II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010:
2. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất:
Trong quá trình quản lý, khai thác sử dụng đất luôn có sự biến động do tác động khách quan cũng như các hoạt động chủ quan của con người. Qua tổng hợp số liệu thống kê đất đai các năm trong giai đoạn 2005 - 2010 cho thấy xu thế biến động đất đai của huyện Kiên Lương như sau:
2.1. Biến động về diện tích tự nhiên:
Năm 2010 sau khi tiến hành kiểm kê đất đai diện tích tự nhiên năm 2010 là 47.284,50 ha; Theo quy hoạch sử dụng đất năm 2005 diện tích của huyện là 90.633,00 ha giảm gần một nửa diện tích, giảm 43.348,26 ha do chia tách huyện Kiên Lương thành hai huyện theo Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ trên cơ sở tách huyện Kiên Lương cũ thành 2 huyện Kiên Lương và Giang Thành.
Bảng 12: Tăng giảm diện tích so với năm 2005
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Mã Diện tích Diện tích Tăng giảm
năm 2010 năm 2005
Tổng diện tích tự nhiên 47.284,74 90.633,00 -43.348,26
I. Đất nông nghiệp NNP 42.229,45 74.409,00 -32.179,55
1.Đất sản xuất nông nghiệp SXN 24.533,21 37.135,00 -12.601,79
2.Đất lâm nghiệp LNP 7.870,52 20.342,00 -12.471,48
3.Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 9.443,34 16.930,00 7.486.66
4.Đất làm muối LMU -
5.Đất nông nghiệp khác NKH 382,38 1 381,38
II.Đất phi nông nghiệp PNN 4.032,61 9.626,00 -5.593,39
1.Đất ở tại nông thôn ONT 460,54 847 -386,46
2. Đất ở tại đô thị ODT 314,6 393 -78,40
3.Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 19,6 28 -8,40
4.Đất quốc phòng, an ninh CQP 61,22 38 23,22
5.Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 989,3 992 -2,70
6.Đất có mục đích công cộng CCC 1.876,90 4.293,00 -2.416,10
7.Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 14,22 27 -12,78
8.Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 18,25 31 -12,75
9.Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 232,37 1.000,00 -767,63
10.Đất phi nông nghiệp khác PNK 0 1.618,00 -1.618,00
III.Đất chƣa sử dụng CSD 1.022,68 6.597,00 -5.574,32
1.Đất bằng chưa sử dụng BCS 893,11 6.301,00 -5.407,89
2.Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 7,31 18 -10,69
3.Núi đá không có rừng cây NCS 122,26 278 -155,74
(Số liệu thống kê năm 2010 so với QHSD đất huyện Kiên Lương 2005-2015)
2.2. Biến động đất nông nghiệp:
Diện tích đất nông nghiệp năm 2010 của huyện Kiên Lương là 42.229.45 ha giảm 32.179.55 ha so với năm 2005 gồm:
Đất sản xuất nông nghiệp giảm 12.601,79 ha; Đất lâm nghiệp giảm 12.471.48 ha;
Đất nuôi trồng thủy sản giảm 7.486.66 ha.
Đất nông nghiệp khác tăng 381,38 ha là do thống kế kiểm kê đất đai.
Diện tích đất nông nghiệp giảm với số lượng lớn là do chia tách huyện và diện tích đất nông nghiệp khác tăng là do thống kê, kiểm kê có sự chuyển đổi trong nội bộ đất nông nghiệp.
Nhìn chung đất nông nghiệp của thị trấn Kiên Lương và 7 xã của huyện Kiên Lương mới đều có sự biến động giảm để chuyển sang đất phi nông nghiệp nhằm mục đích xây dựng các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và xây dựng các công trình công nghiêp….
2.3. Biến động đất phi nông nghiệp:
Năm 2010 thì diện tích đất phi nông nghiệp là 4.052,61 ha, giảm 5.593,39 ha so với năm 2005 gồm:
Đất ở đô thị giảm 78,40 ha; Đất ở nông thôn giảm 386,46 ha;
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp giảm 8,40;
Đất quốc phòng, an ninh tăng 23,22 ha (hai chỉ tiêu này được thống kê chung trong giai đoạn trước);
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh năm giảm 2,70 ha;
Đất phát triển hạ tầng giảm 2.416,10 ha (chỉ tiêu này giai đoạn trước gọi là đất có mục đích công cộng);
Đất tôn giáo, tín ngưỡng giảm 12,78ha; Đất nghĩa trang, nghĩa địa giảm 12,75ha;
Đất sông và mặt nước chuyên dùng giảm 767,63 ha; Đất phi nông nghiệp khác giảm 1.618,00 ha.
