Máy phay chép hình.

Một phần của tài liệu Giáo trình máy công cụ nguyễn xuân ân (Trang 88 - 90)

M áng trữ dụng cụ đặt trong vùng làm việc và các lỗ được đánh số thứ tự Việc thay dao làm bằng tay Đồng hồ số trên bàn điều khiển chỉ số lỗ vớ

4.3.4 Máy phay chép hình.

Dùng để phay những dạng bề mặt phức tạp, thường phân ra hai loại bề mặt: Loại công tua phẳng như cam phẳng, đường phẳng, phôi không tròn..vv… loại công tua không gian như khuôn mẫu ép, mặt tuabin, mái chèo, cam không gian… vv…

Có 2 nhóm máy phay chép hình, nhóm dùng để gia công dạng bề mặt công tua phẳng phức tạp và nhóm gia công dạng công tua không gian phức tạp. Các cơ cấu dùng truyền dẫn cho hai nhóm máy phay này thường là cơ cấu cơ khí, điện khí và dầu ép. Các máy phay chép hình xuất hiện ở Liên Xô từ năm 1935 với ký hiệu 64441 và P- 63. Sau đây ta nghiên cứu chép hình theo 3 loại cơ cấu trên.

a. Hệ thống chép hình bằng cơ khí ( Hình a)

Cơ cấu chép hình gồm: dao phay 4, chốt dò 6, cả 2 đều lắp chung trong ụ máy, có khoảng cách cố định.

Chuyển động quay truyền cho phôi 3 và mẫu chép hình 5 quay đồng bộ. Mẫu quay 5 đẩy chốt dò 6 tỳ theo vết mẫu 5 làm cho dao phay 4 chuyển dịch theo vết để gia công phôi 3. Đối trọng 8 có tác dụng giữ cho mẫu 5 và chốt dò 6 luôn ép sát vào nhau.

a, b,

b. Hệ thống chép hình đầu ép. ( hình b)

Bơm dầu có lưu lượng Q không đổi, phân lưu lượng ra hai nhánh Q1

và Q2.

Q = Q1 + Q2

Bàn máy được truyền dẫn bằng cơ khí , chạy dao ngang S1 trên mặt chép hình của mẫu sẽ tác dụng lên chốt kim, dò làm quay đòn bẩy xung quanh tâm C

ấn van trượt xuống làm thay đổi khe hở K dẫn đến thay đổi lưu lượng dầu, qua đó sẽ thay đổi Q1 , Giả sử Q1 tăng có nghĩa là Q2giảm, trọng lượng bàn máy sẽ thắng áp lực dầu( do Q2 truyền tới) nên bàn máy hạ xuống( chạy dao S2 đứng) dao phay sẽ gia công được phần lồi của chi tiết tương ứng với phần lồi của mẫu. Chép hình dầu ép rất nhạy, bảo đảm gia công chi tiết chính xác, mặt khác không yêu cầu liên hệ cứng giữa dao phay và chốt dò.

c. Hệ thống chép hình bằng điện khí.

90

Trong hệ thống này phải sử dụng các ly hợp điện từ M1 để chạy dao dọc bàn máy, ly hợp điện từ M2 để chạy dao đứng lên trên, M3 để chạy dao đứng xuống dưới.

Mẫu chép hình sẽ tác dụng lên chốt dò để nối mạch điện thực hiện bàn máy chuyển động theo 3 chiều trên hình vẽ. Quá trình chép hình ở đây không liên tục, nên đường cong chép hình không được chính xác như hệ thống chép hình bằng dầu ép.

Một phần của tài liệu Giáo trình máy công cụ nguyễn xuân ân (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)