Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THUỘC LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH HÀ TĨNH (Trang 75 - 79)

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng kịp thời cung cấp thông tin về tài khoản, nghiêm túc thực hiện các Quyết định về phong tỏa, khấu trừ tiền trong tài

khoản theo đúng quy định, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện chặt chẽ khâu thẩm định tài sản bảo đảm để cho vay; phối hợp hiệu quả với các cơ quan thi hành án dân sự trong tổ chức thi hành các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng, cụ thể:

- Các tổ chức tín dụng cần chủ động phối hợp cùng cơ quan THADS và Chấp hành viên tìm biện pháp giải quyết cụ thể đối với từng hồ sơ thi hành án; khi làm đơn yêu cầu thi hành án chỉ yêu cầu khoản tiền tương ứng với giá trị tài sản thế chấp hiện có. Đối với một số vụ việc thì chỉ nên yêu cầu thi hành khoản tiền gốc trước, yêu cầu khoản tiền lãi sau hoặc yêu cầu khoản tiền phải thi hành thành nhiều lần để đương sự có điều kiện tự nguyện thi hành;

- Phối hợp với các cơ quan THADS trong việc xác minh tài sản, điều kiện thi hành án, thông báo thi hành án, kê biên, thẩm định giá và bán đấu giá tài sản;

- Giảm bớt thời gian, trình tự thủ tục mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên như: rút ngắn thời gian thỏa thuận, lựa chọn tổ chức thẩm định giá, giảm giá tài sản, thông báo bán đấu giá…;

- Phải có trách nhiệm trong việc tiếp nhận trông coi, bảo quản tài sản sau khi kê biên, tìm và giới thiệu khách hàng mua tài sản để đẩy nhanh tiến độ bán đấu giá; tạm ứng các chi phí thẩm định giá, chi phí thuê bảo quản tài sản...

Nghiên cứu cơ chế để tổ chức tín dụng được nhận tài sản đã bán đấu giá nhiều lần nhưng không có người mua theo đúng tinh thần Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác thi hành án dân sự.

KẾT LUẬN

Cùng với quá trình cải cách cơ chế quản lý thi hành án dân sự nhằm thực hiện việc quản lý thống nhất công tác thi hành án dân sự trong cả nước, hệ thống quản lý thi hành án dân sự của nước ta đã đổi mới khá sâu sắc và toàn diện. Khuôn khổ pháp lý về quản lý, điều hành công tác thi hành án trong lĩnh vực TDNH đã được tạo lập phù hợp với yêu cầu, năng lực quản lý và trình độ phát triển của cả nước. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức tốt công tác điều hành, quản lý thi hành án dân sự trong lĩnh vực TDNH tại các cơ quan, đơn vị.

Mục đích của việc nâng cao quản lý thi hành án dân sự trong lĩnh vực TDNH của Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý thi hành án, đảm bảo việc tổ chức thi hành án dân sự theo đúng luật định, góp phần thực hiện tốt Luật Thi hành án dân sự.

Với mục đích đó, Đề tài “Quản lý thi hành án dân sự trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh” đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận chung về quản lý thi hành án dân sự trong lĩnh vực TDNH, vận dụng cơ sở lý luận để nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý thi hành án dân sự thuộc lĩnh vực TDNH của Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2017 - 2019, từ đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường quản lý thi hành án dân sự trong lĩnh vực TDNH của Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2020-2025.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, Luận văn đã tập trung làm rõ các vấn đề:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý thi hành án dân sự trong lĩnh vực TDNH. Nghiên cứu, làm rõ thực trạng công tác quản lý thi

hành án dân sự trong lĩnh vực TDNH giai đoạn 2017 - 2019. Từ đó chỉ ra những kết quả đã đạt được, cũng như những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong công quản lý thi hành án dân sự trong lĩnh vực TDNH của Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2017 - 2019. Trên cơ sở đó, Luận văn đã chỉ rõ sự cần thiết phải hoàn thiện quản lý quản lý thi hành án dân sự trong lĩnh vực TDNH của Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2020 - 2025 và đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thi hành án dân sự trong lĩnh vực TDNH đạt hiệu quả cao.

Với nội dung chủ yếu nêu trên, luận văn đã thực hiện được mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn./.

1. Quốc hội (2014), Luật thi hành án dân sự được sửa đổi bổ sung ngày 11/12/2014 2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thi hành án dân sự, Nxb Công an nhân

dân.

3. Học viện Tư pháp (2016), Giáo trình nghiệp vụ thi hành án dân sự: phần kỹ năng, Nxb Tư pháp.

4. Học viện Tư pháp (2010), Giáo trình kỹ năng thi hành án dân sự (phần nghiệp vụ), Nxb Tư pháp.

5. Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh (2017), Báo cáo công tác THADS năm 2017.

6. Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh (2018), Báo cáo công tác THADS năm 2018.

7. Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh (2019), Báo cáo công tác THADS 2019.

8. Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh (2017), Báo cáo tình hình kết quả thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động TDNH năm 2017.

9. Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh (2018), Báo cáo tình hình kết quả thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động TDNH năm 2018.

10.Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh (2019), Báo cáo tình hình kết quả thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động TDNH năm 2019.

11.Trang thông tin Cục THADS tỉnh Nghệ An, https://thads.moj.gov.vn/nghean

12.Cục THADS tỉnh Nghệ An (2019), Báo cáo tình hình kết quả thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động TDNH giai đoạn 2017-2019.

13.Trang thông tin Cục THADS tỉnh Quảng Bình, https://thads.moj.gov.vn/quangbinh

14.Cục THADS tỉnh Quảng Bình (2019), Báo cáo tình hình kết quả thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động TDNH giai đoạn 2017-2019.

15.Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh, Niên giám thống kê 2017, Hà Tĩnh.

16.Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh, Niên giám thống kê 2018, Hà Tĩnh.

17.Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh, Niên giám thống kê 2019, Hà Tĩnh.

18.Chính phủ (2015), Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thi hành án dân sự;

19.Quốc hội (2017), Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ

xấu của các tổ chức tín dụng , Hà Nội.

20.Chính phủ (2017), Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 về triển khai thực hiện nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THUỘC LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH HÀ TĨNH (Trang 75 - 79)