Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THUỘC LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH HÀ TĨNH (Trang 63 - 67)

a) Nguyên nhân chủ quan:

- Một số lãnh đạo Cục thi hành án dân sự chưa thực sự quan tâm sát sao, chưa có biện pháp chỉ đạo thực sự quyết liệt, toàn diện đối với công tác xử lý nợ xấu; tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ thi hành án chưa cao trong việc xác minh điều kiện thi hành án, đôn đốc và áp dụng các biện pháp cần thiết để thi hành dứt điểm những bản án, quyết định có điều kiện giải quyết; có trường hợp năng lực còn hạn chế, tổ chức thi hành án chậm.

- Năng lực, trình độ quản lý, điều hành thi hành án từ cơ quan quản lý đến các Chi cục còn nhiều bất cập, hạn chế. Một số cán bộ quản lý nhà nước về thi hành án dân sự chưa đáp ứng yêu cầu. Một số cán bộ chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc thi hành án liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý thi hành án ở các Chi cục chưa được tăng cường đúng mức về chất lượng và số lượng theo yêu cầu công

việc, trình độ nghiệp vụ chưa đồng đều. Một số Chi cục trưởng chưa tích cực tham mưu Ban chỉ đạo THADS, UBND cùng cấp trong việc chỉ đạo phối hợp công tác THADS liên quan đến hoat động tín dụng ngân hàng trên địa bàn.

- Công tác tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất của cơ quan THADS hiện nay chưa thực sự đáp ứng cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao (biên chế, kinh phí); trình độ, kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp của một bộ phận Lãnh đạo, Chấp hành viên chưa đáp ứng yêu cầu; nhận thức và áp dụng pháp luật chưa chính xác, dẫn đến khiếu nại tố cáo của đương sự làm cho việc thi hành án bị kéo dài.

- Công tác kiện toàn bộ máy lãnh đạo ở các cơ quan THADS Hà Tĩnh cũng đang còn khó khăn, do nhân sự để làm quy trình bổ nhiệm đa số còn thiếu các tiêu chí như: ngạch Chấp hành viên Trung cấp, chứng chỉ bồi dưỡng lý luận chính trị, An nin quốc phòng.

- Cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ thi hành án của các đơn vị vẫn còn nhiều thiếu thốn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thi hành án nói chung và thi hành án lĩnh vực tín dụng ngân hàng nói riêng còn khá bỡ ngỡ. Do vậy, hiệu quả quản lý thi hành án dân sự lĩnh vực tín dụng ngân hàng chưa thực sự đạt như mong đợi.

b) Nguyên nhân khách quan:

- Thời gian qua, hệ thống các văn bản pháp luật trên lĩnh vực thi hành án dân sự về tín dụng ngân hàng không ngừng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, ban hành chậm so với yêu cầu..

- Do tình hình kinh tế, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; việc kê biên, xử lý tài sản để thi hành án phải qua nhiều trình tự, thủ tục phức tạp, kéo dài thời gian (ví dụ như: kê biên; thẩm định giá tài

sản, định giá lại tài sản; giải quyết khiếu nại, tố cáo; bán đấu giá tài sản, hạ giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá; giao tài sản để thi hành án...).

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật Thi hành án dân sự đến các đơn vị thuộc Cục THADS chưa sâu rộng, chưa đạt được mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức về luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản quy định về thi hành án của các đơn vị còn hạn chế.

- Cơ chế phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và Ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng chưa tốt; công tác xác minh tài sản còn phó mặc cho cơ quan thi hành án tự xác minh, không rút ngắn thời gian trong việc thống báo bán đấu giá tài sản, chưa phối hợp trong việc nhận tài sản bán đấu giá không thành để đối trừ vào tài khoản được thi hành án.

- Đối tượng phải thi hành án trong các vụ án liên quan đến các Ngân hàng là các doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần… đến giai đoạn thi hành án thì các doanh nghiệp hầu như đã ngừng hoạt động, người đại diện theo pháp luật thay đổi liên tục hoặc không hợp tác, thường xuyên thay đổi địa chỉ, trốn tránh, không hợp tác để giải quyết, lợi dụng khiếu nại, tố cáo nhằm kéo dài thời gian tổ chức thi hành án, gây khó khăn cho cơ quan THADS và Chấp hành viên. Do đó, hầu hết các vụ việc thi hành án đều phải thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành án, trong đó có nhiều vụ việc phải tổ chức cưỡng chế có huy động lực lượng.

- Nhiều ngân hàng còn lúng túng trong việc nhận tài sản bán đấu giá để trừ vào tiền thi hành án. Thực tiễn nhiều vụ việc, mặc dù Chấp hành viên vận động, thuyết phục Ngân hàng nhận tài sản giảm giá đã nhiều lần không bán được để trừ vào khoản vay nhưng Ngân hàng không nhận do việc nhận sẽ gặp khó khăn trong việc đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho

ngân hàng hoặc do một số quy định nội bộ chưa cụ thể về vấn đề nhận tài sản để thi hành án

- Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, cơ quan có thẩm quyền chưa quan tâm đúng mức đến việc truy tìm, chưa kịp thời kê biên, phong tỏa tài sản của đương sự để đảm bảo thi hành án; mặt khác, cơ chế quản lý, kiểm soát thu nhập cá nhân còn chưa hoàn thiện, cá nhân phần lớn sử dụng tiền mặt làm cho việc xác minh, nắm bắt thông tin và xử lý tài sản, thu nhập của người phải thi hành án gặp nhiều khó khăn.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THUỘC LĨNH VỰC

TÍN DỤNG

NGÂN HÀNG TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THUỘC LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH HÀ TĨNH (Trang 63 - 67)