Triết học Trang Tử.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC pps (Trang 33 - 34)

III. CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU.

b) Triết học Trang Tử.

Trang Tử (369 -286 tcn), tên thật là Trang Chu, ông sinh ra trong một gia đình quý tộc Tống bị sa sút. Tư tưởng của Trang Tử thể hiện rõ trong cuốn Nam hoa kinh.

Trang Tử đã xuyên tạc quan niệm về đạo của Lão tử theo hướng duy tâm. Trang Tử cho rằng đạo là thứ siêu cảm giác, siêu không gian, siêu thời gian.

Theo Trang Tử, sự vật, hiện tượng luôn biến đổi, nhưng tất cả chỉ là tương đối, không có gì là tuyệt đối cả, không có cái gì là cái chuẩn cho cái khác noi theo. Với chủ nghĩa tương đối này, Trang Tử đã đánh ngang bằng mọi sự cách biệt đối lập nhau, coi phải trái như nhau, lớn bé như nhau, sống chết như nhau...

Từ phương pháp luận đó và trên cơ sở nhận thức luận đề cao những hình ảnh giả tưởng: đẹp, xấu, thiện, ác ... là do con người đặt ra, còn về khách quan là không có thật (Ông là người đề xuất mâu thuẫn giữa chủ thể với khách thể, giữa ngôn ngữ và khái niệm) ông đưa ra một học thuyết chính trị -xã hội gồm các điểm cơ bản sau:

+ Sống tự do tự tại, thụ động trước số phận, gặp sao hay vậy, không thắc mắc không than phiền.

+ Sống theo bản tính tự nhiên, không gò bó không ràng buộc. Quan niệm này thể hiện nhu cầu giải phóng cá tính con người.

+ Đời người ngắn như một giấc mộng do vậy không nên khổ tâm và lao lực mà gì. Cần phải coi sống, chết như nhau, đời là một cuộc giải trí, một cõi mộng.

+ Cần coi mọi tồn tại đều hợp lý, do vậy sống trên đời thì “yên theo thời mà thuận” không nên khen, chê đắn đo phải, trái mà chi, vì thế là trái với đạo tự nhiên.

Những quan niệm trên cho thấy Lão giáo là một đối trọng của Nho giáo. Lão giáo khi truyền sang Việt Nam đã tạo nên một trong các yếu tố cấu thành tư tưởng của người Việt.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC pps (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w