Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập em đã được tham gia và điều trị một số bệnh sau:
Bệnh viêm tử cung lợn
- Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng.
- Chẩn đoán: Bệnh viêm tử cung ở lợn nái. - Điều trị: dùng các thuốc sau để điều trị:
+ Nước muối sinh lý thụt rửa 2 lần/ngày, 2 ngày liên tục.
+ Tiêm amoxitav L.a 15% 1ml/10kg TT + hanalgin-c 1ml/10 kg TT. + Vitamin B1: 5 ml/30 kg TT Tiêm bắp, 2 lần/ngày, điều trị trong 3 ngày.
Bệnh viêm vú - Triệu chứng:
Bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú, vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.
Lợn nái giảm ăn, nếu bị nặng thì bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,5ºc- 42ºC kéo dài trong suốt thời gian viêm.
Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng, xanh lợn cợn có mủ đôi khi có máu.
Lợn con thiếu sữa kêu la, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy nhanh, tỷ lệ chết cao từ 30 đến 100%.
- Chẩn đoán: bệnh viêm vú - Điều trị:
Dùng các thuốc sau để điều trị
+ Tiêm Tiêm hanalgin-c: 10-15 ml/con + Tiêm amoxi-tav LA: 1 ml/10 kg TT + Tiêm kết hợp dexamethason: 1.5 ml/50kg Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
Kết quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại được trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại STT Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Biểu hiện bệnh 1 Viêm tử cung 217 20 9,21 Sốt nhẹ, bỏ ăn, có dịch nhày màu trắng đục hoặc màu hồng chảy ra từ âm hộ.
2 Viêm vú 217 7 3,22
Sốt cao, bỏ ăn, bầu vú sưng nóng, căng cứng đỏ, ấn vào lợn nái có phải xạ kêu lên do đau. Vắt sữa thấy sữa loãng và có cặn.
Số liệu bảng 4.7. ta thấy: trong số các bệnh sinh sản của lợn nái thì bệnh viêm tử cung có số lợn nái mắc cao nhất (20 con) chiếm 9,21%, tiếp đến bệnh viêm vú là 7 con chiếm 3,22%.
Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung cao chiếm 9,21%, do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi được hoàn toàn với điều kiện của nước ta, bên cạnh đó quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc chưa tốt kết hợp với khí hậu không thuận lợi. Mặt khác, do trong quá trình phối giống và quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh.
Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú là 3,22%, do kế phát từ bệnh viêm tử cung, do nền chuồng bẩn, vú bị tổn thương.