quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương vào hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, qua hơn 3 năm thực hiện, Luật đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung.
Summary:The 2015 Law on Organization of Local Administration has
institutionalized the Party's views and guidelines on delimiting the authorizationof local authorities into the legal system. However, over 3 years of of local authorities into the legal system. However, over 3 years of
implementation, the law has revealed some limitations and shortcomings thatneed to be amended and supplemented. need to be amended and supplemented.
Từ khóa: Luật Tổ chức chính quyền địa phương, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Keywords: Law on Organization of Local Administration, recommendation, amendment, supplement, the Vietnam Fatherland Front.
Nhận bài: 12/6/2019; Sửa chữa: 26/6/2019; Duyệt đăng: 5/7/2019.
Về một số nội dung của Luật tổ chức chínhquyền địa phương năm 2015 quyền địa phương năm 2015
Kể từ khi được ban hành, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã tạo hành lang pháp lý để chính quyền
địa phương các cấp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, bảo đảm việc tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước.
Tuy nhiên, trong thực tiễn thực hiện còn có những hạn chế, vướng mắc nhất định. Trong đó, có những vấn
đề liên quan đến Mặt trận Tổ quốc các cấp, như: mối quan hệ phối hợp giữa Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
cùng cấp chưa được thuận lợi; công tác tổ chức, tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân chưa được quy định cụ thể trong Luật…
Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, có những nguyên nhân do khâu tổ chức thực hiện, nhưng cũng có những nguyên nhân liên quan đến các quy định của Luật còn chưa đầy đủ, có quy định còn chung chung, chưa cụ thểđể thực hiện, quy định chưa thống nhất với các quy định của các luật có liên quan hoặc thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện. Cụ thể:
Về quy định tại Điều 15: Quan hệ công tác giữa chính quyền địa phương với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ởđịa phương.
Quy định chỉ mang tính nguyên tắc chung, trong khi
đó, Luật tổ chức chính quyền địa phương thiếu các điều khoản cụ thể hóa các quy định mang tính nguyên tắc này. Các quy định của Luật thiếu ràng buộc cụ thểđối với chính quyền địa phương, cũng như chưa có cơ chế, quy trình và
DIễN ĐÀN ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
các bảo đảm cụ thểđểỦy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện. Vì vậy, việc thực hiện các quy định tại Điều 15 của Luật sẽ phải tùy thuộc vào nhận thức và sự lãnh đạo, chỉđạo của cấp ủy, ý thức trách nhiệm của lãnh đạo chính quyền địa phương. Nơi nào người đứng đầu cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nhận thức đúng về vai trò của Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và có sự quan tâm sâu sát trong lãnh đạo, chỉđạo và tổ chức thực hiện, thì nơi đó các quy định mới được thực hiện. Ngược lại, nơi nào người đứng đầu cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và chưa có sự
quan tâm sâu sát trong lãnh đạo, chỉđạo và tổ chức thực hiện, thì nơi đó các quy định sẽ không được thực hiện hoặc thực hiện mang tính hình thức, không hiệu quả.
Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, trong Luật tổ chức chính quyền địa phương cần sửa đổi, bổ sung các điều, khoản tại các chương, nhằm cụ thể hóa các quy định mang tính nguyên tắc tại Điều 15 theo hướng: quy định chặt chẽ, cụ thể và có tính ràng buộc đối với chính quyền
địa phương và cơ chế, quy trình đểỦy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện; thời hạn Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân giải quyết các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; quy định chế tài xử lý đối với những người có trách nhiệm thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong trường hợp chậm xem xét, giải quyết hoặc không xem xét, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
Quy định trường hợp Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm khi “Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp” (Khoản 2 Điều 89).
Trên thực tế, kể từ khi Luật tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực đến nay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các địa phương đều không thể thực hiện được quy
định tại Khoản 2 Điều 89, vì quy định này cũng chỉ mang tính nguyên tắc, không có cơ chế, quy trình để thực hiện. Do vậy, cần bổ sung quy định rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn và quy trình, thủ tục để Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia vào việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người do Hội đồng nhân dân bầu, để quy định này thực hiện được trong thực tế, góp phần bảo đảm thực hiện dân chủ một cách thực chất và hiệu quả hơn.
Quy định về công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội
đồng nhân dân (trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân (Điều 94); trách nhiệm của các cơ
quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức cho đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri (Điều 103 và Điều 112).
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm
2015 quy định cơ bản giống nhau về trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên,
để thực hiện các quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 về hoạt động tiếp xúc cử tri, ngày 02/4/2005 Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân, trong đó tại Mục 1 Chương 5 quy định cụ thể về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân, như: Trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân, thời gian, thời điểm, nội dung, hình thức, phương pháp tiếp xúc cử tri, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức cho đại biểu tiếp xúc cử tri, công tác tổng hợp, theo dõi, giám sát việc tiếp thu, giải quyết kiến nghị của cử tri…
Đến nay, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 đã được thay thế bởi Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, về nguyên tắc cần phải có văn bản hướng dẫn chi tiết Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thay thế cho Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11, trong đó có các quy định mới về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân, nhưng chưa có. Do vậy, hiện nay phần lớn các địa phương vẫn tiếp tục tổ chức cho đại biểu Hội
đồng nhân dân tiếp xúc cử tri theo quy định tại Nghị
quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 hoặc tự quy định trong Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021, dẫn đến việc thực hiện còn lúng túng, thiếu thống nhất giữa các địa phương (có địa phương tổ chức cho đại biểu tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ
họp, có địa phương chỉ tổ chức cho đại biểu tiếp xúc cử
tri trước kỳ họp; có nơi hội nghị tiếp xúc cử tri do Mặt trận Tổ quốc chủ trì, có nơi do Thường trực Hội đồng nhân dân chủ trì…).
Việc tổ chức hoạt động tiếp xúc cử tri hiện nay vẫn làm theo một khuôn mẫu, chủ yếu là Hội nghị, trong khi người dân ngày càng có nhiều kênh thông tin, kế
hoạch tiếp xúc cử tri của 3 cấp Hội đồng nhân dân, của
Đoàn đại biểu Quốc hội, nhiều nơi còn trùng lặp, dẫn
đến nhiều nơi người dân ít quan tâm đến Hội nghị tiếp xúc cử tri. Hoạt động tiếp xúc cử tri sau kỳ họp và theo chuyên đề còn ít, tiếp xúc cử tri tại nơi làm việc, nơi cư
trú chưa được chú trọng thực hiện; một số vấn đề cử tri quan tâm nêu trong các cuộc tiếp xúc cử tri chưa được các đại biểu giải thích, làm rõ. Phần lớn đại biểu Hội
đồng nhân dân tham dự tiếp xúc cử tri mới chỉ báo cáo các nội dung liên quan đến nội dung, chương trình kỳ
họp, kết quả kỳ họp, kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri tại các kỳ tiếp xúc trước, chưa thực hiện việc báo cáo với cử tri ởđơn vị bầu ra mình về hoạt động trong năm, nhiệm vụ năm tới của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định. Thực tế cho thấy, việc đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri đối với các đại biểu dân cử cần phải được quy định rõ, hướng dẫn và tổ chức thực hiện tốt hơn.
D I ễ N Đ À N Đ ạ I Đ O À N K ế T T O À N D Â N T Ộ C