Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty cổ phần khai thác khoáng sản thiên thuận tường, quảng ninh (Trang 53)

- Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 - Tỷ lệ lợn khỏi: Tỷ lệ khỏi (%) = x 100

- Các số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Excel 2010. ∑ số lợn mắc bệnh

∑ số lợn theo dõi ∑ số con khỏi bệnh

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại lợn

Trong thời gian thực tập tại trang trại lợn thuộc Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh từ 18/11/2019 - 25/5/2020, dưới sự phân công của trại em đã trực tiếp chăm sóc đàn lợn nái sinh sản và đàn lợn con theo mẹ của công ty.

Trong quá trình thực tập em nhận thấy đàn nái ngoại của trang trại có năng suất sinh sản cao, mỗi nái đẻ 2,3 lứa/năm, mỗi nái đẻ trung bình 10 - 12 con/lứa. Các nái nuôi tại trại có sức khỏe tốt, nhiều sữa, đáp ứng nhu cầu sữa cho đàn lợn con trong giai đoạn theo mẹ. Cơ cấu đàn lợn sinh sản của trang trại trong 3 năm được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại Thiên Thuận Tường qua 3 năm (2018 - T5/2020) (Đơn vị: con) STT Loại lợn 2018 2019 T5/2020 1 Lợn đực giống 15 11 6 2 Lợn nái sinh sản 310 260 217 3 Lợn hậu bị 40 35 20 4 Lợn con 1985 1689 2648 5 Lợn thịt 8998 6893 2095 Tổng 11.348 8.888 3.484

Số liệu bảng 4.1. cho thấy: cơ cấu đàn lợn của trại qua 3 năm từ 2018 - T5/2020 thay đổi rõ. Số lợn đực giảm còn 6 con do quá già và loại vì đau chân, số lượng lợn đực chiếm ít nhất trong cơ cấu đầu đàn của trại. Số lượng

nái sinh sản giảm do loại thải các nái sinh sản kém, nái già không đạt yêu cầu về mặt di truyền, nái gặp các vấn đề sinh sản.

Tuy có nhiều biến động do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng trại đã thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nên vẫn giữ được năng suất sinh sản và duy trì phát triển bình thường.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con

Chăm sóc lợn nái trước khi đẻ:

Trước khi lợn nái đẻ cần đảm bảo một số điều kiện sau:

Trước khi đưa lợn nái vào chuồng đẻ người chăn nuôi cần vệ sinh sạch sẽ và khử trùng toàn bộ nền chuồng, ô chuồng, sàn chuồng, thành chuồng lợn nái bằng nước vôi (pha loãng 20%) hoặc sử dụng chất khử trùng và nên để trống chuồng tối thiểu khoảng 7 ngày trước khi chuyển lợn nái vào nuôi.

Khoảng 5 - 7 ngày trước khi lợn đẻ cần tắm rửa lợn nái sạch sẽ, lau sạch bầu vú và âm hộ nhằm tránh nguy cơ lợn con sơ sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc với lợn mẹ rồi chuyển vào chuồng đẻ; kết hợp hàng ngày xoa bóp bầu vú cho lợn nái và bắt đầu chuyển dần cho lợn nái ăn thức ăn dành cho lợn nái nuôi con nhằm giúp lợn nái quen với thức ăn mới.

Cung cấp nước đầy đủ cho lợn nái.

- Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng: Với chuồng chờ đẻ từ 25 - 27ºC là thích hợp nhất. Chuồng đang đẻ nhiệt độ thích hợp là từ 27 - 28,5ºC, chuồng cai sữa là 31 - 32ºC.

 Quy trình chăm sóc nái đẻ

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 3 - 5 ngày. Trước khi chuyển lợn chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng.

Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn 3 kg/ngày, chia làm ba bữa sáng trưa chiều.

Lợn nái chửa trước dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/ngày.

Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 5 kg/con/ngày chia ra làm 3 bữa sáng, trưa, chiều. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 6 kg/con ngày.

Chăm sóc lợn mẹ sau khi đẻ:

- Sau khi đẻ lợn mẹ sẽ được tiêm oxytoxin + kháng sinh để kháng viêm đồng thời kích thích đẩy nhau thai ra ngoài và tiết sữa.

