Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo oxid nitric đường thở. Nồng độ NO có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố nhân trắc và tình trạng phơi nhiễm khói thuốc lá. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ nNO
cũng không bị ảnh hưởng bởi giới, lứa tuổi, tình trạng dinh dưỡng. Nồng độ nNO cũng không bị ảnh hưởng bởi phơi nhiễm khói thuốc lá. Kết quả này cũng có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi nhỏ, trong khi đó chỉ số nNO dao động khá rộng, do đó chưa thể phát hiện được sự thay đổi của nồng độ nNO ở các nhóm bệnh nhân này.
4.2.3. Mối liên quan giữa nồng độ oxid nitric mũi và chức năng hô hấp Các nghiên cứu trước đây cho thấy có sự tăng phản ứng phế quản ở Các nghiên cứu trước đây cho thấy có sự tăng phản ứng phế quản ở những trẻ viêm mũi dị ứng. Theo Qiuping Wang và cộng sự, tỷ lệ tăng phản ứng phế quản ở nhóm VMDƯ là 12,2%, cao hơn so với nhóm không VMDƯ là 6,1% và nhóm khỏe mạnh là 1,1% (p<0,01)116. Như vậy, có thể có mối liên quan giữa nNO và kết quả đo chức năng hô hấp do cùng mối liên quan về tình trạng dị ứng chung của đường thở trên và dưới. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ nNO ở nhóm có CNHH bình thường (FEV1 ≥90%, FEV1/FVC ≥ 80% ) cao hơn so với nhóm có CNHH giảm (p = 0,01 và p = 0,02). Heffler và cộng sự (2013) nghiên cứu trên 82 bệnh nhân người lớn (42 nữ) cho thấy bệnh nhân hen có kiểm soát có nồng độ nNO là 705,1 ± 405,2 ppb cao hơn nNO ở bệnh nhân hen không kiểm soát là 481,6 ± 390,6 ppb với p = 0,01872. Mối liên quan nghịch đảo giữa nNO và bệnh hen ở nghiên cứu này có thể do tỷ lệ mắc viêm mũi xoang cấp tính hoặc mạn tính cao ở bệnh nhân hen người lớn, mặt khác, bệnh nhân hen không kiểm soát có thể thuộc nhóm hen không dị ứng và đáp ứng kém với ICS.