BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT:

Một phần của tài liệu BAO CAO THUYET MINH kien luong (Trang 45)

Kiên Lương thuộc vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu các dạng thiên tai như: lũ lụt, ảnh hưởng của bão, lốc xoáy và áp thấp nhiệt đới. Ngoài ra, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện nay, huyện Kiên Lương cũng thường diễn ra hiện tượng xâm nhập mặn, ngập úng, sạt lở bờ biển, sạt lở bờ sông vào mùa mưa lũ… Đáng chú ý, những năm gần đây, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, bất thường đã gây thiệt hại lớn đến cơ sở hạ tầng, sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Kiên lương có tuyến đê biển dài dọc theo tuyến đê này là dải rừng phòng hộ ven biển. Tuy nhiên, do nhiều tác động nên những năm gần đây một số đoạn rừng bị mất dẫn đến sóng biển đánh gây sạt lở thân đê.

Ảnh hưởng mực nước biển dâng:

Theo tài liệu “Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam” của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tháng 6 năm 2009 và bản cập nhật năm 2010, đã dự báo kịch bản về mức độ nước biển dâng cho giai đoạn 100 năm tới:

Kịch bản nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (cm)

Khu vực Các mốc thời gian

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Cà Mau - 9-10 13-15 19-22 25-30 32-39 39-49 47-59 55-70 62-82

Kiên Giang

(nguồn: Dự án ứng phó BĐKH Kiên Giang)

Trong kịch bản trên thì huyện Kiên Lương đến năm 2020 mực nước biển dâng từ 9 - 10cm sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng đất. Việc định hướng sử dụng đất của các ngành, các khu vực phát triển đô thị điều phải đánh giá tác động của nước biển dâng và BĐKH.

Tác động đến tài nguyên môi trường đất: Kiên Lương là huyện có diện tích sản xuất nông nghiệp khá lớn. Biến đổi khí hậu tác động đến môi trường đất bởi nước biển dâng dẫn đến nước mặn xâm nhập sâu vào trong nội đồng. Đất bị trai cứng không có khả năng phục hồi hoặc phục hồi trong thời gian dài.

Biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng nhiệt độ, nước biển dâng cao, sóng, gió,… sẽ thường xuyên xuất hiện hơn. Chính những yếu tố này sẽ tác động trực tiếp và mạnh tới yếu tố thủy văn, … gây nên xói lở, bồi lắng những khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp và khu vực lân cận.

Dưới tác động của BĐKH, nhất là nước biển dâng làm mất đi nơi ở của cư dân và phần đất màu mỡ nhất cho sản xuất nông nghiệp sẽ là thách thức lớn cho ngành nông nghiệp. Thiên tai, bão, lũ gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ sông, bồi lắng lòng sông kênh rạch ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất.

Tài nguyên nước đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước gây hạn hán ngày một tăng vào mùa khô ở một số vùng. Điều đó gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước ở nông thôn, thành thị, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân.

Phần II

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI:

1. Thực hiện Luật đất đai và các văn bản pháp luật:

Căn cứ vào trình tự, thủ tục ban hành các văn bản về pháp luật đất đai, huyện đã ban hành các quyết định về giải phóng mặt bằng, giải quyết tranh chấp đất đai, thu hồi đất, các văn bản này đã tạo ra một hệ thống pháp luật về đất đai, giải quyết các mối quan hệ về đất đai trên địa bàn huyện. Ngoài ra, huyện còn tổ chức thực hiện, công bố các văn bản của UBND Tỉnh về quản lý đất đai có liên quan. Nhìn chung công tác tổ chức thực hiện các văn bản có liên quan đến đất đai được thực hiện khá tốt, phù hợp với các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và ổn định xã hội.

Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính:

Huyện Kiên Lương được chia tách theo Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ trên cơ sở tách huyện Kiên Lương cũ thành 2 huyện Kiên Lương và Giang Thành. Từ khi chia tách đến nay, huyện có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Kiên Lương, các xã Dương Hòa, Hòa Điền, Kiên Bình, Bình An, Bình Trị và 2 xã đảo là Sơn Hải và Hòn Nghệ với diện tích được chia theo đơn vị hành chính cụ thể như sau:

Bảng 10: Diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính

Số TT Tên đơn vị hành chính Diện Tích (ha)