- Dùng nước muối sinh lý 0,9%, thuốc tím 0,1% lau rửa mép âm hộ, rửa bầu vú trước khi cho lợn con bú.

- Theo dõi tình trạng sức khỏe lợn mẹ sau khi đẻ, màu sắc, lượng và mùi dịch hậu sản, kiểm tra thân nhiệt lợn mẹ ngày 2 lần (sáng, chiều) liên tục trong 3 ngày đầu để can thiệp kịp thời, tránh trường hợp lợn mẹ bị sốt gây mất sữa, nếu sốt cao phải tiêm hạ sốt và tùy nguyên nhân cụ thể mà can thiệp.

- Thường xuyên quan sát theo dõi đàn lợn, tránh hiện tượng lợn mẹ đè chết lợn con.

- Khẩu phần ăn của lợn mẹ sẽ được tăng dần để phục hồi cơ thể mẹ sau khi sinh và nuôi lợn con.

- Cho lợn nái ăn từ 4 - 5 bữa/ngày sẽ giúp lợn ăn được nhiều hơn và tiêu hoá tốt hơn. Mùa hè nên cho ăn nhiều vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát.

- Có máng ăn, máng uống riêng và cung cấp đủ nước sạch cho lợn mẹ uống.

* Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ:

- Bấm nanh và cắt đuôi: Bấm nanh và cắt đuôi cho lợn con sau 1 ngày tuổi (khi bú no sữa đầu và ngủ dậy). Để chống nhiễm trùng và cầm máu nên dùng kìm (kéo) nhiệt, không nên bấm nanh quá sát lợi, cắt đuôi sát khấu đuôi tiêm 0,2 ml amoxitav L.A 15% và cho uống thuốc viaquino 25 phòng cầu trùng phân nhớt vàng. Sau khi bấm nanh, cắt đuôi, thả lợn con vào chuồng úm đã lót thảm và đèn úm đã được bật. Do khả năng điều tiết thân nhiệt rất kém, sức đề kháng

yếu, rất nhạy cảm với những tác động bất lợi của môi trường. Vì vậy, cần giữ cho lợn con đủ ấm, tránh bị gió lùa.

- Cho lợn con bú: Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt (sữa của lợn nái 3 ngày đầu sau đẻ) vì là nguồn cung cấp kháng thể giúp lợn con đề kháng bệnh tật. Cố định vú bú, giữ cho những con yếu, nhỏ trong đàn được bú vú phía ngực, cố định liên tục trong 2 - 3 ngày đầu để giúp đàn lợn con phát triển đồng đều.

- Lợn con 3 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực, tiêm sắt (naodex-100) 2ml/con, tiêm amoxitav L.A 15% 0,7ml cho lợn đực thiến, cho lợn con uống thuốc trị cầu trùng nova-coc 5%.

- Cho lợn con tập ăn: Cho lợn con tập ăn từ lúc 5 - 7 ngày tuổi bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 01S của Công ty Hòa Phát. Cho lợn làm quen dần với thức ăn bằng cách bôi thức ăn vào bầu vú của lợn mẹ hoặc bôi vào miệng của lợn con hoặc rắc thức ăn viên cho lợn làm quen. Cho lợn con ăn nhiều lần trong ngày. Vệ sinh máng ăn, máng uống thường xuyên (2 - 3 lần/ngày). Không giữ thức ăn lâu trong máng gây lên men chua, dẫn đến bệnh tiêu chảy, phân trắng ở lợn con.

- Lợn con 7 ngày tuổi tiến hành tiêm phòng vắc xin suyễn + glasser lần 1. - Lợn con 14 ngày tuổi tiến hành tiêm phòng vắc xin tai xanh.

- Lợn con 21 ngày tuổi được tiến hành tiêm vắc xin suyễn + glasser lần 2. - Lợn con từ 21 - 25 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con.

- Lợn con 28 ngày tuổi được tiến hành tiêm vắc xin circo. - Lợn con 35 ngày tuổi được tiến hành tiêm vắc xin dịch tả.

