Giải pháp sử dụng đất hiệu quả

Một phần của tài liệu BAO CAO THUYET MINH kien luong (Trang 124)

2.1. Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp

Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt. Điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo lợi ích giữa các địa phương trong huyện có điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phương giữ nhiều đất trồng lúa (theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa).

Đất chuyên dùng chủ yếu là đất xây dựng các công trình kiến trúc và hạ tầng cơ sở có thời gian sử dụng lâu dài, chi phí đầu tư tốn kém (đất xây dựng khu công nghiệp, thương mại, giao thông, thuỷ lợi…) trong tương lai, cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng đất cho các công trình nêu trên càng lớn. Vì vậy, cần tiến hành chi tiết lập dự án đầu tư cho từng hạng mục công trình, đồng thời tiết kiệm quỹ đất dự trữ cho các công trình khác và giai đoạn phát triển sau.

2.3. Giải pháp mở rộng và quản lý đất đô thị

Sớm có chi tiết về mặt bằng tổng thể, quy hoạch các khu trung tâm các đơn vị hành chính tại các xã, thị trấn. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thi công cho từng hạng mục công trình.

Đất khu đô thị và các điểm dân cư tập trung ở các xã, thị trấn theo kế hoạch từng năm mở rộng đến đâu thì giao đất đến đó, tránh giao ồ ạt gây xáo trộn và lãng phí đất. Kế thừa các công trình đã có để tiết kiệm vốn đầu tư và quỹ đất.

2.4. Giải pháp mở rộng và quản lý đất khu dân cư nông thôn

Trong những năm trước mắt nên bố trí đất ở cho các hộ mới phát sinh trong các khu dân cư nông thôn hiện hữu.

Tiến hành quy hoạch chi tiết các điểm dân cư phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng.

2.5. Giải pháp về cơ chế chính sách2.5.1. Chính sách về đất đai 2.5.1. Chính sách về đất đai

Tiếp tục cụ thể hóa các điều khoản của Luật Đất đai năm 2013, các văn bản của Trung Ương và của tỉnh phục vụ cho quá trình quản lý, sử dụng đất.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2.5.2. Những chính sách nhằm bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp

Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hạn chế tối đa nhằm chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trong vùng quy hoạch sang phi nông nghiệp bằng chính sách thuế chuyển mục đích sử dụng.

2.5.3. Những chính sách nhằm tiết kiệm sử dụng đất

Chính sách về tận dụng không gian trong quy hoạch xây dựng công nghiệp, đô thị, khu dân cư trên cơ sở quy định của nhà nước (nếu có).

Chính sách đầu tư đồng bộ giữa giao thông và thủy lợi, bố trí với việc kết hợp các tuyến dân cư để tiết kiệm đất.

tránh tình trạng tập trung dân cư vào khu vực đô thị.

Thực hiện các giải pháp để đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả của phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như phát triển hạ tầng phải gắn với khai thác quỹ đất liền kề, dành quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất nhằm tăng nguồn thu cho địa phương; đồng thời phải nâng cao công tác giám sát quy hoạch sử dụng đất sau khi được phê duyệt và công bố quy hoạch.

2.5.4. Chính sách sử dụng hợp lý các loại đất mang tính chất đặc thù

Chính sách ưu tiên dành đất cho những nhu cầu đặc biệt có tính bắt buộc về quốc phòng, an ninh.

Chính sách về khuyến khích sử dụng tiết kiệm diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa bằng cách quy tập và quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa.

Chính sách về chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp.

2.5.5. Chính sách về ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ và duy trì cải thiện môi trường trong việc khai thác sử dụng đất đai cải thiện môi trường trong việc khai thác sử dụng đất đai

Chính sách khuyến khích áp dụng các kỹ thuật công nghệ phù hợp với phát triển mạnh ưu thế về đa dạng sinh học trong phát triển nông nghiệp.

Chính sách ưu tiên để đón trước các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong đầu tư xây dựng cơ bản (cơ sở hạ tầng, công nghiệp, đô thị).

Chính sách xử phạt những hành vi gây tổn hại đến đất đai, môi trường.

