Kiểu hình hen theo mức độ nặng của viêm mũi dị ứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kiểm soát hen ở trẻ em hen phế quản có viêm mũi dị ứng (study of asthma control status in children with bronchial ashtma and allergic rhinitis) (Trang 128 - 129)

VMDƯ được chia làm hai nhóm: VMDƯ nhẹ và VMDƯ trung bình - nặng. Có sự khác biệt về nồng độ FeNO và tình trạng kiểm soát hen giữa hai nhóm có mức độ VMDƯ khác nhau. Nồng độ nNO, số lượng bạch cầu ái toan và liều ICS sử dụng hàng ngày ở nhóm VMDƯ nhẹ có xu hướng thấp hơn ở nhóm VMDƯ trung bình - nặng. Các nghiên cứu trước đây đều khẳng định vai trò ảnh hưởng của viêm mũi dị ứng tới độ nặng cũng như kết quả kiểm soát hen2, 45. Trong nghiên cứu này, nhóm hen có VMDƯ mức độ nhẹ có nồng độ FeNO là 20,2 ppb, thấp hơn nhóm HPQ có VMDƯ mức độ trung bình và nặng có nồng độ FeNO là 28,8 ppb. Tương tự, nồng độ nNO nhóm HPQ có VMDƯ mức độ trung bình và nặng là 1689,0 ppb, cao hơn nhóm HPQ có VMDƯ mức độ nhẹ là 1508,0 (p=0,07). Không có sự khác biệt về chức năng hô hấp giữa hai nhóm có VMDƯ nhẹ và VMDƯ trung bình nặng. Liều ICS hằng ngày khi bắt đầu điều trị của nhóm HPQ có VMDƯ nhẹ 296,7±124,5 µg/ngày, thấp hơn so với nhóm HPQ có VMDƯ trung bình và nặng là 338,0 ±

121,9 µg/ngày (p=0,06). Một nghiên cứu về ảnh hưởng của độ nặng của VMDƯ và tiến triển của HPQ được báo cáo năm 2015. Các tác giả theo dõi 104 trẻ (51 nam, tuổi từ 7 - 13), chia thành ba nhóm VMDƯ trung bình đến nặng, gián đoạn (nhóm 1), VMDƯ nhẹ, dai dẳng (nhóm 2), VMDƯ trung bình đến nặng, dai dẳng (nhóm 3) theo phân độ VMDƯ của ARIA. Sau 5 năm theo dõi, có 19/104 (18,3%) trẻ tiến triển thành HPQ. Trong đó 5/74 (7%) trẻ nhóm 1 xuất hiện HPQ nhẹ gián đoạn, 8/24 (33%) trẻ nhóm 2 xuất hiện HPQ (7 trẻ mắc HPQ nhẹ gián đoạn và 1 trẻ mắc HPQ nhẹ dai dẳng), và 6/6 (100%) trẻ nhóm 3 xuất hiện HPQ (2 trẻ mắc HPQ nhẹ gián đoạn và 4 trẻ mắc HPQ nhẹ dai dẳng). Chức năng phổi cũng được đánh giá lại sau 5 năm và chưa thấy có sự thay đổi đáng kể138. Phát hiện này nhấn mạnh giả thiết rằng VMDƯ kéo dài sẽ tiến triển thành HPQ, và chứng minh độ nặng của VMDƯ có ảnh hưởng đến độ nặng của HPQ. Như vậy, tình trạng VMDƯ ảnh hưởng đến đường thở dưới bởi hai cơ chế là viêm nhiễm niêm mạc đường thở và suy giảm chức năng phổi139,140. Sau 6 tháng điều trị, liều ICS dự phòng duy trì ở mức độ trung bình, kết quả kiểm soát hen theo ACT đạt trên 90% và CARATkids đạt trên 80% ở cả hai nhóm VMDƯ nhẹ và nhóm VMDƯ trung bình – nặng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kiểm soát hen ở trẻ em hen phế quản có viêm mũi dị ứng (study of asthma control status in children with bronchial ashtma and allergic rhinitis) (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)