Cơ cấu phanh đĩa.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (ngành công nghệ ô tô) (Trang 30 - 31)

1. Má phanh tán rivê 2 Má phanh dán.

2.3.2 Cơ cấu phanh đĩa.

Phanh đĩa thường được sử dụng phổ biến trên các xe có vận tốc cao, đặc biệt hay gặp ở cầu trước. Phanh đĩa ngày nay được sử dụng rộng dãi cho cả cầu trước và cầu sau vì nó mang nhiều ưu điểm:

- Khối lượng các chi tiết nhỏ, kết cấu gọn, tổng khối lượng các chi tiết không treo nhỏ, nâng cao tính êm dịu và bám đường của xe.

- Khả năng thoát nhiệt ra môi trường dễ dàng. - Dễ dàng trong sủa chữa và thay thế tấm ma sát.

- Cơ cấu phanh đĩa cho phép mô men phanh ổn định khi hệ số ma sát thay đổi, điều này gúp cho các bánh xe làm việc ổn định nhất là ở tốc độ cao.

- Dễ dàng bố trí cơ cấu tự điều chỉnh khe hở má phanh.

Tuy có nhiều ưu điểm hơn so với cơ cấu phanh kiểu tang trống nhưng cơ cấu phanh đĩa vẫn tồn tại nhược điểm là cơ cấu phanh khó có thể tránh bụi bẩn và đất cát vì phanh đĩa không che chắn kín hoàn toàn do vậy ở các xe có tính việt dã cao không dùng cơ cấu loại này.

a. Cấu tạo. 1. Má phanh. 2. Cụm xy lanh. 3. Bu lông. 4. Vít xả không khí. 5. Giá đỡ má phanh 6. Lò xo chống ồn

b. Nguyên lý hoạt động.

Áp suất thuỷ lực từ xy lanh chính qua đường dẫn dầu phanh đén xy lanh bánh xe đẩy pít tông dịch chuyển làm cho các má phanh đĩa ép cả hai bên rotor phanh đĩa làm cho bánh xe dừng lại.

Hình 2.25. Hoạt độngcủaphanh đĩa.

Trong quá trình phanh do má phanh và rotor phanh ma sát phát sinh nhiệt nhưng do rotor phanh và thân phanh để hở nên nhiệt do ma sát sinh ra dễ bị tiêu tán.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (ngành công nghệ ô tô) (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)