Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty cổ phần khai thác khoáng sản thiên thuận tường, quảng ninh (Trang 60 - 61)

Trong thời gian thực tập, em đã trực tiếp chăm sóc cho đàn nái đẻ được chuyển từ chuồng lợn mang thai lên. Trong thời gian này, em đã trực tiếp chăm sóc, đỡ đẻ cho lợn và can thiệp khi lợn đẻ khó.

Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả theo dõi số lợn nái đẻ ở trại trong thời gian thực tập

Tháng Số nái đẻ Đẻ bình thường Tỷ lệ (%) Số con đẻ khó phải can thiệp Tỷ lệ (%) 12 38 36 94,73 2 5,27 1 37 34 91,89 3 8,11 2 35 33 94,28 2 5,72 3 37 35 94,59 2 5,41 4 36 35 97,22 1 2,78 5 34 33 97,05 1 2,95 Tổng 217 206 94,93 11 5,07

Số liệu bảng 4.3. cho biết: Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, em đã trực tiếp đỡ đẻ cho 217 lợn nái, trong đó có 206 trường hợp đẻ thường và 11 trường hợp đẻ khó phải can thiệp. Số lượng nái sinh đẻ bình thường luôn đạt tỷ lệ cao, ổn định, luôn đạt > 90% là do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đã thực hiện đúng quy trình điều chỉnh về thức ăn cho lợn nái mang thai và kỹ thuật chăm sóc lợn nái đẻ.

Số lợn nái đẻ khó chiếm tỷ lệ thấp trung bình là 5,07% chủ yếu tập trung nhiều ở nái đẻ lứa đầu, cổ tử cung chưa giãn nở, một số ít là do lợn mẹ

trong quá trình mang thai quá béo, ít vận động làm ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ. Ngoài ra trường hợp đẻ khó còn do các nguyên nhân khác như chiều hướng, tư thế của bào thai không bình thường, thai quá to, thai dị hình.

Bản thân em là người được trực tiếp chăm sóc những lợn nái đẻ khó này, em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm quan sát, can thiệp khi lợn đẻ khó, kỹ năng đỡ đẻ nhanh, kỹ năng cứu lợn con mới đẻ yếu... và chăm sóc lợn nái sau sinh.

Từ đây ta thấy nếu muốn hạn chế lợn đẻ khó, phải chú ý công tác nuôi dưỡng: Cho lợn ăn đúng bữa theo thẻ khẩu phần ăn của lợn những con lợn gầy yếu phải được ăn thêm 0,5 - 1 kg/ngày tùy thể trạng của lợn.

Khi đỡ đẻ cho lợn người thực hiện phải thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, đúng quy trình, tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ, toàn bộ dụng cụ, tay của người thực hiện đỡ đẻ phải được sát trùng.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty cổ phần khai thác khoáng sản thiên thuận tường, quảng ninh (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)