Diện tích đất phi nông nghiệp giảm với số lượng lớn là do chia tách huyện và diện tích đất quốc phòng - an ninh tăng là do thống kê, kiểm kê có sự chuyển đổi đất.
Việc sử dụng đất nông nghiệp chuyển sang sử dụng vào các mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình công nghiệp, mở rộng hệ thống giao thông, thủy lợi, xây dựng khu dân cư mới là điều tất yếu khách quan, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng, tính hợp lý của việc sử dụng đất:
Với cơ cấu sử dụng đất theo các mục đích sử dụng đất năm 2005 của huyện Kiên Lương có mặt tích cực và hạn chế sau:
*Mặt tích cực:
Đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, đất chưa sử dụng đã được khai thác hiệu quả, đa dạng.
So sánh với cơ cấu sử dụng đất của các huyện trong tỉnh thì Kiên Lương là huyện có nhiều loại đất sử dụng nhiều mục đích như công nghiệp xây dựng, nuôi trồng thủy sản, lúa và đặc biệt là phát triển du lịch.
*Mặt hạn chế:
Đất nông ngiệp tuy có diện tích lớn, chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích tự nhiên nhưng diện tích đất lúa và nuôi trồng thủy sản còn ảnh hưởng phèn và chưa khai thác triệt để tiềm năng đất thương mại, du lịch.
3.2. Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội:
Kiên Lương là huyện có lợi thế về vị trí địa lý, về tài nguyên đất đai…và kinh tế công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch đang có vị trí cao trong cơ cấu nền kinh tế.
Như vậy, đối chiếu hiện trạng sử dụng đất với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện có những mặt tích cực và hạn chế sau:
* Mặt tích cực:
Quy mô và tỷ lệ diện tích đất bố trí cho nông nghiệp cao là sự bố trí sử dụng đúng đắn, phù hợp với điều kiện hiện tại. Điều đó giúp cho:
Khai thác tối đa quỹ đất đai.
Sử dụng hiệu quả nguồn lao động đông đảo là nông dân ít được đào tạo về chuyên môn.
Sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều loại sản phẩm, số lượng lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tạo nguồn nguyên liệu thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, đồng thời tạo ra sản phẩm hàng hóa dồi dào.
Trong việc sử dụng đất nông nghiệp hiện nay, cơ cấu sử dụng đất đang có sự thay đổi theo hướng tích cực:
Đất trồng lúa và nuôi trồng thủy sản tương đối ổn định về quy mô diện tích, địa bàn và đang được đầu tư nâng cao về năng suất, chất lượng sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Diện tích đất sản xuất kinh doanh, đất khu công nghiệp có xu hướng tăng, hình thành các vùng sản xuất tập trung có lượng sản phẩm lớn tạo ra sản phẩm hàng hóa, thu hút số lượng lớn lao động.
* Mặt hạn chế:
Quy mô diện tích và tỷ lệ đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp còn thấp thể hiện mức độ phát triển có phần hạn chế hiện nay ở nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của Huyện. Dưới đây là một số lĩnh vực tiêu biểu:
Quỹ đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn hiện nay tuy lớn nhưng phần diện tích thực sự được đầu tư xây dựng trong đô thị hoặc ở các khu dân cư nông thôn (đất phi nông nghiệp) có quy mô và tỷ lệ thấp. Việc giải quyết quỹ đất để xây dựng nhiều công trình trong các đô thị, các khu dân cư hay để giải quyết chỗ ở cho số dân tái định cư còn gặp rất nhiều khó khăn.
Đất cho sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp còn ít chưa xứng với tiềm năng.
3.3. Những tác động đến môi trƣờng đất trong quá trình sử dụng đất:
Về tác động đến môi trường đất trong quá trình sử dụng đất ở Kiên Lương những năm gần đây nhìn chung diễn biến theo chiều hướng tích cực, trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phù hợp với điều kiện đất đai (tăng diện tích nuôi trồng thủy sản, giảm diện tích trồng lúa) diễn ra ngày càng rộng rãi; việc quản lý sử dụng đất trong các lĩnh vực phi nông nghiệp ngày càng chặt chẽ hơn theo góc độ hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề về môi trường đất cần quan tâm giải quyết: Hiện trạng đất bị nhiễm phèn, mặn vẫn còn diễn ra trên diện rộng.
