Trong cụm này có ba phần chính: - Xy lanh chính (dẫn động thuỷ lực); - Xy lanh khí nén (dẫn động khí nén); - Van điều khiển.
Xy lanh khí nén cũng được pít tông chia làm hai khoang: khoang công tác bên trái được nối tới van điều khiển; còn khoang bên phải thông với khí trời. Van điều khiển có ba cửa: một cửa lớn nối từ bình chứa khí tới; một cửa
lớn nối tới khoang công tác của xy lanh khí; một cửa nhỏ (cửa điều khiển) được nối từ van phân phối khí nén đến.
Như vậy khí nén từ bình chứa luôn thường trực tại một cửa lớn của van điều khiển, khi van điều khiển nhận được dòng khí nén điều khiển từ van phân phối thì van điều khiển sẽ mở thông hai cửa lớn vào và ra để khí nén từ bình chứa qua van điều khiển đến khoang công tác của xy lanh khí thực hiện đẩy pít tông khí nén, thanh nối và pít tông thủy lực của xy lanh chính sang phải. Do đódầu ở phía trước của pít tông xy lanh chính được ép tăng áp suất để dẫn tới các xy lanh bánh xe.
Sở dĩ phải dùng van điều khiển để cấp dòng khí nén tới khoang công tác của xy lanh khí mà không lấy dòng khí nén trực tiếp từ van phân phối khí là để nhằm mục đích giảm tổn thất tăng độ nhạy cho phần dẫn động khí nén (giảm thời gian chậm tác dụng).
Ngoài ra, cũng nhằm mục đích giảm tổn thất và tăng độ nhạy cho hệ thống thuỷ khí kết hợp thì các cụm của hệ thống được bố trí theo nguyên tắc sau: phần dẫn động khí nén kể từ xy lanh khí nén phải được bố trí gần với van phân phối, nhằm mục đích giảm tổn thất và giảm thời gian chậm tác dụng của dẫn động khí nén. Còn từ xy lanh chính đến các xy lanh bánh xe có thể bố trí xa, vì dầu không chịu nén nên ít ảnh hưởng đến thời gian chậm tác dụng.