nguyên và môi trường và bài học cho Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của một sốsở tài nguyên và môi trường sở tài nguyên và môi trường
1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Kạn
Kết quả hoạt động quản lý tài nguyên nước tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Kạn: Công tác quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có nhiều chuyển biến tích cực. Các tổ chức, cá nhân sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển theo hướng bền vững.
Để đạt được những kết quả trên trong quản lý nhà nước về tài nguyên nước Sở TNMT tỉnh Bắc Kạn đã
+ Tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật, kế hoạch quản lý tài nguyên nước: Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban ban hành Quyết định về việc phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành lang trên địa bàn toàn tỉnh. Theo đó, có 210 sông, đoạn sông, suối, hồ thuộc danh mục phải lập hành lang bảo vệ; UBND tỉnh ban hành 05 quyết định quy định vùng bảo hộ các khu vực cung cấp nước sinh hoạt cho các công trình đã cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước phục vụ mục đích sinh hoạt. Phê duyệt quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Cùng với đó là ban hành quy định quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn; phê duyệt các quy trình vận hành hồ chứa thuỷ lợi và các nhà máy thủy điện...
+ Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật về tài nguyên nước: Công tác thẩm định và cấp giấy phép tài nguyên nước được quan tâm và chú trọng không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Sở tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định cấp 74 giấy phép tài nguyên nước như: Khai thác nước mặt, nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất còn hiệu lực.
Thực hiện thu tiền cấp quyền tài nguyên nước của 13 tổ chức, nộp 16,3 tỉ đồng vào ngân sách nhà nước.
Sở TNMT đa dạng hóa hình thức truyền thông môi trường nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của người dân, các tổ chức. Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Tài nguyên nước được tăng cường theo chỉ thị số 28-CT/TU ngày 22/7/2020 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh;
+ Kiểm soát tài nguyên nước: thường xuyên lập đoàn kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về tài nguyên nước. Qua đó, những vi phạm, hạn chế đã được nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời, đồng thời đôn đốc các đơn vị chấp hành nghiêm túc pháp luật về tài nguyên nước... Sở TNMT còn tham gia đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở NN và PTNT, Phòng cảnh sát PC49 về môi trường – Công an tỉnh, trung tâm Y tế dự phòng đã kiểm tra công tác cấp nước an toàn đô thị kiểm tra 03 đơn vị cấp nước và 09 công trình cấp nước trên địa bàn tỉnh
1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên
- Kết quả hoạt động quản lý tài nguyên nước tại Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên: Sở đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật về tài nguyên nước, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cấp huyện, xã, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước được thực hiện thường xuyên và đúng các quy định pháp luật.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 7/9 huyện, thành phố, thị xã thực hiện kê khai đăng ký khai thác nước dưới đất với tổng 3313 trường hợp đăng ký, tổng lưu lượng nước khai thác, sử dụng là 4541 m3/ngày đêm.
- Vai trò của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên
+ Tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật, kế hoạch quản lý tài nguyên nước Sở tài nguyên và môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết đinh 3502/QĐ-UBND về thực hiện quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp
quyền khai thác tài nguyên nước. Sở tài nguyên và môi trường đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Sở Tài chính, Cục Thuế, phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện. Sở tài nguyên và môi trường đã triển khai công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn theo Quyết định của UBND tỉnh ban hành.
Lập quy hoạch: Công tác quy hoạch, điều tra cơ bản tài nguyên nước, Sở tài nguyên và môi trường đã tổ chức công bố tới UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh danh mục các khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất; quản lý vận hành, quan trắc thường xuyên mạng quan trắc tự động phía nam cho 13 giếng khoan quan trắc với tổng diện tích 320 km2. Sở tài nguyên và môi trường phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị tư vấn thực hiện điều tra, đánh giá xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục, làm cơ sở tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết tình trạng sụt lún đất, mất nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật về tài nguyên nước: Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tài nguyên nước, Sở tài nguyên và môi trường tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày nước thế giới, các hoạt động hưởng ứng ngày đất ngập nước thế giới; Sở đã tổ chức huấn luyện chuyên môn về tài nguyên nước cho cán bộ cấp huyện, xã, phường, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn; tổ chức hội nghị tuyên truyền về mức thu, phương pháp tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đến các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước.
- Kiểm soát:
Sở TNMT chủ trì phối hợp với các ban, ngành và UBND huyện Đại Từ thực hiện kiểm tra các đơn vị có phát sinh nguồn nước thải phía thượng lưu và trong khu vực hồ Núi Cốc.
Bên cạnh các kết quả đạt được nêu trên, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như: Năng lực các đơn vị tư vấn còn yếu dẫn đến quá trình chỉnh sửa hồ sơ,
giải trình những nội dung chưa hoàn thiện còn chậm, tiến độ cấp giấy phép kéo dài. Việc hành nghề khoan nước dưới đất không có giấy phép diễn ra tại nhiều nơi, các hộ gia đình khoan giếng không thực hiện đăng ký khai thác nước dưới đất, gây khó khăn trong công tác quản lý, nhiều giếng khoan bị hỏng không được trám lấp đẫn tới nguy cơ ô nhiễm nước ngầm. Nhiều đơn vị thực hiện xả nước thải chưa đạt tiêu chuẩn cho phép vào nguồn nước, làm ảnh hưởng, ô nhiễm nguồn nước.