Trong thời gian thực tập tại trại, em được trực tiếp chăm sóc cho đàn lợn nái sinh sản cụ thể là: lợn nái đẻ và nuôi con, lợn con giai đoạn theo mẹ (từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi). Kết quả được trình bày ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Số lượng lợn nái, lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập

Tháng Nái đẻ, nuôi con (con)

Số lợn con đẻ ra (con)

Lợn con cai sữa (con) 12 38 460 437 1 37 444 409 2 35 427 402 3 37 450 425 4 36 443 413 5 34 420 382 Tổng 217 2.644 2.468

Kết quả bảng 4.2. cho ta thấy số lợn nái đẻ, nuôi con và số lợn con đẻ ra, em trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trong 6 tháng thực tập là 217 con nái đẻ, 2644 lợn con sinh ra và sống đến cai sữa là 2.468 con đạt tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 93,3%. Ta thấy số con đẻ ra/lứa luôn duy trì ổn định đó là do sự chăm sóc, nuôi dưỡng khá tốt từ phía trại trong quá trình chăn nuôi nên số con đẻ trung bình của tháng luôn duy trì, ổn định. Số con còn sống đến cai sữa phụ thuộc vào tỷ lệ lợn con chết hàng tháng. Lợn con chết hàng tháng có nhiều nguyên nhân được chia làm 2 loại: chết khi sinh và chết theo mẹ. Chết khi sinh lại bao gồm: chết ngạt, chết khô, chết tật, hầu hết chết khi sinh đều là do quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng nái chửa tại chuồng bầu gặp vấn đề mà dẫn đến lợn con chết ngay khi vừa mới sinh ra. Cách khắc phục tỷ lệ chết khi sinh này là thực hiện tốt, đúng kỹ thuật công tác phối giống, chăm sóc, nuôi dưỡng nái chửa đúng kỹ thuật.

Còn chết theo mẹ bao gồm: chết đè, chết bệnh và chết loại. Trong đó chết đè là do người đứng chuồng không cẩn thận trong lúc chăm sóc nái đẻ,

chỉ cần người chăm sóc cẩn thận hơn trong lúc nuôi dưỡng thì tỷ lệ lợn chết đè sẽ giảm xuống. Chết bệnh bao gồm các bệnh ở lợn con là: Hội chứng tiêu chảy, viêm khớp, những bệnh này cần được theo dõi thường xuyên, phát hiện kịp thời, chữa trị chính xác là sẽ đem lại hiệu quả cao. Còn chết loại là những con không đạt về yêu cầu di truyền, thể vóc không đạt để làm giống sẽ bị loại. Trong quá trình chăm sóc lợn nái em đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau: Khi chăm sóc lợn nái mang thai giai đoạn 5 ngày trước khi đẻ phải chú ý đến khẩu phần ăn của từng lợn, khi cho ăn phải nhìn vào bảng thức ăn của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai. Đặc biệt phải chú ý đến khẩu phần ăn của những lợn đẻ lứa 1 và đẻ lứa 2. Buổi sáng thường cho lợn ăn vào 7 giờ sáng ngay sau khi vào chuồng và buổi chiều lúc 4 giờ chiều.

Đối với lợn nái đẻ, khẩu phần ăn được chia làm 4 bữa, vì sau khi đẻ lợn mệt mỏi, ăn ít hoặc không ăn, vì vậy cần cho lợn ăn nhiều bữa để tăng khả năng thu nhận thức ăn, cho ăn nhiều vào bữa sáng và chiều tối, vào mùa hè nắng nóng, bữa trưa cho ăn ít hơn do bữa trưa thường nắng, lợn không ăn được hết thức ăn. Cung cấp đầy đủ nước uống cho lợn. Việc tắm chải cho lợn mang thai là rất cần thiết, đặc biệt là vào mùa hè. Do thời tiết nóng nên lợn thường ăn ít hơn những ngày trời mát mẻ, vì vậy tắm chải cho lợn giúp cho lợn mát hơn, giảm stress khi nhiệt độ môi trường quá cao. Tắm lợn giúp cho lợn sạch sẽ, sàn chuồng sạch sẽ, khi lợn đẻ sẽ tránh nhiễm trùng cho lợn con và tránh được vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây viêm nhiễm.

Đối với lợn con theo mẹ thì thực hiện lịch vắc xin đầy đủ, và thực hiện cho tập ăn sớm để khi cai sữa lợn có thể làm quen với thức ăn nhanh hơn và tránh các bệnh về đường tiêu hóa.