Tăng cường áp dụng các giải pháp để việc sử dụng đất đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững như có cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng; phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

2.5.6. Chính sách ưu đãi

Chính sách đánh thuế theo hướng ưu tiên sản xuất nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng… theo quy định hiện hành của Nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tạo mọi điều kiện về thủ tục, về những điều kiện có thể đảm bảo nhằm thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư và ưu đãi cho vùng khó khăn về cơ sở hạ tầng, về khoa học kỹ thuật… để nâng cao đời sống nhân dân, từ đó nhân dân có trách nhiệm trong việc khai thác có hiệu quả và bảo vệ đất đai.

Chấp hành tốt các chính sách ưu tiên ưu đãi đối với người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách xã hội khác.

nghề cao để thu hút nguồn nhân lực này góp phần vào xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

2.5.7. Chính sách tạo nguồn vốn từ đất để đầu tư trở lại

Nguồn thu từ đất được sử dụng một phần thỏa đáng để nhằm cải tạo đất, điều tra, đánh giá phân loại đất đai.

Rà soát, đánh giá đúng các đối tượng sử dụng đất, đặc biệt là các đối tượng thuê đất để tăng cường quản lý về đất đai theo quy định của pháp luật.

Các đối tượng thuê đất đều phải nộp tiền thuê đất đầy đủ, đúng thời gian theo quy định.

Rà soát lại việc sử dụng đất của các đơn vị, tổ chức được Nhà nước giao đất (không phải thuê đất, nộp tiền sử dụng đất) để có kế hoạch sử dụng đất hợp lý, tránh lãng phí về đất đai.

2.6. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH)

Tỉnh Kiên Giang đã có quy hoạch Dự án củng cố, nâng cấp đê biển (đường hành lang ven biển phía Nam) theo chủ trương của Chính phủ, trong đó quy hoạch phía ngoài biển của tuyến đê là rừng phòng hộ để bảo vệ đê trong điều kiện sóng to, ảnh hưởng bão. Đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ ven biển và phòng hộ đầu nguồn đi đôi với tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phát động phong trào trồng cây phân tán trong nhân dân nhằm góp phần ứng phó có hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh, nhất là biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Việc xây, dựng công trình đê biển có thể kết hợp với xây dựng hệ thống giao thông ven biển vừa kết hợp chống với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, giao thông và an ninh quốc phòng là cần thiết đối với tỉnh Kiên Giang cần có các giải pháp thích hợp trong việc bảo vệ đê, rừng phòng hộ ven biển để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu về việc gia tăng kế hoạch vốn đầu tư để đảm bảo chương trình củng cố và nâng cấp đê biển đúng kế hoạch, đáp ứng công tác phòng, chống lụt bão, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Đối với huyện Kiên Lương: Trên tuyến đê bao ven biển, các kênh rạch, sông tiêu thoát ra biển cần xây dựng cầu phục vụ giao thông, đồng thời xây dựng các cống ngăn mặn, thủy triều, sóng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động của BĐKH gây nước biển dâng.

Quy hoạch, xây dựng hệ thống đê bao, kè chắn sóng, công trình ngăn mặn,… phải gắn liền với quy hoạch tổng thể, sự phát triển chung trong khu vực. Khi tiến hành các dự án đầu tư mới về các công trình hạ tầng quan trọng cần lưu ý cao trình có xét đến yếu tố tác động do BĐKH gây ra.

Di dời những hộ dân sinh sống gần các tuyến đê bao, kè chắn sóng, hạn chế khai thác và sử dụng đất quanh các khu vực này nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại về con người và kinh tế.

Tiến hành tính toán, dự báo về khả năng xói lở, bồi lắng trên hệ thống kênh rạch chính do tác động của BĐKH để có những giải pháp công trình, quy hoạch, giáo dục cộng đồng trong công tác phòng chống sạt lở.

Đối với các cống tiêu thoát trong nội đồng xây dựng quy trình vận hành theo chế độ luân chuyển nước ngọt, tiêu thoát nước giữa các vùng với nhau nhằm tăng khả năng cấp, thoát nước.

