HỆ THỐNG PHANH DẪN ĐỘNG THỦY KHÍ KẾT HỢP.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (ngành công nghệ ô tô) (Trang 98 - 99)

4. Lò xo, 5 Vòng kéo

4.3 HỆ THỐNG PHANH DẪN ĐỘNG THỦY KHÍ KẾT HỢP.

Mục tiêu:

- Vẽ được sơ đồ và trình bày được nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dẫn động thủy khí kết hợp

4.3.1 Sơ đồ.

Chúng ta đã biết dẫn động bằng thuỷ lực có ưu điểm độ nhạy cao nhưng hạn chế là lực điều khiển trên bàn đạp còn lớn. Ngược lại đối với dẫn động bằng khí nén lại có ưu điểm là lực điều khiển trên bàn đạp nhỏ nhưng độ nhạy kém (thời gian chậm tác dụng lớn do khí bị nén khi chịu áp suất).

Để tận dụng ưu điểm của hai loại dẫn động trên người ta sử dụng hệ thống dẫn động phối hợp giữa thuỷ lực và khí nén (hình 4.21).

Loại dẫn động này thường được áp dụng trên các ô tô tải trung bình và lớn.

Hình 4.21. Sơ đồ hệ thống dẫn động thuỷ khí kết hợp.

Sơ đồ cấu tạo chung của hệ thống bao gồm hai phần dẫn động:

- Dẫn động thuỷ lực: có hai xy lanh chính dẫn hai dòng dầu đến các xy lanh bánh xe phía trước và phía sau;

- Dẫn động khí nén: bao gồm từ máy nén khí, bình chứa khí, van phân phối khí và các xy lanh khí nén.

- Phần máy nén khí và van phân phối hoàn toàn có cấu tạo và nguyên lý làm việc như trong hệ thống dẫn động bằng khí nén.

- Phần xy lanh chính loại đơn và các xy lanh bánh xe có kết cấu và nguyên lý làm việc như trong hệ thống dẫn động thuỷ lực. Vì vậy ở đây không mô tả lại hai phần vừa nêu trên.

Đây là dẫn động thuỷ khí kết hợp hai dòng nên van phân phối khí là loại van kép, có hai xy lanh chính và hai xy lanh khí.

Trong phần này chúng ta chỉ quan tâm và mô tả nguyên lý làm việc của cụm xy lanh chính của dẫn động thuỷ lực kết hợp với xy lanh khí của dẫn động khí nén.

4.3.2 Hoạt động.

Hình 4.22. Nguyên lý làm việc của dẫn động thuỷ- khí kết hợp.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (ngành công nghệ ô tô) (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)