Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thi hành án dân sự thuộc lĩnh vực Tín

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THUỘC LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH HÀ TĨNH (Trang 32 - 38)

vực Tín dụng ngân hàng của Cục Thi hành án dân sự

1.2.4.1 Nhân tố thuộc về Cục Thi hành án dân sự

- Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Cục THADS trong công tác thi hành án dân sự trong lĩnh vực TDNH.

- Phối hợp trong bộ máy quản lý: một cơ chế phối hợp công việc trong bộ máy quản lý thi hành án dân sự trong lĩnh vực TDNH phù hợp sẽ tạo thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành thi hành án dân sự.

- Năng lực của cán bộ quản lý thi hành án dân sự: Phát triển đội ngũ cán bộ công chức đủ về số lượng và năng lực trí tuệ, năng lực thể chất, kỹ năng làm việc, phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; cơ cấu hợp lý có tính chuyên nghiệp cao, trình độ quản lý tiên tiến yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý thi hành án dân sự nói chung và thi hành án dân sự thuộc lĩnh vực TDNH nói riêng.

- Cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ thi hành án phải được đảm bảo để công tác thi hành án dân sự được đảm bảo đúng tiến độ.

1.2.4.2 Nhân tố môi trường bên ngoài

- Chính sách pháp luật nhà nước và các thể chế: Các chính sách nhà nước gòm: Luật Thi hành án dân sư, các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự đã phân cấp về quản lý thi hành án dân sự thuộc lĩnh vực TDNH. Các chính sách của nhà nước là nền tảng cho việc quản lý thi hành án dân sự nói chung và quản lý thi hành án dân sự thuộc lĩnh vực tín dụng ngân hàng nói riêng. Phân cấp quản lý khoa học, tinh gọn và hiện đại sẽ tạo nên một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ trong quản lý thi hành án dân sự thuộc lĩnh vực TDNH.

- Cơ chế phối hợp giữa cơ quan THADS với Ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng được phối hợp một cách chặt chẽ, giúp công tác quản lý THADS thuôc lĩnh vực TDNH được thực hiện một cách nhanh chóng, đảm bảo.

- Sự quan tâm của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự và HĐND, UBND tỉnh: Sự quan tâm của chính quyền trung ương và tỉnh ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý và điều hành thi hành án dân sự thuộc lĩnh vực TDNH.

- Hệ thống cơ sở vật chất và công nghệ thông tin: Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại giúp cho những người quản lý sẽ có cơ sở xử lý công việc chuyên nghiệp hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn.

1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thi hành án dân sự trong lĩnh vực TDNH

1.3.1. Kinh nghiệm của một số Cục Thi hành án dân sự

a. Kinh nghiệm của Cục THADS tỉnh Nghệ An

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, thuộc vùng Bắc Trung Bộ - miền Trung Việt Nam. Là một tỉnh có đông dân số nên lượng án về dân sự trong lĩnh vực TDNH cũng sẽ nhiều hơn so với các tỉnh ít dân số. Chính vì vậy, Cục THADS tỉnh Nghệ An đã xác định việc tổ chức thi hành các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu để bảo đảm cho việc hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, đồng thời góp phần hỗ trợ các tổ chức tín dụng, ngân hàng thu hồi các khoản nợ xấu. Chính vì vậy, nhiều biện pháp, giải pháp về quản lý điều hành, chuyên môn nghiệp vụ được áp dụng khá đồng bộ, hiệu quả, như: Giao chỉ tiêu thực hiện hàng năm cho các Chấp hành viên; thành lập Tổ chỉ đạo xử lý nợ xấu để bám cơ sở, tham gia vận động và chỉ đạo đối với các vụ việc khó khăn, vướng mắc; tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra; tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban Chỉ đạo THADS cùng cấp chỉ đạo giải quyết đối với những khó khăn, vướng mắc trong phối hợp thi hành án dân sự, nhất là đối với án liên quan đến tín dụng, ngân hàng; tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng tổ chức thi hành án cho đội ngũ Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án… Nhờ vậy, kết quả thi hành các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng hàng năm đạt khá cao, năm sau luôn cao hơn năm trước (đã giải quyết xong 243 việc, thu hồi cho các ngân hàng với số tiền trên 730 tỷ đồng), góp phần quan trọng giảm tỷ lệ nợ xấu cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng.

Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa thực sự bền vững, lượng việc, tiền có điều kiện đang thi hành vẫn còn nhiều một số vụ việc khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết dứt điểm. Cụ thể:

- Phần lớn các đối tượng phải thi hành án trong loại việc này đều có nghĩa vụ trả những khoản nợ rất lớn do làm ăn thua lỗ, dẫn tới điều kiện kinh tế, thu nhập khó khăn, chỉ có nhà và đất là tài sản duy nhất; nhiều trường hợp tài sản thế chấp là của bên thứ ba nên ý thức chấp hành không cao, không có sự hợp tác, thậm chí là chống đối quyết liệt.

- Rất nhiều tài sản sau khi đã kê biên bán đấu giá không có người mua, có những vụ việc đã qua nhiều lần giảm giá vẫn không bán được, trong khi đó, bên được thi hành án là các ngân hàng cũng không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án theo quy định, dẫn đến việc thi hành án tồn đọng, kéo dài; - Tính pháp lý của tài sản thế chấp, nhất là quyền sử dụng đất trong nhiều vụ việc chưa rõ ràng, có tranh chấp, thậm chí có tài sản thế chấp không xác định đúng số lượng, hoặc diện tích đất thế chấp bị chồng lấn.

