Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, người lao độ ng

Một phần của tài liệu 191_YTEX (Trang 69 - 70)

Hưởng ứng các phong trào thi đua mà trọng tâm là phong trào Lao động giỏi, Lao động sáng tạo do tổ chức Công đoàn phát động, công nhân, viên chức, lao động cả

nước đăng ký thực hiện 3.059 đề tài với tổng số tiền 297,6 tỷđồng, 117.096 sáng kiến được ứng dụng trong

thực tiễn với tổng giá trị làm lợi 17.853,2 tỷđồng. Các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội XII Công đoàn Việt Nam diễn ra sôi nổi, rộng khắp, có 3.665 công trình, sản phẩm, đề tài khoa học, sáng kiến kỹ thuật

đăng ký chào mừng Đại hội với tổng giá trị đầu tư

14.183,5 tỷđồng, giá trị làm lợi ước trên 1.358,7 tỷđồng. Tổng Liên đoàn đã tổ chức gắn biển 5 công trình chào mừng Đại hội XII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2018 — 2023, gồm: Công đoàn Điện lực Việt Nam với “Công trình Xây dựng Trạm biến áp 220kV Long Xuyên 2 và đường dây

đấu nối tỉnh An Giang” thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thi công với tổng mức

đầu tư 309,651 tỷđồng; Công đoàn Đường sắt Việt Nam với công trình sản phẩm “Đóng mới 2 toa xe khách A56” do Công đoàn Công ty Cổ phần Xe lửa Gia Lâm thực hiện trên 21 tỷ đồng. Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam "Công trình đầu mối hồ chứa nước Nước Trong - Dự án thủy lợi hồ chứa nước Nước Trong, tỉnh Quảng Ngãi", do Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện, tổng trị giá 1.639,5 tỷđồng; Công đoàn Dệt may Việt Nam với công trình “Nhà máy sợi Hòa Xá” do Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định thực hiện 369 tỷ đồng; Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang với công trình “Nhà máy chế biến thức ăn Thủy Sản” do Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai thực hiện 909,9 tỷđồng.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi

đua ái quốc, thiết thực chào mừng Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, các cấp công đoàn tổ chức giao lưu, tôn vinh, khen thưởng các tấm gương tiêu biểu, xuất sắc trong lao

động, sản xuất và hoạt động công đoàn. Tổng Liên đoàn tổ chức gặp gỡ, giao lưu với 101 đại biểu Anh hùng Lao

động và công nhân tiêu biểu; tổ chức chương trình “Vinh quang Việt Nam” năm 2018 với chủđề “Dấu ấn những công trình” tôn vinh tập thể những người lao động đã thiết kế, vận hành 8 công trình xuất sắc tiêu biểu, ghi dấu ấn đậm nét trong từng thời kỳ phát triển của đất nước. Tổ chức lễ

trao giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ III tôn vinh 70 tấm gương công nhân, lao động có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất. Tổ chức sơ kết 5 năm phong trào thi đua Lao động giỏi, Lao động sáng tạo, tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động tiếp tục phát triển.

Công đoàn các tỉnh, ngành đã chủđộng cụ thể hóa Kế

hoạch của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về "Tổ chức Tháng Công nhân năm 2019" với chủđề "Mỗi Công đoàn cơ

sở - Một lợi ích đoàn viên", trong đó hướng dẫn, chỉđạo các cấp công đoàn tập trung tuyên truyền các hoạt động Tháng Công nhân. Tổ chức đối thoại, kịp thời tháo gỡ khó khăn của người lao động. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, công nhân viên chức lao động. Đẩy mạnh hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động, triển khai có hiệu quả chương trình phúc lợi đoàn viên Công đoàn, phấn đấu mỗi công đoàn cơ

sởđều có hoạt động chăm lo lợi ích đoàn viên.v

Tiến sĩ Takeba Akira, cố vấn Tổ chức xúc tiến thương mại môi trường Nhật Bản trực tiếp lội xuống sông Tô Lịch kiểm tra kết quả và ngửi bùn đã qua xử lý tại đoạn sông đang được thí điểm. Một đoạn sông Tô Lịch được thí điểm lắp đặt máy sục khí kèm

các tấm vật liệu thiên nhiên bằng công nghệ Nhật Bản.

NHÂN VẬT - Sự KIỆN

Bốn chiếc máy sục khí Nano và các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor được đặt xuống đầu nguồn sông Tô Lịch tại khu vực đầu đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy). Theo các chuyên gia Nhật Bản, với công nghệ hiện đại này, thì thời gian ngắn, mùi hôi của sông Tô Lịch sẽ giảm. Dự kiến vài tháng sau, dòng sông này sẽ thực sự "hồi sinh".

Trước đó, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội thông tin, mỗi ngày 150.000m3nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông Tô Lịch. Ngoài ra, hạ lưu sông còn phải tiếp nhận nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp ở

Vĩnh Tuy, Mai Động, Văn Điển. Tiến sĩ Tadashi Yamamura, chuyên gia về môi trường của Nhật Bản cho hay, các tấm vật liệu Bioreactor là chất xúc tác, cung cấp giá thể, tạo

môi trường sống cho vi sinh vật; cùng với máy tạo khí Nano, chúng sẽ thúc đẩy quá trình tự làm sạch nước, phân hủy bùn. Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật - Việt (đơn vị chủ trì triển khai công nghệ Nano-Bioreactor) cho biết: “Ở vị trí thí điểm đầu tiên, công nghệ này đã giúp giảm từ 15-20 cm độ dày của bùn, nồng độ khí độc hydro sunfua (H2S), khí amoniac (NH3) gây mùi hôi thối cũng giảm hẳn, nạo vét bùn bằng máy móc, nhân công cần nhiều chi phí, trong khi không xử lý được tận gốc vấn

đề. Mỗi lần nạo vét cơ học sẽ tốn diện tích đất nơi khác

để chôn lấp bùn, nguy cơảnh hưởng tới mạch nước ngầm, sức khỏe của người dân khu vực chôn lấp, trong khi đó công nghệ từ Nhật Bản có thể thay thế cho nạo vét bùn cơ học và duy trì làm sạch lâu dài".v

KỲ ANH

Một phần của tài liệu 191_YTEX (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)