Tác dụng của hương ước, lệ làng

Một phần của tài liệu 191_YTEX (Trang 48)

Hương ước, lệ làng của Việt Nam cũng có nguồn gốc từ phong tục, nhưng đã được chính quyền xét duyệt trước khi thi hành. Ai không tuân theo thì bị xử phạt. Hương ước, lệ làng không còn là phong tục truyền miệng, mà là luật thành văn với các chương, điều mang tính hệ thống, có cả chế tài đối với trường hợp vi phạm. Hương ước, lệ làng song hành, hỗ trợ, bổ sung và cụ thể

hóa những điều mà luật pháp nhà nước còn thiếu. Hương ước các làng khác nhau thì có tên gọi khác nhau, như: hương ước, hương đoan, hương khoán, tục lệ, khoán lệ, lệ làng... Tùy đặc điểm của từng làng xã mà số

lượng chương, điều trong các hương ước nhiều, ít khác nhau, nhưng nhìn chung đều có các chương điều chỉnh quan hệ trong nhiều lĩnh vực. Trong các hương ước đều có các chương, như: Tổ chức bộ máy hành chính và tổ

chức dân sự làng xã (dòng, họ, phe, giáp, hội, phường, các hạng đinh); Đảm bảo an ninh làng xã; Đảm bảo vệ

sinh, môi trường; Thực hiện nghĩa vụ với làng xã, với Nhà nước; Bảo vệ, nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục, bài trừ hủ tục, mê tín, dịđoan (các quy định về lễ, hội, cưới hỏi, ma chay), bảo vệ môi trường, chống dịch bệnh, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng,… Trong cuộc sống hàng ngày, người dân ở nông thôn đều tìm thấy các hướng dẫn xử sự của hương ước, lệ làng. Người tuân thủđầy đủ

các quy định của hương ước được coi là tuân thủ nghiêm

kỷ cương phép nước, cho dù họ ít hiểu biết về pháp luật nhà nước. Văn phong của hương ước giản dị, dễ hiểu, dễ

nhớ, dễ thi hành, dễ tuân theo. Hàng năm, trong các dịp lễ hội, hương ước được đem ra đọc cho cả dân làng nghe. Người dân ít học vẫn có thể thuộc lòng hương ước của làng xã họ.

Hương ước, lệ làng là công cụđể toàn dân chung sức với chính quyền giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Quản lý xã hội không còn là việc riêng của chính quyền. Mỗi khi Nhà nước được nhân dân hết lòng ủng hộ, thì năng lực quản lý nhà nước của chính quyền không ngừng được tăng lên. Không một thế lực nào có thể khuất phục nổi sức mạnh chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Điều này giải thích tại sao những đội quân xâm lược với quân sốđông áp đảo, với vũ khí tối tân vẫn không thểđột nhập vào các làng chiến đấu.

Hương ước, lệ làng đã giúp hình thành những phong cách sống của người Việt Nam. Người Việt coi lợi ích giống nòi, lợi ích quốc gia, dân tộc, làng xã, dòng họ lên trên hết. Với người Việt Nam, vai trò của tập thể luôn được đề

cao hơn vai trò của cá nhân. Hương ước, lệ làng trở thành công cụ rèn luyện, hun đúc nên những đức tính quý báu của con người Việt Nam như: lòng dũng cảm trong chiến

đấu, tính cần cù trong lao động, tính hòa nhã, thân thiện, mến khách trong giao tiếp,… Người xưa không ai muốn

đem tiếng xấu về làng. Mọi người trong làng đều tự hào và ngẩng cao đầu về những cái hay, cái đẹp của làng. Tự

hào về bản thân, tự hào về gia đình, tự hào về dòng họ, tự hào về xóm làng, tự hào về dân tộc… Tất cả những tự

hào ấy là chất men, là động cơ thúc đẩy con người Việt Nam luôn phấn đấu nâng cao bản lĩnh, hoàn thiện nhân tính con người Việt Nam.

Hương ước, lệ làng của dân tộc Việt Nam là con đẻ của nền văn hóa vật thể: văn hóa lúa nước và của sự nghiệp

đấu tranh chống ngoại xâm của các cộng đồng cư dân Việt. Như C.Mác đã nói, hạ tầng cơ sở là nền móng tạo dựng nên thượng tầng kiến trúc hoặc có thể nói khác đi, thượng tầng kiến trúc bắt nguồn và lệ thuộc vào hạ tầng cơ sở.

Một phần của tài liệu 191_YTEX (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)