Hàng năm lũ lụt cũng gây ảnh hưởng ở một số địa bàn với quy mô không nhỏ gây thiệt hại về kinh tế, tác động xấu đến cảnh quan môi trường cũng như sức khỏe con người.
3.4. Những tồn tại trong việc sử dụng đất:
Một số tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất:
Tổng diện tích đất đai lớn, quỹ đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhưng phần đất đang sử dụng cho phi nông nghiệp thấp, nhất là đất cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất công nghiệp đã hạn chế tốc độ, mục tiêu khai thác triệt để và hiệu quả cao quỹ đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, không có hoặc không theo quy hoạch, sử dụng đất phân tán, manh mún còn phổ biến là thực tế rất khó có thể đạt được hiệu quả cao trong việc khai thác tiềm năng đất đai.
Nguyên nhân của những tồn tại trong sử dụng đất và một số giải pháp khắc phục:
Một số nguyên nhân chính:
Công tác quy hoạch sử dụng đất triển khai muộn rất khó khăn cho việc quản lý đất đai và bố trí sử dụng đất ổn định lâu dài.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm, mức độ cập nhật thấp, trong khi thực tế sử dụng đất biến động lớn.
Công tác quản lý, giám sát hoạt động sử dụng đất của các chủ sử dụng đất trên thực tế chưa được thực hiện triệt để.
Giải pháp khắc phục:
Thời gian qua, huyện Kiên Lương đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm giải quyết tồn tại trong sử dụng đất, một số giải pháp sau đây cần được quan tâm và tiếp tục thực hiện:
Tăng cường công tác điều tra cơ bản, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cập nhật thông tin đầy đủ, chỉnh lý biến động kịp thời.
Về đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn cần giải quyết nhanh và gắn khâu quy hoạch chi tiết với xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà.
Tổ chức tốt việc tuyên truyền và triển khai thực hiện Luật Đất đai.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƢỚC
3.1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
Huyện Kiên Lương lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 tại Quyết định số 52/2005/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về việc xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Kiên Lương thời kỳ 2005 - 2015.
Căn cứ Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về việc chia tách huyện Kiên Lương cũ thành 2 huyện Kiên Lương và Giang Thành. Khi đó diện tích tự nhiên của huyện theo thống kê năm 2010 là 47.284,50 ha.
Kết quả lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Được sự đầu tư kinh phí của UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2005 huyện Kiên Lương đã hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã, cấp huyện.
Tình hình thực hiện từng chỉ tiêu sử dụng đất cụ thể như sau:
3.1.1. Đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt đến năm 2010 là 40.564,52 ha, đến năm 2010 thực hiện được 42.229,45 ha. Trong đó:
Đất trồng lúa: Chỉ tiêu sử dụng đất trồng lúa của huyện thực hiện đạt 195,59% kế hoạch được duyệt. Theo kế hoạch được duyệt đến năm 2010, chỉ tiêu được duyệt là 11.354,80 ha, tuy vậy trong 5 năm qua diện tích đất trồng lúa huyện Kiên Lương đã đạt 22.208,76 ha.
Đất trồng cây lâu năm: Theo kế hoạch sử dụng đất trồng cây lâu năm đến năm 2010 được duyệt là 2.037,18 ha, Diện tích thực hiện chỉ tiêu này đến năm 2010 là 2.324,45 ha, Như vậy kết quả thực hiện chỉ tiêu này đạt 114,10%, do sự chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Đất rừng phòng hộ: Theo kế hoạch sử dụng đất rừng phòng hộ đến năm 2010 được duyệt là 1.669,45 ha, Diện tích thực hiện chỉ tiêu này đến năm 2010 là 1.924,80 ha, Như vậy kết quả thực hiện chỉ tiêu này đạt 115,30%.
Đất rừng đặc dụng: Theo kế hoạch sử dụng đất rừng đặc dụng đến năm 2010 được duyệt là 930,00 ha, Diện tích thực hiện chỉ tiêu này đến năm 2010 là 955,98 ha, Như vậy kết quả thực hiện chỉ tiêu này đạt 102,79%.
