Giải pháp đổi mới công tác thương binh, liệt sĩ hiện nay theo tư tưởng của Chủ tị ch

Một phần của tài liệu 191_YTEX (Trang 66 - 67)

H Chí Minh

Những tư tưởng cơ bản và tấm gương của Chủ tịch Hồ

Chí Minh về công tác thương binh, liệt sĩđã được Đảng, Chính phủ vận dụng, kế thừa, phát huy và cụ thể hóa thành nhiều chương trình, chính sách giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ hiện nay. Đặc biệt, việc ban hành Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2013 về “Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng” đã đưa công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng bước sang giai đoạn mới. Chính sách

ưu đãi xã hội, các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” ngày càng

đi vào chiều sâu và xã hội hóa cao. Các phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, đi tìm hài cốt đồng đội... ngày càng thu hút sự tham gia của toàn xã hội trong phạm vi cả nước. Hầu hết người có công và thân nhân đã được hưởng các chếđộưu đãi của Nhà nước,

đời sống ổn định và từng bước được cải thiện.

Trong thời gian tới, để khắc phục những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại, đồng thời để thực hiện tốt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thương binh, liệt sĩ

và người có công với cách mạng, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản, chính sách, triển khai đồng bộ, thống nhất và kịp thời tất cả

chính sách ưu đãi. Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ

thống chính sách, pháp luật ưu đãi người có công, đặc biệt chú trọng giải quyết các vướng mắc, tồn tại phát sinh liên quan để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Kịp thời giải quyết

những hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn

đọng, bảo đảm chặt chẽ, thấu lý, đạt tình để những người có công và gia đình được thụ hưởng đầy đủ các chính sách

ưu đãi của Đảng, Nhà nước. Tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm. Kiện toàn đội ngũ

cán bộ làm công tác chính sách, bảo đảm đầy đủ yêu cầu về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn.

Hai là, tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề

tồn đọng trong chính sách sau chiến tranh. Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp uỷĐảng, đổi mới công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực người có công với cách mạng. Từng ngành, từng địa phương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình, tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; triển khai kế hoạch cụ thể, rà soát, xem xét, kết luận từng trường hợp theo đúng quy

định, tránh để nhầm, sót những người thực sự có cống hiến mà không được hưởng chính sách. Đồng thời, coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách; kiên quyết xử lý những hành vi gian dối, vi phạm pháp luật về người có công. Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Tiếp tục nghiên cứu, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, những bất hợp lý trong công tác chính sách; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, thực hiện toàn dân chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong nhân dân, nhất là thế hệ

trẻ về truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, xã hội hóa công tác chăm sóc thương binh, gia đình chính sách và người có công. Phát huy mạnh mẽ vai trò của các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng trong đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác thương binh, liệt sĩ và người có công.

Bốn là, khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để

thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, mở

rộng sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định và nâng cao

đời sống. Tuyên truyền, vận động thương binh, bệnh binh và người có công phát huy những phẩm chất cách mạng tốt đẹp trong thời kỳ mới; chủđộng khắc phục khó khăn, nêu gương trong lao động sản xuất, chấp hành pháp luật Nhà nước, xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh ở từng

địa phương. Nhân rộng điển hình tiên tiến của phong trào, phát huy dân chủ, công khai mọi chính sách về lĩnh vực người có công.v

Chú thích:

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.204.2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.401. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.401. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, tr.616. 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, tr.261.

Một phần của tài liệu 191_YTEX (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)