- Chất lượng, quy trình thẩm định cho vay vốn của một số ngân hàng còn chưa đảm bảo, dẫn đến giá trị tài sản tại thời điểm kê biên thấp hơn nhiều so với khoản nợ vay; tính pháp lý của một vài tài sản chưa bảo đảm;

- Nhiều vụ việc tài sản thế chấp là phương tiện giao thông, nhưng đến giai đoạn tổ chức thi hành án không xác định được tài sản đang ở đâu…

b. Kinh nghiệm của Cục THADS tỉnh Quảng Bình.

Quá trình tổ chức thi hành án liên quan đến tín dụng ngân hàng tại tỉnh Quảng Bình thời gian qua có những thuận lợi: Công tác phối hợp và thực hiện Quy chế phối hợp giữa Thi hành án và Ngân hàng đã đạt kết quả tích cực. Cục THADS tỉnh Quảng Bình đã nhận thức rõ ràng hơn về trách nhiệm tổ chức thi hành án đối với các vụ việc liên quan đến ngân hàng và các tổ chức tín dụng; tích cực, chủ động, quyết liệt hơn trong việc xác minh, kê biên, xử lý tài sản

của người phải thi hành án; về phía ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng đã chủ động phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan thi hành án dân sự, với các đơn vị liên quan trong thi hành án và giải quyết tháo gỡ các vướng mắc trong việc thi hành án; một số ngân hàng thương mại ưu tiên thu tiền nợ gốc trước tạo điều kiện cho người phải thi hành án trả dần phần lãi, có trường hợp ngân hàng miễn, giảm lãi cho người phải thi hành án, tạo điều kiện để thi hành xong vụ, việc... nên kết quả thi hành án ngày một nâng cao.

Tuy nhiên bên cạnh nhữn kết quả đạt được, Cục THADS tỉnh Quảng Bình gặp những khó khăn thách thức. Cụ thể:

- Hầu hết tài sản thế chấp là bất động sản và giá trị phải thi hành lớn, nhiều trường hợp cơ quan thi hành án kê biên, thẩm định, bán đấu giá không có người mua, phải hạ giá nhiều lần.

- Ý thức chấp hành pháp luật của người phải thi hành án chưa cao. Phần lớn người phải thi hành án trong các vụ việc liên quan đến tín dụng ngân hàng đều mất khả năng thanh toán các khoản tiền vay, nên cố tình chống đối bằng nhiều cách (thay đổi hiện trạng tài sản thế chấp, cản trở việc xác minh điều kiện thi hành án, định giá tài sản, bán đấu giá tài sản để thi hành án.

- Nhiều trường hợp giá trị tài sản thế chấp nhỏ hơn so với giá trị phải thi hành, do vậy không giải quyết dứt điểm được vụ, việc; đặc biệt có những vụ, việc thi hành án tín dụng ngân hàng liên quan đến nhiều cơ quan ban ngành và chính sách của chính quyền địa phương, quy định của Nhà nước, dẫn tới việc các tổ chức, cá nhân không thể tham gia đấu giá để mua lại tài sản và làm cho việc xử lý tài sản kê biên để thi hành án không thực hiện được.

1.3.2. Bài học cho Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh có tình hình kinh tế, xã hội khá tương đồng so với tỉnh Nghệ An và Quảng Bình. Thời gian qua, Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh cũng đã xác định chú trọng vào công tác thi hành án dân sự trong lĩnh vực TDNH.

Ngay từ đầu năm yêu cầu các Chấp hành viên xây dựng kế hoạch tổ chức thi hành đối với từng vụ, việc và thường xuyên theo dõi, đôn đốc chỉ đạo Chấp hành viên trên địa bàn tổ chức thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng.

Qua kinh nghiệm tổ chức triển khai thực hiện thi hành án dân sự trong lĩnh vực TDNH tại các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình và qua quá trình triển khai thực hiện thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn gần đây; trong thời gian tới, để tổ chức thực hiện tốt công tác thi hành án dân sự trong lĩnh vực TDNH, cần thực hiện tốt những nội dung chủ yếu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác định công tác thi hành án dân sự trong lĩnh vực TDNH trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ của ngành. Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh phải vào cuộc kịp thời chỉ đạo, điều hành, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vưỡng mắc trong tổ chức thực hiện thi hành án.

- Chú trọng công tác tổ chức thực hiện thi hành án, đặc biệt là công tác xác minh điều kiện thi hành án.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát; xây dựng quy chế phối hợp cụ thể giữa cấp tỉnh, cấp huyện; giữa cơ quan THADS và Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Làm tốt công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao mối quan hệ phối hợp giữa Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh với các cơ quan chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hội sở của các tổ chức tín dụng, các cơ quan, đơn vị có liên quan khác.

- Kịp thời kiện toàn Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự của tỉnh; bố trí cán bộ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, có nhiệt huyết để thực hiện công tác thi hành án dân sự.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THUỘC LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI CỤC

THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THUỘC LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH HÀ TĨNH (Trang 32 - 38)