Nguyễn Tài Thư (Chủ biên) Lịch sử tư tưởng Việt Nam Tập 1 Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội 1993 Tr228 229.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC pps (Trang 40 - 41)

III. CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU.

12 Nguyễn Tài Thư (Chủ biên) Lịch sử tư tưởng Việt Nam Tập 1 Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội 1993 Tr228 229.

Ông đối đãi trọng hậu với các tỳ tướng. Ông chỉ ra cho các tỳ tướng và tỳ tướng thuộc hạ của mình thấy rõ sự gắn bó quyền lợi của mình với tập đoàn vương hầu quý tộc nhà Trần. Sự thống nhất về quyền lợi ấy là cơ sở cần thiết tạo nên sự thống nhất ý chí giữa vua tôi, tướng sỹ, binh lính.

+ Trong xây dựng quân đội, ông là người rất chú ý quan tâm đến vấn đề tinh thần quân đội. Ông rất coi trọng vấn đề tư tưởng mà trước hết là tư tưởng của các tỳ tướng.

Ông xác định dứt khoát lập trường địch ta là không đội trời chung.

Ông phê phán kịch liệt những kẻ “nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường đãi yến ngụy sứ mà không biết căm”.

Ông truyền ngọn lửa căm thù cho tướng sỹ “ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xẻ thịt lột da nuốt gan uuống máu quân thù”.

+ Phẩm chất hàng đầu của tướng sỹ cũng là của toàn quân mà ông đòi hỏi là trung nghĩa, nhưng trung nghĩa ở ông cũng chỉ dừng ở trung với vua. Ngoài ra để xây dựng những phẩm chất cho toàn quân, ông còn đề xuất một loạt các khái niệm đạo đức như anh hùng, vinh dự, sỹ nhục... chống lại những tư tưởng cầu an hưởng lạc, khích lệ toàn quân luyện tập, nâng cao tinh thần cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu.

+ Ông là người quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện năng lực chỉ huy của tướng lĩnh và nâng cao trình độ tác chiến của binh sỹ. Theo ông, người giỏi cầm quân không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết.

+ Trong chiến tranh chính nghĩa cứu nước ông có phương châm tác chiến chính xác: “Giặc cậy trường trận, ta cậy đoản binh, lấy đoản chế trường là việc thường của binh pháp”.

Những tư tưởng chính trị quân sự thiên tài của ông là những cống hiến quan trọng vào sự phát triển lịch sử tư tưởng nước nhà. Nó phản ánh những quy luật cơ bản của chíến tranh giữ nước không phải chỉ thời Trần mà còn mãi về sau.

- Điểm nổi bật của tư tưởng Việt Nam giai đoạn này có mấy điểm sau: Về tư tưởng, Phật giáo phát triển mạnh trở thành như quốc giáo, Nho giáo tồn tại như một hiện tượng hiển nhiên, Lão giáo chi phối ảnh hưởng mê tín của nhân dân, ba tôn giáo này là nền tảng tư tưởng của đời sống tinh thần người Việt. Trên nền tảng ấy, nổi bật lên tư tưởng dân tộc là:

+ Khoan sức dân: Đoàn kết với dân, tổ chức dân, dưỡng dân.

+ Nêu cao đạo đức: yêu nước, anh hùng, vinh dự, sỹ nhục, trung nghĩa và hiếu thuận.

+ Kết hợp hợp lý Thần quyền - Thế quyền - Tôn giáo trong lĩnh vực chính trị. - Nói chung, chính trị xã hội giai đoạn này gắn liền với thực thiễn dựng nước và giữ nước, Chủ nghĩa duy tâm mang đậm tín ngưỡng Phật giáo; Cuối thế kỷ XIV, Phật giáo bị phê phán nên dần suy yếu và thay thế vào đó là sự phát triển của Nho giáo (Tống Nho bàn nhiều về Lý và Khí).

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC pps (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w