Tổng DT tự nhiên 47.284,74 1 Thị trấn Kiên Lương 3.669,11 2 Xã Bình An 3.993,56 3 Xã Kiên Bình 16.648,18 4 Xã Hoà Điền 12.120,92 5 Xã Bình Trị 5.819,06 6 Xã Dương Hoà 4.168,61 7 Xã Sơn Hải 523,34 8 Xã Hòn Nghệ 341,96

Khảo sát, đo đạc, đánh giá, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:

Công tác lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:

Đến nay trên địa bàn huyện vẫn chưa có bản đồ địa chính hoàn chỉnh, chủ yếu sử dụng các sơ đồ địa chính. Sơ đồ địa chính được thực hiện theo chỉ thị 14-CT-UB

hiện được dùng là cơ sở quan trọng cho công tác quản lý đất đai, đặc biệt là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, do số liệu đo đạc từ năm 1992, đến nay đã biến động rất nhiều nên cần được đo đạc lại, đồng thời có một số diện tích mới được khai phá, chuyển đổi từ đất chưa sử dụng và từ đất lâm nghiệp trong những năm gần đây và đã đưa vào sử dụng ổn định cần đo đạc mới.

+ Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:

Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thưc hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, với thời gian định kỳ 5 năm trên phạm vi toàn huyện.. Thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2005, 2010 huyện Kiên Lương đã lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho 100% số đơn vị hành chính ở cả 2 cấp huyện, xã.

Về bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Đến năm 2003 trên phạm vi toàn huyện mới triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất và lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cho huyện và các xã, thị trấn.

Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất:

Quy hoạch sử dụng đất Huyện Kiên Lương đến năm 2015 được lập và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 52/2005/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2005.

Thực hiện theo Quyết định 1013/QĐ-BTNMT ngày 02/8/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kiểm tra tình hình sử dụng đất các quy hoạch và dự án đầu tư và chỉ thị số 09/2007/CT-TTg ngày 06/4/2007 của Thủ tướng về việc tăng cường quản lý sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư. Huyện thường xuyên chủ động lập kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch của hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức với quy hoạch đã phê duyệt.

5. Tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất:

Thời gian qua việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thực hiện khá tốt, đảm bảo đúng quy định của pháp luật về đất đai. Tuy nhiên công tác thu hồi đất đối với một số dự án thực hiện còn chậm, nhất là các dự án phát triển khu đô thị và một số tuyến đường. Mặt khác, việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất trên địa bàn huyện thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân là do từ khi chia tách huyện theo Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ trên cơ sở tách huyện Kiên Lương cũ thành 2 huyện Kiên Lương và Giang Thành, huyện chưa thực hiện công tác lập quy hoạch và xây dựng kế hoạch sử dụng đất. Từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ, hiệu quả giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất cũng như chuyển mục đích sử dụng đất.

Đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tổng số hộ gia đình cá nhân sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận lần đầu là 17.152/18.880 hộ, chiếm 90,8% và diện tích đã được cấp giấy 25.245,23/27.578,57 ha, chiếm 91,5%.

Đo đạc bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Năm 2010 huyện Kiên Lương chưa đo đạc bản đồ địa chính chính quy theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tài liệu bản đồ để phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo Chỉ thị 14/CT-UB của UBND tỉnh Kiên Giang về đo đạc cấp giấy mang tính tạm thời. Công tác cấp GCNQSDĐ là công tác thường xuyên của Phòng TNMT được thực hiện chặt chẽ từng bước đi vào nề nếp, hạn chế tối đa sai sót .

Hàng năm thực hiện tốt công tác thống kê đất đai theo định kỳ. Hoàn thành công tác kiểm kê quỹ đất các tổ chức theo Chỉ thị 31/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành việc điều chuyển nhiệm vụ, quyền hạn định giá đất từ ngành Tài chính sang ngành Tài nguyên và Môi trường. Đã thực hiện xây dựng và điều chỉnh giá đất các loại hàng năm và phục vụ công tác bồi thường GPMB, giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất…

7. Công tác giải phóng mặt bằng:

Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đạt được nhiều kết quả tích cực, phục vụ kịp thời cho thi công một số công trình trọng điểm trên địa bàn. Huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng các công trình do Trung ương và tỉnh đầu tư và các công trình quan trọng khác do huyện đầu tư góp phần tạo điều kiện thuận lợi hoàn thiện cơ sở hạ tầng và thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. Bên cạnh kết quả đạt được, một số dự án còn nhiều vướng mắc, chưa được sự đồng thuận cao của hộ bị ảnh hưởng, còn khiếu nại nhiều về chính sách bồi thường và tái định cư.