Đất rừng sản xuất: Theo kế hoạch sử dụng đất rừng sản xuất đến năm 2010 được duyệt là 7.846,88 ha, Diện tích thực hiện chỉ tiêu này đến năm 2010 là 4.989,74 ha, Như vậy kết quả thực hiện chỉ tiêu này đạt 63,59%.
Đất nuôi trồng thủy sản: chỉ tiêu được duyệt là 15.530,69 ha; đến năm 2010 thực hiện được 9.443,34 ha, đạt 60,80%.
3.1.2. Đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt đến năm 2010 là 6.537,25 ha, kết quả thực hiện được 4.032,61,ha, đạt 61,69% kế hoạch.
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: chỉ tiêu được duyệt là 42,74 ha; thực hiện được 19,60 ha, đạt 45,86%.
Đất quốc phòng, an ninh: chỉ tiêu được duyệt là 114,98 ha; thực hiện được 61,22 ha, đạt 53,24%.
Đất khu công nghiệp: chỉ tiêu được duyệt là 223,46 ha, kết quả đến năm 2010 đã thực hiện nhưng do thống kê vào chỉ tiêu đất sản xuất kinh doanh.
Đất sản xuất kinh doanh: chỉ tiêu được duyệt là 139,04 ha; đã thực hiện chỉ tiêu này, nhưng do thống kê diện tích đất khu công nghiệp.
Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ: chỉ tiêu được duyệt là 671,50 ha; thực hiện được 657,39 ha, đạt 97,90%.
Đất cho hoạt động khoáng sản: chỉ tiêu được duyệt là 212,70 ha; chưa thực hiện được chỉ tiêu này.
Đất di tích danh thắng: chỉ tiêu được duyệt là 18,90 ha; thực hiện được 25,41 ha, đạt 134,44%.
Đất bãi thải, xử lý chất thải: Đến năm 2010 chỉ tiêu được duyệt là 15,80 ha; thực hiện được 20,20 ha, đạt 127,85%.
Đất tôn giáo tín ngưỡng: Đến năm 2010 chỉ tiêu được duyệt là 25,63 ha; thực hiện được 14,22 ha, đạt 55,49%.
Đất nghĩa trang nghĩa địa: Đến năm 2010 chỉ tiêu được duyệt là 20,28 ha; thực hiện được 18,25 ha, đạt 89,99%.
Đất phát triển hạ tầng: chỉ tiêu được duyệt là 3.128,07ha; thực hiện được 1.876,90 ha, đạt 60,00%, trong đó:
Đất giao thông: chỉ tiêu được duyệt là 589,08 ha; thực hiện được 470,72 ha, đạt 79,91%.
Đất thuỷ lợi: chỉ tiêu được duyệt là 2.437,06ha; thực hiện được 1.083,14ha, đạt 44,44%.
Đất văn hóa: chỉ tiêu được duyệt là 2,49 ha; thực hiện được 4,07 ha, đạt 163,45%.
Đất bưu chính viễn thông: chỉ tiêu được duyệt là 3,33 ha; thực hiện được 0,88 ha, đạt 26,43%.
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo: chỉ tiêu được duyệt là 43,55 ha; thực hiện được 29,54 ha, đạt 67,82%.
Đất cơ sở thể dục - thể thao: chỉ tiêu được duyệt là 15,79 ha; thực hiện được 5,32 ha, đạt 33,69%. Do chưa bố trí được quỹ đất để xây dựng khu phục vụ thể dục – thể thao tại các xã, thị trấn.
Đất chợ: chỉ tiêu được duyệt là 7,87 ha; thực hiện được 9,22 ha, đạt 117,15%. Đất ở tại đô thị: chỉ tiêu được duyệt là 90,00 ha; thực hiện được 314,60 ha, đạt 349,56% do tốc độ đô thị hóa nhanh.
Bảng 13: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010
Diện tích kế Kết quả thực hiện
hoạch sử dụng So sánh
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã đến năm 2010
Diện tích
đƣợc duyệt Tăng (+),
(ha) (ha) giảm (-) Tỷ lệ (%)
ha
(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(5)-(4) (7)=(5)/(4)*100%
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 47.241,63 47.284,74 43,11 100,09
1 Đất nông nghiệp NNP 40.564,52 42.229,45 1.664,93 104,10
1.1 Đất lúa nước DLN 11.354,80 22.208,76 10.853,96 195,59