dân chủ và sự kiểm soát này được quy định thành luật, nhất là quy định của đạo luật có hiệu lực pháp lý tối cao
để cho mọi chủ thể nắm quyền lực nhà nước phải chấp hành, đó là Hiến pháp. Sự hiện diện của Hiến pháp là một căn cứ căn bản cho việc kiểm soát quyền lực của Nhà nước, khác với Nhà nước phong kiến - nơi không tồn tại Hiến pháp.
Vì những lẽđó, việc phải quy định về kiểm soát quyền lực nhà nước như là một quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, một khi mà xã hội cần đến Nhà nước. Sự hiện diện của những quy định trong Hiến pháp nhằm mục đích kiểm soát hay là kiểm soát quyền lực nhà nước là dấu hiệu của dân chủ, của tiến bộ xã hội. Có như vậy mới thể
hiện được tính nhân bản và xã hội sâu sắc cần phải có của Hiến pháp.
Nội dung và các hình thức kiểm soátquyền lực Nhà nước quyền lực Nhà nước
Các hình thức kiểm soát quyền lực có thểđược phân
định gồm: Kiểm soát bên trong và kiểm soát bên ngoài. Kiểm soát bên ngoài bao gồm các biện pháp có tác động từ
bên ngoài gồm: Kiểm soát bằng lãnh thổ, kiểm soát bằng các điều ước quốc tế và quan hệ quốc tế, kiểm soát bằng tự do ngôn luận, tự do báo chí, kiểm soát bằng sự tự trị
của chủ thể hợp thành nhà nước… Kiểm soát bên trong bao gồm các biện pháp tự nhiên, mặc nhiên xuất phát từ
những nội lực bên trong có thể bao gồm: Kiểm soát bằng
đạo đức, tâm lý, thần quyền, kiểm soát quyền lực bằng bầu cử và kiểm soát bên trong giữa các nhánh quyền lực… Trong tất cả các loại hình kiểm soát quyền lực nhà nước, thì kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong là quan trọng nhất, và cũng là hiệu quả nhất, đồng thời cũng ít tốn kém nhất. Quyền lực nhà nước được quy
định một cách mặc nhiên, ai được sử dụng quyền lực nhà nước cũng như vậy, đến đấy là dừng lại. Chính vì lẽ đó cho nên không ít nhà nước quan tâm và sử dụng rộng rãi các loại hình kiểm soát này. Nội dung căn bản của kiểm soát này là sự phân quyền giữa các cơ quan nắm giữ quyền lực nhà nước. Sự phân quyền và kìm chếđối trọng quyền lực có thểđược phân thành hai loại cơ bản: Phân quyền ở chiều ngang và phân quyền ở chiều dọc. Phân quyền ở chiều ngang là phân quyền giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Phân quyền theo chiều dọc: Quyền lực nhà nước được chếước bằng việc phân quyền cho địa phương và việc công nhận chế độ tự trị
của chính quyền địa phương. Phân quyền theo chiều ngang giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là quan trọng nhất.
Tiêu điểm của việc kiểm soát quyền lực nhà nước là Chính phủ - cơ quan hành pháp phải chịu trách nhiệm - tiêu điểm của kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong. Sở dĩ như vậy, bởi vì trong tất cả các bộ phận cấu thành nên quyền lực nhà nước kể từ cơ quan lập pháp cho đến hành pháp và kể cả tư pháp, chỉ có cơ quan hành pháp là thể hiện nguyên hình nhà nước nhất. Chính phủ - cơ
quan hành pháp phải chịu trách nhiệm bởi vì hành pháp là cơ quan duy nhất nắm cả biên chế, nắm cả ngân sách. Bước sang thế kỷ XVII, XVIII, việc hình thành ra hệ
thống các nhà nước tư bản, có rất nhiều thiết chế xã hội mới đóng góp cho sự phát triển của xã hội loài người. Về
mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với Chính phủ, đa số các nước tư sản theo loại hình chính thể cộng hoà đại nghịđều quy định tổng thống có quyền bổ nhiệm người
đứng đầu Chính phủ. Nhưng quy định bổ nhiệm và tiêu chuẩn của người đứng đầu Chính phủ như thế nào, thì lại không được pháp luật quy định rõ. Sự thiếu hụt này của Hiến pháp thành văn, được thay thế bằng tập tục không thành văn: Người đứng đầu bộ máy hành pháp phải có sự ủng hộ của đa số nghị sĩ trong nghị viện; hay nói một cách khác, nguyên thủ quốc gia - Tổng thống nước Cộng hoà đại nghị - không thể bổ nhiệm một người nào đó khác hơn nếu như người đó không là thủ lĩnh của đảng chiếm
đa số ghế trong nghị trường làm người đứng đầu bộ máy hành pháp.
