a. Kiểm tra bên ngoài các bộ phận dẫn động phanh.
- Quan sát các vết nứt, chảy rỉ bên ngoài các đường ống dầu và các bộ phận của dẫn động phanh.
- Kiểm tra hành trình và tác dụng của bàn đạp phanh, nếu khộng có tác dụng phanh cần phải tiến hành sửa chữa kịp thời.
Hình 3.1. Kiểm tra hành trình bàn đạp phanh.
(a) Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp. (b) Kiểm tra hành trình làm việc.
b. Kiểm tra khi vận hành.
Khi vận hành ô tô thử đạp phanh và nghe tiếng kêu khác thường ở cụm dẫn động phanh , nếu có tiếng ồn khác thường và phanh không còn tác dụng theo yêu cầu cần phải kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
3. THÁO, KIỂM TRA, SỬA CHỮA, LẮP CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC. PHANH THỦY LỰC.
Mục tiêu:
- Trình bày được trình tự tháo, kiểm tra, sửa chữa, lắp các bộ phận của hệ thống phanh dẫn động thủy lực
- Tháo, kiểm tra, sửa chữa, lắp được hệ thống phanh dẫn động thủy lực đúng trình tự, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
3.3.1 Tháo, kiểm tra, sửa chữa, lắp dẫn động phanh thủy lực.
a. Quy trình tháo dẫn động phanhthủy lực trên ô tô.
- Dụng cụcác loại đầy đủ.
- Kích nâng, kê chèn lốp an toàn.
* Làm sạch bên ngoài dẫn động phanh:
- Dùng bơm nước áp lực cao phun nước rửa sạch các cặn bẩn bên ngoài dẫn động phanh,...
- Dùng khí nén làm sạch cặn bẩn và nước bám bên ngoài cụm dẫn động phanh.
Hình 3.2. Các bộ phận của dẫn động phanh.
* Tháo cụm xy lanh phanh chính. - Tháo các bộ phận liên quan
- Tháo giắc nối công tắc báo mức dầu phanh
- Tháo 2 đường dầu A ra khỏi xy lanh phanh chính
- Tháo đường dầu B ra khỏi bình chứa dầu(đường dầu tới bộ li hợp)
(Chú ý: không để dầu phanh dính vào bề mặt sơn và các chi tiết khác)
- Tháo 2 ê cu A bắt xy lanh
- Tháo xy lanh B ra khỏi bầu trợ lực
(Chú ý: Tháo xy lanh ra không làm hỏng hoặc cong đường ống dầu)
b. Tháo rời xy lanh phanh chính.