- Nhược điểm:
17. Cơ cấu phanh đỗ 18 Trống phanhđỗ
6.1.2 Phanh tay bố trí ở các bánh xe phía sau.
Trên một số ô tô nhất là đối với ô tô du lịch người ta sử dụng cơ cấu phanh ở các bánh xe phía sau làm phanh dừng. ở cơ cấu phanh ngoài phần dẫn động bằng thuỷ lực của phanh chân còn có thêm các chi tiết của cơ cấu phanh dừng.
Hình 6.4. Phanh tay bố trí ở các bánh xe phía sau.
a. Cấu tạo.
Cần kéo guốc phanh một đầu được liên kết bản lề với phía trên của một guốc phanh, đầu dưới liên kết với cáp dẫn động. Thanh chống guốc phanh một đầu với cần kéo guốc phanh một đầu với guốc phanh còn lại.
b. Hoạt động.
Khi điều khiển phanh tay thông qua hệ thống dẫn động, cáp dẫn động kéo một đầu cần kéo guốc phanh quay quanh liên kết bản lề với phía trên của guốc phanh bên trái. Thông qua thanh chống mà lực kéo ở đầu dây cáp dẫn động sẽ chuyển thành lực đẩy từ chốt bản lề của cần kéo guốc phanh vào guốc phanh bên trái và lực đẩy từ thanh chống guốc vào điểm tựa của nó trên guốc phanh bên phải. Do đó hai guốc phanh được bung ra ôm sát trống phanh thực hiện phanh bánh xe.
c. Hệ thống dẫn động.
Để điều khiển cơ cấu phanh hoạt động cũng cần phải có hệ thống dẫn động. Hệ thống dẫn động của cơ cấu phanh tay loại này thông thường bao gồm: một cần kéo hoặc tay kéo (hình 6.5a và 6.5b); các dây cáp và các đòn trung gian (hình 6.5c).
d. Các dạng thân phanh tay. (1) Loại thân phanh trống:loại này dùng thân trống phanh để giữ lốp, được sử dụng rộng dãi ở các xe có phanh trống.
(2) Loại phanh đĩa: loại này dùng thân phanh đĩa để giữ lốp, được sử dụng rộng dãi ở các xe trở khách nhỏ gon có trang bị phanh đĩa.
Hình 6.6. Các dạng thân phanh tay.
(3) Loại phanh đỗ tách dời: loại này có một phanh đỗ kiểu trống gắn vào giữa đĩa phanh.
(4) Kiểu phanh trung tâm:loại này kết hợp phanh đỗ kiểu trống ở giữa hộp số dọc và trục các đăng và được sử dụng chủ yếu trên xe bus và xe tải.