Từ những phân tích trên, xin đưa ra một số kiến nghị
sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức chính quyền địa phương như sau:
1. Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 15 Luật tổ chức chính quyền địa phương theo hướng xác định rõ hơn mối quan hệ công tác và quyền, trách nhiệm của mỗi bên (Chính quyền địa phương và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) và để
phù hợp, đồng bộ với quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 như sau:
Bổ sung một khoản (Khoản 1 mới), quy định rõ: quan hệ giữa chính quyền địa phương (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân) với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là quan hệ phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và quy chế phối hợp công tác do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành.
Sửa Khoản 1 Điều 15 như sau: Thay từ “Chính quyền địa phương” bằng các từ “Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân” và bổ sung cụm từ “có trách nhiệm” sau các từ này.
Sửa Khoản 3 Điều 15 theo hướng quy định rõ hơn trách nhiệm của cá nhân Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân, người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân có trách nhiệm thông tin kịp thời cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam việc thực hiện chếđộ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Sửa Khoản 4 Điều 15 như sau: 4. Chính quyền địa phương có trách nhiệm tiếp thu, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội địa phương khi thực hiện quyền và trách nhiệm tham gia xây dựng chính quyền, tham gia quản lý kinh tế - xã hội, giám sát và phản biện xã hội”.
Đồng thời, đề nghị bổ sung một điều trong các chương của Luật, quy định cụ thể nội dung Khoản 4 này, trong đó quy định:
“Đối với kiến nghị tại kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Ủy ban nhân dân thì có thể trả lời ngay hoặc trả lời bằng văn bản sau kỳ họp, phiên họp 30 ngày.
Đối với văn bản kiến nghị trong quá trình thực hiện quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 điều này thì trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị”.
2. Đề nghị bổ sung các điều khoản quy định rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người do Hội đồng
nhân dân bầu ra, nếu chỉ quy định nhưĐiều 89 của Luật tổ chức chính quyền địa phương thì gần như không địa phương nào có thể thực hiện được trên thực tế.
Đề nghị sửa nội dung điểm b, Khoản 2 điều này theo một trong 2 phương án sau:
Phương án 1: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Hội đồng nhân dân bầu ở mỗi cấp. Đối với người có phiếu tín nhiệm thấp hơn 50% thì đề nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm.
Phương án 2: Để như hiện nay là khi có kiến nghị của
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thì phải có quy định rõ, cụ thể về cơ chếđể Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thể thực hiện được.
3. Đề nghị xem xét, kiến nghị có một chương hoặc mục riêng trong Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định cụ thể về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân, trách nhiệm của Thường trực Hội đồng nhân dân,
đại biểu Hội đồng nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các ban, ngành có liên quan trong việc tổ chức tiếp xúc cử tri, để bảo đảm cho hoạt động tiếp xúc cử tri với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được thực hiện chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả.
Trong trường hợp không quy định trong Luật, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm ban hành Nghị quyết về
hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân thay thế cho các quy định này tại Nghị quyết số
753/2005/NQ-UBTVQH11 hoặc phối hợp với Chính phủ,
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành văn bản thay thế cho Nghị quyết số
753/2005/NQ-UBTVQH11 và Nghị quyết liên tịch số
525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN để quy
định chung về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội,
đại biểu Hội đồng nhân dân.
Đề xuất một số nội dung liên quan đến tổ chức bộ máy chính quyền địa phương.
Bổ sung việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với chức vụ Phó Trưởng các ban Hội đồng nhân dân, vì chức vụ này do Hội đồng nhân dân bầu.
Việc quy định 2 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện hoạt động chuyên trách dẫn đến tăng biên chếở các địa phương trong bối cảnh cả nước đang thực hiện tinh giản biên chế gây khó khăn cho các địa phương trong việc bố trí biên chế chuyên trách của Hội
đồng nhân dân. Vì vậy, Luật cần sửa đổi nội dung này. Tại Khoản 1, 2 Điều 14 về Uỷ quyền cho chính quyền
địa phương: Luật cần quy định rõ nội dung, phạm vi được uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp trên đối với Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp, quy định hiện hành chưa
đảm bảo sự phân cấp và phát huy trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của từng cấp chính quyền.v
Hà Nội với những giải pháp tíchcực, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận