Kết quả thực hiện các công tác khác

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty cổ phần khai thác khoáng sản thiên thuận tường, quảng ninh (Trang 69)

Công tác thực hiện thủ thuật và phẫu thuật trên đàn lợn con tại trại: - Đỡ lợn đẻ:

Để công tác đỡ lợn đẻ thành công cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc đỡ lợn đẻ, dụng cụ bao gồm: thùng úm, bóng đèn hồng ngoại, khay đựng cồn, khăn khô, thảm lót cho lợn con, vỏ bao cám giặt sạch và sát trùng.

Tất cả những lợn chuẩn bị đẻ đều được vệ sinh âm hộ và mông sạch sẽ, vệ sinh sàn chuồng bằng thuốc sát trùng, chuẩn bị lồng úm, chuẩn bị bóng điện úm cho lợn con, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ như vải màn hoặc vải mềm khô, sạch, cồn iod để sát trùng.

Bóng úm được bật trước khi lợn đẻ để sưởi ấm ổ úm cho lợn con.

Các thao tác đỡ đẻ đã thực hiện: sau khi lợn mẹ đẻ, bắt lợn con từ trong chuồng ra. Vuốt hết dịch ở các lỗ tự nhiên. Vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn. Dùng khăn bằng vải mềm lau khô người lợn, dùng bột quế xoa kín lợn con mục đích giữ ấm và phòng tiêu chảy. Lợn con phải khô và sạch. Bắt lợn con dốc ngược, vỗ nhẹ vào thân để kích thích hô hấp. Cho lợn con vào ổ úm nhiệt độ từ 33 - 35ºC.

Trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

- Thao tác làm nanh, bấm tai, cắt đuôi cho lợn con:

+ Mài nanh

Mài nanh cho lợn con ở cở sở, không thực hiện ngay khi mới sinh. Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt, cứng cáp hơn được tiến hành mài nanh (thường là 1 ngày tuổi). Sử dụng máy mài nanh, đây là dụng cụ chuyên dùng, hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với sử dụng kìm bấm nanh (dễ bị vỡ mẻ răng dẫn đến viêm lợi lợn con).

Thao tác mài nanh như sau: bắt lợn con lên sau đó kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng lên trên. Một tay giữ chắc đầu lợn và bóp miệng cho lợn con mở miệng ra, một tay cầm máy, mài nanh dọc theo hàm của lợn con. Khi mài phải cẩn thận, tránh mài vào lưỡi của lợn con, không mài quá sâu đến lợi làm cho hàm của lợn con chảy máu (tránh vi khuẩn xâm nhập), nanh sau khi mài phải hết phần đầu nhọn.

+ Cắt đuôi

Sử dụng kìm cắt đuôi. Cắt ở vị trí cách gốc đuôi 3 cm.

Thao tác: Một tay bắt lợn con lên sao cho đầu của lợn con chúc xuống dưới, ngón cái và ngón trỏ cầm đuôi, một tay cầm kìm và cắt, thao tác cắt phải nhanh, dứt khoát, tránh gây chảy máu nhiều cho lợn, sát trùng bằng cồn iod. Thao tác cắt đuôi thực hiện cùng lúc với thao tác mài nanh.

+ Bấm số tai

Sử dụng kìm bấm tai. Thao tác bắt lợn con để bấm tai tương tự với cách bắt để mài nanh. Số tai được bấm theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ mép trên của tai trái, tới mép trên của tai phải, tiếp đến mép dưới của tai phải và kết thúc ở mép dưới của tai trái. Sát trùng bằng cồn iod vào vị trí cắt.

Số tai của lợn con được bấm theo mã số của từng giống khác nhau của cơ sở. Những con có sức khỏe tốt, ngoại hình vượt trội hơn so với cả đàn thì được bấm số tai, làm cơ sở để chọn lợn hậu bị.

+ Tiêm sắt kết hợp kháng sinh

Tiêm cho lợn con 3 ngày tuổi với liều lượng 2 ml/con. Tiến hành cùng thao tác mài nanh - bấm đuôi - bấm số tai lợn con.

+ Uống cầu trùng (nova-coc 5%)

Khi lợn con được 3 ngày tuổi, tiến hành cho uống cầu trùng, liều dùng mỗi con 1 ml/ lần.

+ Thiến lợn đực

Lợn đực được thiến từ 3 - 5 ngày tuổi (phụ thuộc vào số lượng lợn đẻ và sức khỏe của lợn con).

Dụng cụ thiến gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi - lanh và thuốc kháng sinh.

Thao tác: người thiến ngồi trên ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới, phần bụng hướng ra ngoài. Một tay nặn, để dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn vào giật mạnh để kéo dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, sát trùng bằng cồn iod vào vị trí thiến.

Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn, chúng em còn tham gia một số công việc như: Đỡ đẻ cho lợn mẹ, thiến lợn đực, bấm số tai, cắt đuôi lợn con, mổ hecni lợn con...

Bảng 4.9. Kết quả thực hiện một số công tác khác Nội dung công việc Số lợn thực hiện

(con) Số lợn an toàn (con) Tỷ lệ an toàn (%) Đỡ đẻ lợn con 1320 1301 98,56 Cắt đuôi lợn con 1320 1320 100 Bấm số tai 1320 1320 100 Thiến lợn đực 1320 1320 100 Mổ Hecni 6 5 83,33

Số liệu bảng 4.9. ta thấy trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn con em đã đỡ đẻ được 1.320 con, tỷ lệ an toàn là 98,56%. Việc cắt đuôi, bấm số tai và thiến lợn đực kết quả các công việc này đều đạt an toàn 100%. Việc mổ hecni có số lợn con an toàn là 5/6 con, có 1 con bị chết là do lợn nhỏ, sức đề kháng kém nên tỷ lệ đạt an toàn là 83,33%.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại Trại lợn Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, em so bộ kết luận như sau:

Công tác phòng bệnh: Thực hiện phun sát trùng định kỳ các chuồng nuôi. Hạn chế việc đi lại giữa các chuồng nuôi. Các phương tiện ra vào trại đều được sát trùng ngay tại cổng trại. Đối với lợn con được phòng các bệnh tiêu chảy, cầu trùng, thiếu máu (naodex-100), được tiêm vắc xin phòng bệnh suyễn, glasser, tai xanh, tiêm vắc xin Circo và dịch tả lợn đạt tỷ lệ 100%.

- Em trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng 217 con lợn nái và 2.644 con lợn con. - Phần lớn lợn nái của trại đẻ bình thường chiếm tỷ lệ là 94,93%, đẻ khó can thiệp chiếm tỷ lệ 5,07%.

- Lợn nái ở trại thường mắc các bệnh: bệnh viêm tử cung (9,21%), viêm vú (3,22%).

- Lợn con thường mắc các bệnh: Hội chứng tiêu chảy (17,01%), viêm khớp (2,83%).

- Các công tác khác đã thực hiện là: Đỡ đẻ lợn con 1320 con (tỷ lệ an toàn đạt 98,56%), cắt đuôi lợn con, bấm số tai, thiến lợn đực đều đạt tỷ lệ an toàn 100%, mổ hecni đạt tỷ lệ 83,33%.

5.2. Đề nghị

- Trại cần thực hiện tốt hơn công tác vệ sinh trong và ngoài chuồng nuôi, cần quản lý chặt chẽ hơn nữa người và xe ra vào trại.

- Công tác vệ sinh chuồng bầu và vệ sinh dụng cụ, vệ sinh gia súc trước khi phối giống, vệ sinh máng ăn, máng uống, cần được thực hiện tốt để giảm tỷ lệ lợn mắc bệnh.

- Tăng cường công tác quản lý lợn con để hạn chế thấp nhất tình trạng lợn con chết do bị đè và rơi xuống gầm.

- Cần chú ý tới việc sử dụng nước trong chuồng để chuồng luôn khô ráo, làm giảm tỷ lệ lợn con theo mẹ mắc bệnh tiêu chảy.

- Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề trước khi ra trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu trong nước

1. Trịnh Tuấn Anh (2010), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella spp trọng hội chứng tiêu chảy ở lợn con

dưới 3 tháng tuổi tại tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, Luận

văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp (2010).

2. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt, Nx4b. Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29-35.

3. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập

XXIII (số 5), tr. 51 - 56.

4. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

5. Phạm Hữa Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội .

6. Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất

lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), giáo trình,

sinh sản gia súc, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Nguyễn Ngọc Hải (2018), “Bệnh do vi khuẩn E.Coli trên heo”, Tạp chí bạn nhà chăn nuôi

9. Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung (2003), Bệnh phổ biến ở

lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn,

11. Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

12. Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và triều trị

bệnh lợn cao sản, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học Hùng Vương.

14. Nguyễn Như Pho (2002), “Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật chăn nuôi

đến hội chứng M.M.A và khả năng sinh sản của heo nái”, Luận án Tiến sỹ

nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

15. Popkov (1999), “Điều trị bệnh viêm tử cung”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật

Thú y, số 5, tr. 9 - 15.

16. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Thanh (2004), Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở gia

súc, gia cầm, Nxb Lao động và xã hội.

18. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại tại vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV (số 3), tr. 38 - 43. 19. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ

(2016), Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử

cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí KHKT

Thú y, tập 17.

21. Phạm Ngọc Thạch (2005), Hội chứng tiêu chảy ở gia súc, Trường Đại học Nông Nghiệp I - Hà Nội - Khoa Chăn nuôi Thú y, Hà Nội.

22. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn,

23. Nguyễn Đức Thủy (2015), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới hai tháng tuổi ở huyện Đầm Hà và Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh, biện pháp phòng trị, Luận văn Thạc sĩ thú y, Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

II. Tài liệu nước ngoài

24. Smith Martineau B. B., G., Bisaillon A. (1995), “Mammary gland and

lactaion problems”, In disease of swine, 7th edition, Iowa state

university press, pp. 40 - 57.

25. Taylor D.J. (1995), Pig diseases 6th edition, Glasgow university.

26. Urban V.P., Schnur V.I., Grechukhin A.N. (1983), “The metritis, mastitis

agalactia syndrome of sows as seen on a large pig farm”, Vestnik

selskhozyaistvennoinauki, 6, pp. 69 - 7.

III. Các tài liệu tham khảo từ internet

27. Naipet (2016), Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng heo con theo mẹ, http://naipet.com/quy-trinh-cham-soc-va-nuoi-duong-heo-con-theo-

me/?fbclid=IwAR1H6T7Jf_k2EEbS149ryCbnqmnl-

7llnv3GF79sBC4SYevOf7ODbjccgnM [Ngày truy cập: 3/7/2020] 28. Phạm Ngọc Thạch (2017), “Bệnh viêm khớp ở lợn con - Cách phòng và

trị bệnh viêm khớp ở lợn”, http://nong-dan.com/benh-viem-khop-o-lon- con-cach-phong-va-tri-benh-viem-khop-o-lon.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Ảnh 1: Thuốc cầu trùng, phân nhớt vàng cho heo con 1 ngày tuổi

Ảnh 2: Vắc xin phòng bệnh tai xanh

Ảnh 3: Thuốc pendistrep L.A Ảnh 4: Kháng sinh amoxitav L.A 15%

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty cổ phần khai thác khoáng sản thiên thuận tường, quảng ninh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)