Nguyễn Dữ người làng Đỗ Lâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Hưng Ông sinh vào thế kỷ XVI (chưa rõ năm sinh và năm mất) là một trong những học trò xuất

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC pps (Trang 51 - 52)

III. CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU.

2. Nguyễn Dữ người làng Đỗ Lâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Hưng Ông sinh vào thế kỷ XVI (chưa rõ năm sinh và năm mất) là một trong những học trò xuất

sinh vào thế kỷ XVI (chưa rõ năm sinh và năm mất) là một trong những học trò xuất sắc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông đã từng đi thi hội và ra làm quan tri huyện dưới triều nhà Mạc nhưng không bao lâu thì cáo quan về ở ẩn nơi thôn dã.

Tác phẩm của ông còn sót lại là Truyền kỳ mạn lục. Ông đã chọn và ghi lại những truyện kỳ lạ lưu truyền ở đời có liên quan đến tư tưởng chính trị của mình. Ông ở ẩn nhưng không phải chỉ biết có riêng mình. Ông viết nên truyện là để phê phán tình trạng thoái hóa đương thời và nêu lên lý tưởng xã hội của mình.

- Về tư tưởng chính trị - xã hội: Ông noi theo và phát động đường lối chính trị của Khổng - Mạnh, chú trọng nhân tâm và đắc nhân tâm. Với ông, để được lòng người cần phải thực hiện vương đạo một cách triệt để. Đường lối của ông vừa có tính đạo đức vừa có tính chính trị trong đó đạo đức là cơ sở thực hiện chính trị.

Ông cũng nhấn mạnh cương thường, nhưng không là cương thường của Tống Nho mà khôi phục cương thường của Khổng - Mạnh, tức nhấn mạnh nghĩa vụ của bề trên đối với kẻ dưới: Vua khiến bề tôi lấy lễ, chồng biết lẽ cư xử với vợ, cha phải biết yêu con cho phải đạo.

Đối tượng của nhân nghĩa ở ông là dân. Đối với dân vua phải dùng chính sách nhân nghĩa: “Phàm xoay cái thể thiên hạ ở trí chứ không phải ở sức, ở nhân chứ không phải ở bạo”, “Đổng công làm việc nhân nghĩa khiến nền nếp đế vương hầu tối mà lại sáng”. Nhân nghĩa là phải đem lại lợi ích cho dân, phải làm cho dân được sống yên ổn no đủ.

- Về đạo đức: ông chủ trương kẻ sỹ phải có đạo đức của bạc đại học “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” trong đó tu thân là gốc. Ônh quan niệm: “Muốn tề được nhà, phải trước tự sửa mình lấy chính, khiến cho không thẹn với vợ con, ấy là khônh thẹ với trời đất”, “Kẻ làm vua chúa nên lấy sự chính lòng mình để làm cái gốc chính triều đình, chính trăm quan, chính muôn dân, đừng để cho kẻ xử sỹ phải bàn ra nói vào là tốt hơn cả”. Làm thiện và quả dục là điều ông tâm niệm. Với ông làm thiện không trước thì sau sẽ được phúc, quả dục thì không bị vật dục quyến rũ.

Do chính trị thời ông là bạo ngược, hành vi của kẻ thống trị là sa đọa, con người không còn tin vào lý thuyết cao cả của nhà Nho, không còn trông chờ vào tinh thần nghĩa hiệp của lớp sỹ phu, nên quan niệm chính trị đạo đức trên của ông phải dựa vào chủ nghĩa duy tâm thần bí để truyền bá. Chủ nghĩa duy tâm thần bí ở ông bắt

nguồn từ Nho giáo và Đạo giáo: Ở Nho giáo là quan niệm thiên nhân cảm ứng “làm thiện ở người, dáng phúc cho người thiện là ở trời”, “Phú quý không thể cầu, nghèo cũng do tự số”. Ở Đạo giáo là tư tưởng âm công, âm đức, có trừng phạt nơi âm phủ, có lưới trời, tin lời đạo sỹ, tin lời đồng bóng “Có âm đức tất có dương báo”, “Lưới trời thênh thang, thưa nhưng chẳng lọt”.

- Ông cũng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo, nhưng lại không thừa nhận vai trò của Phật giáo trong đời sống tinh thần xã hội. Thậm chí ông còn phê phán Phật giáo bề ngoài thì hiền từ nhưng trong bụng là mờ ám.

- Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự kết hợp giữa Nho gia với Đạo gia nên tư tưởng của ông trí tuệ hơn, có nhân cách hơn, con người hơn. Ở Nguyễn Dữ là sự kết hợp giữa Nho gia với Đạo giáo (tôn giáo gắn liền với ma thuật, tin vào các lực lượng thần bí ở thế giới bên kia) nên tư tưởng ông dân dã hơn, nặng nề hơn và ít tính người hơn.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC pps (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w