Tạo mầm austenit

Một phần của tài liệu Nâng cao cơ tính tổng hợp của gang cầu bằng xử lý nhiệt tạo nền ferit và ausferit (Trang 54 - 55)

γ+G α+γ +G

1.8.1.1.Tạo mầm austenit

Có hai hình thức sinh mầm đó là sinh mầm độc lập còn gọi là mầm tự sinh và sinh mầm trên nền đã có sẵn còn gọi là mầm ký sinh. Trong thực tế, mầm austenit thường là mầm ký sinh. Mầm austenit chủ yếu tạo thành ở ranh giới hạt ferit- xementit vì trên biên giới, có sự thiên tích cacbon và nồng độ có thể đạt tới 0,25 %.

Tổng số bề mặt ranh giới ferit- xementit vào khoảng 2,000 đến 10,000 mm2/mm3, nên việc tạo thành mầm austenit rất dễ dàng [62].

Trong quá trình nung gang cầu, austenit có thể sinh ra trong chỗ nối ferit và pha giầu cacbon xementit và cả bên trong hạt ferit (hình 1.18) [63]. Kính hiển vi đã chỉ rõ austenit có khả năng ăn sâu vào ferit do có tiếp giáp liền mạng và, thậm trí có cả dạng hình kim riêng biệt là pha vimantet austenit trong ferit.

Khi xuất hiện trên bề mặt phân chia ferit và pha giầu cacbon thì austenit không đồng đều về thành phần hóa học. Tại chỗ tiếp xúc với graphit, nồng độ của nó gần đến nồng độ bão hòa C1A/Xe và có thể được xác đinh bằng đường ES hay E‟S‟ trên giản đồ pha Fe-C. Ở chỗ tiếp xúc với ferit thì nồng độ austenit trên biên giới austenit/ferit C1A/F, được xác định bằng đường GS trên giản đồ pha Fe-C. Cacbon khuếch tán từ graphit qua austentit đến fefit. Các hạt graphit được hòa tan cả trên biên giới ferit. Khi đó, chuyển biến ferit → austenit xảy ra.

Hình 1.18. Sự tạo thành của các mầm austenit (a. peclit hạt; b. peclit tấm) [63]

Như vậy ta thấy số lượng mầm austenit phụ thuộc vào chiều dài ranh giới giữa ferit-xemenit, tổ chức peclit càng nhỏ mịn (tổng chiều dài ranh giới càng lớn) lượng mầm austenit càng nhiều. Ngoài ra số lượng mầm còn phụ thuộc vào nhiệt độ nung, khi nhiệt độ nung càng cao số lượng mầm càng nhiều.

Một phần của tài liệu Nâng cao cơ tính tổng hợp của gang cầu bằng xử lý nhiệt tạo nền ferit và ausferit (Trang 54 - 55)