Chú ý: công tác chăm sóc: Hộ lý khi lợn đẻ khó nếu lợn đẻ quá lâu

mình để ngôi thai được xoay thuận lợi cho quá trình đẻ. Trường hợp phải can thiệp cần thực hiện đúng thao tác kỹ thuật, tránh gây sây sát cho lợn mẹ và lợn con. Phải thường xuyên theo dõi lợn mẹ đến khi hoàn thành quá trình đẻ.

4.3. Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại

Trong thời gian thực tập, em đã trực tiếp chăm sóc cho đàn nái đẻ được chuyển từ chuồng lợn mang thai lên. Trong thời gian này, em đã trực tiếp chăm sóc, đỡ đẻ cho lợn và can thiệp khi lợn đẻ khó.

Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả theo dõi số lợn nái đẻ ở trại trong thời gian thực tập

Tháng Số nái đẻ Đẻ bình thường Tỷ lệ (%) Số con đẻ khó phải can thiệp Tỷ lệ (%) 12 38 36 94,73 2 5,27 1 37 34 91,89 3 8,11 2 35 33 94,28 2 5,72 3 37 35 94,59 2 5,41 4 36 35 97,22 1 2,78 5 34 33 97,05 1 2,95 Tổng 217 206 94,93 11 5,07

Số liệu bảng 4.3. cho biết: Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, em đã trực tiếp đỡ đẻ cho 217 lợn nái, trong đó có 206 trường hợp đẻ thường và 11 trường hợp đẻ khó phải can thiệp. Số lượng nái sinh đẻ bình thường luôn đạt tỷ lệ cao, ổn định, luôn đạt > 90% là do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đã thực hiện đúng quy trình điều chỉnh về thức ăn cho lợn nái mang thai và kỹ thuật chăm sóc lợn nái đẻ.

Số lợn nái đẻ khó chiếm tỷ lệ thấp trung bình là 5,07% chủ yếu tập trung nhiều ở nái đẻ lứa đầu, cổ tử cung chưa giãn nở, một số ít là do lợn mẹ

trong quá trình mang thai quá béo, ít vận động làm ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ. Ngoài ra trường hợp đẻ khó còn do các nguyên nhân khác như chiều hướng, tư thế của bào thai không bình thường, thai quá to, thai dị hình.

Bản thân em là người được trực tiếp chăm sóc những lợn nái đẻ khó này, em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm quan sát, can thiệp khi lợn đẻ khó, kỹ năng đỡ đẻ nhanh, kỹ năng cứu lợn con mới đẻ yếu... và chăm sóc lợn nái sau sinh.

Từ đây ta thấy nếu muốn hạn chế lợn đẻ khó, phải chú ý công tác nuôi dưỡng: Cho lợn ăn đúng bữa theo thẻ khẩu phần ăn của lợn những con lợn gầy yếu phải được ăn thêm 0,5 - 1 kg/ngày tùy thể trạng của lợn.

Khi đỡ đẻ cho lợn người thực hiện phải thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, đúng quy trình, tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ, toàn bộ dụng cụ, tay của người thực hiện đỡ đẻ phải được sát trùng.

4.4. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh tại cơ sở

4.4.1. Kết quả thực hiện vệ sinh phòng bệnh

Quy trình phun khử trùng và vệ sinh chuồng trại được thực hiện rất tốt đảm bảo có thể phòng tránh được dịch bệnh và ô nhiễm một cách hiệu quả nhất.

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ ̣sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ ̣sinh môi trường xung quanh, vệ ̣sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại… Trong thời gian thực tập chúng em đã thực hiện tốt quy trình vệ ̣sinh trong chăn nuôi. Nó có tác dụng tăng sức đề kháng cho vật nuôi, giảm nguy cơ xảy ra dịch bệnh, hạn chế những bệnh có tính chất lây lan, từ đó phát huy tốt tiềm năng của giống.

Việc vệ sinh và chăm sóc đàn lợn có ý nghĩa rất quan trọng đối với công việc chăn nuôi, việc này có thể hạn chế tối đa dịch bệnh, mầm bệnh xâm nhập từ môi trường xung quanh vào đàn lợn. Tiến hành cải tạo chuồng nuôi, loại trừ các yếu tố có hại cho sức khỏe của đàn lợn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của đàn lợn.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty cổ phần khai thác khoáng sản thiên thuận tường, quảng ninh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)