8. Công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai:

Nhìn chung công tác thanh - kiểm tra, giải quyết tranh chấp về lĩnh vực đất đai có nhiều tiến bộ hơn so với các năm trước cả về số lượng lẫn chất lượng. Chính sách pháp luật đất đai ngày càng hoàn thiện, trình độ năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại tố cáo ngày càng được nâng lên, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể và chính quyền địa phương. Từ đó việc giải quyết được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả. Đây là thành công lớn trong việc giữ gìn an ninh chính trị nói chung, sự ổn định trong công tác quản lý Tài nguyên và Môi trường nói riêng, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, là huyện có địa bàn khá rộng cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế xã hội. Việc quản lý sử dụng đất của huyện những năm gần đây cũng gặp nhiều khó khăn, vấn đề tranh chấp đất đai diễn ra khá phức tạp đặc biệt là khiếu kiện đông người, đây cũng là thách thức của huyện trong thời gian tới.

9. Quản lý tài chính về đất đai:

Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Về thực hiện các khoản thu liên quan đến đất đai của hiện qua các năm như sau:. Năm 2005 thu được 28,92 tỷ đồng.

Năm 2006 thu được 10,22 tỷ đồng. Năm 2007 thu được 14,5 tỷ đồng.

Năm 2008 thu được 13,38 tỷ đồng. Năm 2009 thu được 19,55 tỷ đồng. Năm 2010 thu được 36,14 tỷ đồng.

10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất:

Trước đây, công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền trong huyện có nơi chưa được chặt chẽ; vai trò quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai không cao, trong đó có công tác lập quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thi hành các quy định về pháp luât đất đai hiện nay, huyện đã quan tâm, bảo đảm thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

* Nhận xét đánh giá:

Nhìn chung công tác quản lý về đất đai trên địa bàn huyện được thực hiện khá tốt, kịp thời vận dụng và xây dựng hệ thống văn bản pháp luật nhằm xử lý hài hòa mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai, phù hợp với các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và ổn định xã hội.

Bên cạnh đó cũng còn những mặt hạn chế nhất định: Công cụ quản lý sử dụng đất còn thiếu như chưa có bản đồ địa chính chính quy, quy hoạch sử dụng đất từ khi chia tách huyện đến nay chưa được điều chỉnh kịp thời, ảnh hưởng đến việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất cũng như chuyển mục đích sử dụng đất.

Huyện Kiên Lương có địa bàn khá rộng, dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung phía Nam Quốc lộ 80, đây cũng là một trong những khó khăn trong công tác quản lý đất đai. Mặc khác, cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế xã hội, việc quản lý sử dụng đất của huyện những năm gần đây càng trở nên khó khăn hơn, vấn đề tranh chấp đất đai diễn ra khá phức tạp đặc biệt là khiếu kiện đông người, đây cũng là thách thức của huyện trong thời gian qua cũng như những năm tới.

Để khắc phục những hạn chế trên, cần bố trí dân cư cho phù hợp giữa các vùng, đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất và hệ thống văn bản pháp luật về đất đai, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh việc tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đặc biệt là chính sách pháp luật về đất đai.

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010: 1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất: 1.1. Khái quát chung:

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 47.284,74 ha, chiếm 7,44 % tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Được phân thành 8 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn và 7 xã. Diện tích các loại đất cụ thể như sau:

Đất nông nghiệp: 42.299,45 ha, chiếm 89,31%. Đất phi nông nghiệp: 4.032,61 ha, chiếm 8,53%. Đất chưa sử dụng: 1.022,68 ha, chiếm 2,16%.

Bảng 11: Hiện trạng sử dụng đất huyện Kiên Lƣơng năm 2010

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Tổng diện tích Cơ cấu %

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 47.284,74 100,00

1 Đất nông nghiệp NNP 42.229,45 89,31

1.1 Đất trồng lúa LUA 22.208,76 52,59

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 382,38 0,91

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 2.324,45 5,50

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 1.924,80 4,56 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 955,98 2,26 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 4.989,74 11,82 1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 9.443,34 22,36 1.8 Đất làm muối LMU - 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH -

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.032,61 8,53

2.1 Đất quốc phòng CQP 56,71 1,41

2.2 Đất an ninh CAN 4,51 0,11

2.3 Đất khu công nghiệp SKK -

2.4 Đất khu chế xuất SKT -

2.5 Đất cụm công nghiệp SKN -

2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD -

2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 331,91 8,23

Một phần của tài liệu BAO CAO THUYET MINH kien luong (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w