Những khó khăn và thách thức

Một phần của tài liệu BAO CAO THUYET MINH kien luong (Trang 44 - 45)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔ

2.Những khó khăn và thách thức

Địa hình thấp và phần lớn là diện tích đất phèn nên mô hình sản xuất tương đối đơn giản chủ yếu là cây lúa nước, cây ngắn ngày và nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích đất phèn lớn cộng với tình trạng lũ vùng tứ giác Long Xuyên đổ về và ảnh hưởng của hiện tượng xâm nhập mặn từ biển Tây đã hạn chế đến phát triển sản xuất nông nghiệp – nông thôn.

Nguy cơ tiềm ẩn về môi trường trong phát triển nông nghiệp, trồng – bảo vệ rừng và nuôi trồng thủy sản vẫn còn rất cao, môi trường nước chưa được kiểm soát chặt chẽ cho phát triển, thiếu nguồn nước ngọt cho trồng trọt và chưa kiểm soát được chất lượng nguồn nước mặn cho NTTS.

Sự phát triển giữa các khu vực kinh tế còn chênh lệch khá lớn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực nông thôn còn chậm; Mạng lưới thông tin truyền thông còn chưa đáp ứng yêu cầu về thông tin nhanh, chuyển giao khoa học công nghệ, hưởng thụ các giá trị văn hóa, thể thao giải trí; Vận tải đường biển còn chưa phát huy đúng mức, các dự án khu du lịch triển khai còn chậm, hoạt động còn chưa mang lại hiệu quả cao.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng nhưng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của huyện, kinh tế tập thể còn phát triển chậm, một số chỉ tiêu về phát triển văn hóa xã hội chưa đạt kế hoạch đề ra, nước sạch tuy được tập trung đầu tư nhưng còn nhiều bất cập, trình độ tay ngề của lao động trên địa bàn nhìn chung còn thấp, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm trật tự an toàn giao thông, khiếu kiện

đông người còn xảy ra nhiều.

Các dự án trọng điểm còn khó khăn về vốn, triển khai chậm, xúc tiến thu hút đầu tư của địa phương còn nhiều lúng túng, lựa chọn nhà đầu tư còn nhiều hạn chế, nhiều nhà đầu tư có biểu hiện tranh thủ giành đất hơn việc xúc tiến đầu tư thực hiện dự án.

Các thế mạnh của huyện chưa được phát huy đúng mức, đặc biệt là tiềm năng đất đai phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, đầu tư sản xuất nông nghiệp còn manh mún chưa đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Công tác lập quy hoạch sử dụng đất năm 2005 – 2015 tầm nhìn đến năm 2020 trước đây kết quả thực hiện chưa cao, mặt khác khi tách huyện Kiên Lương thành lập mới huyện Giang Thành thì quy hoạch sử dụng đất huyện Kiên Lương chưa được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, dẫn đến thiếu kế hoạch cụ thể để khai thác tiềm năng đất đai phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu BAO CAO THUYET MINH kien luong (Trang 44 - 45)