Chính thểđại nghị nhất là của chếđộ quân chủ theo lịch sử là loại hình tổ chức có nhiều biến dạng nhất. Vì
đây cũng là loại hình cổ điển nhất và lâu dài nhất. Sự
biến chuyển của chính thểđại nghị cũng như sự hình thành của chính thể này chủ yếu bằng lịch sử của Nhà nước Anh quốc. Nội dung biểu hiện của sự biến dạng chính thể nằm ở chỗ không thực hiện được những mục
đích các dấu hiệu tạo nên đặc điểm của chính thể, được ghi nhận bằng các quy định của Hiến pháp thành văn hoặc bất thành văn. Thậm chí trong nhiều trường hợp, mục đích đó bịđặt hoàn toàn ngược lại. Ví dụ, một trong những dấu hiệu tạo nên đặc điểm của chính thểđại nghị
là Quốc hội có thẩm quyền giám sát hoạt động của hành pháp - Chính phủ. Mục đích của quy định này là các cơ
quan hành pháp do Quốc hội thành lập ra để tổ chức thực thi các quyết định luật của Quốc hội, nhưng trên thực tế
là hoàn toàn khác. Với sự hoạt động chặt chẽ của các đảng chiếm đa số trong Quốc hội, các đảng viên phải tuân thủ
các quyết định của đảng, nên dưới sự chỉđạo của đảng này, chính là đảng có quyền đứng ra thành lập Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là thủ lĩnh của đảng cầm quyền, nên mọi quyết định của Quốc hội đều là quyết định của Chính phủ, tức đảng cầm quyền. Điều này có nghĩa là Chính phủ có quyền giám sát lại hoạt động của Quốc hội, chứ không phải là Quốc hội giám sát Chính phủ.
Ở chính thểđại nghị, Chính phủđược thành lập dựa vào cơ sở thành phần của nghị viện. Chính phủ phải chịu
PHÒNG, CHỐNG THAM NHũNG, LÃNG PHÍ
trách nhiệm trước nghị viện. Nhưng trên thực tế, với đa số ghế trong nghị viện, đảng cầm quyền, đảng đứng ra thành lập Chính phủ, đã chi phối nghị viện và kiểm tra hoạt động của các nghị viện. Những quy định của chính thểđược quy định trong Hiến pháp, giống nhưở các nước có chính thể cộng hoà đại nghị, Chính phủđược thành lập từđảng phái chiếm đa số trong hạ viện, cho nên bao giờ
Chính phủ cũng khống chế nghị viện. Vì vậy, Chính phủ
và hạ viện không khác nào như hai cơ quan trực thuộc một đảng phái chính trị cầm quyền. Ở đây sự phân chia quyền lực nhà nước giữa lập pháp và hành pháp, theo quy
định của hiến pháp không còn nữa, mà có chăng chỉ là sự
phân chia giữa một đảng cầm quyền và một đảng đối lập có trách nhiệm.
Vấn đề giải tán nghị viện cũng diễn ra tương tự. Một khi đa số nghị viện và Chính phủ của cùng một đảng thì không mấy khi có mâu thuẫn giữa lập pháp và hành pháp. Giải tán Quốc hội (Nghị viện) không còn ý nghĩa ban đầu của nó nữa. Đảng cầm quyền lợi dụng quy định này, giải tán Quốc hội cho tiến hành tuyển cử trước thời hạn, để
kéo dài sự tồn tại chính quyền trong tay của đảng mình. Hoặc trong một trường hợp khác, người cầm quyền lực hành pháp muốn củng cố hơn nữa quyền lực của mình, hoặc muốn vớt vát quyền lực của mình trong khi nó đang bị sa sút.
Như vậy, chế định Chính phủ - hành pháp phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội - lập pháp, cũng như chếđịnh tín nhiệm Chính phủ về nguyên tắc được sinh ra với mục
đích để kiểm tra, giám sát Chính phủ, nhưng với sự nắm
đảng cầm quyền, Chính phủđã sử dụng để kiểm tra, giám sát Quốc hội, và mưu tính có lợi cho sự cầm quyền của Chính phủ - hành pháp.
Sự hạn chế quyền lực nhà nước này trở thành sự phản
đối, sự chỉ trích đảng cầm quyền của các đảng đối lập. Sự đối nghịch nhau giữa hai đảng phái chính trịđã được lịch sử hình thành một cách dần dần - được định chế hoá, bằng con đường hoà bình, mà không phải giải quyết bằng con đường vũ khí.
Đối với các nhà nước khác được tổ chức theo mô hình tổng thống cộng hòa thì ảnh hưởng của các đảng phái có chiều giảm hơn, nhưng vẫn ảnh hưởng một cách rất nghiêm trọng gần tương tự như của chếđộđại nghị. Vì vậy, người ta gọi chếđộ tổng thống là chếđộđại nghịở
hành lang. Cho dù không được quy định trong Hiến pháp nhưng các đảng phái có một vị trí quan trọng thực sự
trong đời sống chính trị của các quốc gia tư sản. Có ý nghĩa rất lớn trong việc kiểm tra, đối trọng với đảng cầm quyền, nhất là việc kiềm chế sự thái quá, sự quá lạm dụng quyền lực của đảng cầm quyền. Vị trí đó gọi là đối lập có trách nhiệm, tìm ra sự khiếm khuyến của đảng cầm quyền.
Trong một hệ thống nghị viện, ngành hành pháp và lập pháp không hoàn hoàn tách rời vì Thủ tướng và các
thành viên nội các đều là thành viên Quốc hội. Trong hệ
thống đó, đối lập về chính trị là phương tiện chủ yếu hạn chế quyền lực của ngành hành pháp. Mặc dù chúng ta không thuộc hệ thống nghị viện, nhưng về cơ bản các dấu ấn của hình thức tổ chức Nhà nước Việt Nam tương
đối giống các dấu ấn của nhà nước đại nghị. Đó là Quốc hội của Nhà nước Việt Nam cũng được quy định là cơ quan quyền lực tối cao, và nhất là quy định: Chính phủ - cơ
quan hành pháp do Quốc hội thành lập và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội Việt Nam.
Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong kiểmsoát quyền lực Nhà nước