Mục tiêu quản lý thi hành án dân sự lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại Cục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THUỘC LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH HÀ TĨNH (Trang 67 - 69)

hàng tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025.

- Đẩy mạnh công tác thi hành án dân sự thuộc lĩnh vực TDNH, đảm bảo cho các Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật nói chung và lĩnh vực TDNH nói riêng được thi hành nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ quan, ngân hàng, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và công dân.

- Đối với những vụ việc trọng điểm, phức tạo, những vụ án liên quan đến tham nhũng, tín dụng, ngân hàng phải tập trung xử lý dứt điểm, tránh tình trạng tồn đọng, kéo dài.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý thi hành án dân sự trong lĩnh vực Tín dụng ngân tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hà Tĩnh

- Nhiệm vụ của thi hành án dân sự trong lĩnh vực TDNH tại Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh là phải tổ chức dứt điểm các loại án liên quan đến lĩnh vực TDNH góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần vào việc thực

hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh Hà Tĩnh. Cụ thể như sau:

- Quản lý thi hành án dân sự lĩnh vực TDNH trước hết phải thiết lập và duy trì kỷ luật, kỷ cương cho cán bộ thi hành án.

- Quyết tâm xây dựng ngành THADS tỉnh Hà Tĩnh theo phương châm “Chú trọng đoàn kết, quyết liệt, kỷ cương, tăng cường chuyên nghiệp”. Thực hiện nghiêm túc hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với Chỉ thị số 01/CT-BTP ngày 11/02/2014 của Bộ Tư pháp về tăng cường phòng tiêu cực, tham nhũng thi hành án dân sự và Kế hoạch phòng chống vi phạm, tiêu cực trong cán bộ, công chức THADS tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2020 – 2025.

- Tập trung cải thiện cơ bản hiệu quả tổ chức thi hành án, để làm được điều này thì cần phải cải tổ cơ bản cả về cơ chế, chính sách thi hành án.

- Quản lý thi hành án dân sự thuộc lĩnh vực TDNH phải hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức tín dụng, đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế xã hội; thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc quản lý thi hành án dân sự thuộc lĩnh vực tín dụng ngân hàng .

- Để tăng cường trật tự kỷ cương chống tham nhũng, lãng phí tiền và tài sản của Nhà nước thì cần thực hiện tốt hệ thống pháp luật tài chính đảm bảo phát huy vai trò giám sát, kiểm tra của tài chính. Trong tất cả các khâu thực tổ chức thi hành án của cơ quan THADS.

- Củng cố, hoàn thiện, nâng cao bộ máy tổ chức quản lý thi hành án, bảo đảm đủ năng lực phát triển và hiệu quả; nêu rõ quyền hạn-nhiệm vụ với từng tổ chức trong hệ thống thi hành án.

- Rà soát, đánh giá thực chất nguồn nhân lực hiện nay trong các cơ quan Thi hành án dân sự một cách có hệ thống, Công tác rà soát đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: Trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, trình độ quản lý nhà nước, trình độ lý luận chính trị và quá trình thực thi nhiệm vụ. Việc đánh giá cán bộ công chức trên phải dựa trên cơ sở về tiêu chuẩn hóa các chức danh công chức gắn với các yêu cầu cụ thể của nhiệm vụ, khả năng thực thi nhiệm vụ và hiệu quả công tác của từng công chức.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thi hành án dân sự thuộc lĩnh vực tín dụng ngân tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THUỘC LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH HÀ TĨNH (Trang 67 - 69)