Kiểm soát được tốc độ thải chất thải khí thải nhà kính, giảm nhẹ tác động của BĐKH đến môi trường sống của con người như: giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, sản xuất nông nghiệp an toàn, sản xuất công nghiệp sạch hơn, giảm khả năng lây lan và lan truyền bệnh tật và ô nhiễm môi trường sau thiên tai.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN

Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Kiên Lương được xây dựng trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 52/2005/QĐ-UBND ngày 01/12/2005; nhu cầu sử dụng đất từ các ban, ngành, địa phương trong huyện và căn cứ vào điều tra đánh giá hiện trạng sử dụng, tiềm năng quỹ đất đai của huyện đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu đất đai cho phát triển các ngành, các lĩnh vực.

Các thông tin về nhu cầu sử dụng đất được điều tra, khảo sát đến từng công trình. Vì vậy, đảm bảo các nguyên tắc: Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường; bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.

Kết quả của phương án thể hiện được chiến lược sử dụng đất của huyện trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, ổn định chính trị, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, là căn cứ để điều chỉnh phân bố lại dân cư, lao động, khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên đất, lao động trên từng địa bàn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư.

Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất được cân nhắc trên cơ sở đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế, an ninh lương thực, môi trường, vì vậy đảm bảo tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp.

Để đảm bảo cho quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nông nghiệp có xu hướng giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc xác định vị trí để quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư... đã được khảo sát cụ thể và cân nhắc về hiệu quả kinh tế, trên cơ sở ưu tiên đất tốt để sản xuất nông nghiệp, các loại đất nông nghiệp chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp là đất bị nhiều yếu tố hạn chế đến quá trình sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp.

Diện tích đất lúa chỉ chuyển sang các mục đích khác khi thực sự cần thiết hoặc đối với các dự án có tính chất bắt buộc. Theo kế hoạch diện tích đất lúa chuyển sang các mục đích khác chủ yếu là đất lúa có năng suất thấp.

Quỹ đất dành cho phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội được cân nhắc kỹ lưỡng, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của tất cả các ngành như: Công nghiệp, giao thông, thủy lợi, xây dựng, giáo dục, văn hóa - thể thao, thương mai - dịch vụ, an ninh quốc phòng, di tích lịch sử văn hóa, nghĩa trang, nghĩa địa….; nhằm hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng trong toàn huyện, khắc phục dần những sự khác biệt về kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần giữa khu vực đô thị và nông thôn. Từ đó, tạo tiền đề và động lực thu hút đầu tư phát triển, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Đất phát triển khu đô thị, khu dân cư nông thôn được xem xét cho từng vùng, từng địa điểm đảm bảo phù hợp với điều kiện đặc thù từng khu vực và mục tiêu đô thị hóa.

Nhìn chung, phương án Quy hoạch sử dụng đất huyện Kiên Lương đến năm 2020 có tính khả thi cao phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả giai đoạn và từng năm, đảm bảo tính hợp lý và tiết kiệm đất.

II. KIẾN NGHỊ

Để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và sử dụng đất, tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sử dụng đất, UBND huyện Kiên Lương kiến nghị:

Đề nghị UNBD tỉnh xem xét, phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu (2015) huyện Kiên Lương để Uỷ ban nhân dân huyện Kiên Lương có cơ sở thực hiện vai trò quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề nghị tỉnh cần có các chính sách đầu tư, hỗ trợ thỏa đáng tạo điều kiện đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng để huyện Kiên Lương phát huy tốt tiềm năng nội lực, tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài nhằm thực hiện tốt phương án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu (2015) nói chung, sự chuyển dịch cơ cấu các loại đất nói riêng theo quan điểm sử dụng đất đầy đủ, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra và ngày càng nâng cao đời sống nhân dân.

Ủy ban nhân dân huyện Kiên Lương kính trình UBND tỉnh sớm xem xét, phê duyệt làm căn cứ triển khai thực hiện./.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:...1

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ:...1

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA DỰ ÁN LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM ĐẦU (2015) HUYỆN KIÊN LƢƠNG: ... 4

IV. SẢN PHẨM GIAO NỘP:... 4

Phần I ... 7

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ... 7

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƢỜNG: ... 7

1. Điều kiện tự nhiên: ... 7

1.1. Vị trí địa lý: ... 7

1.2. Địa hình, địa mạo: ... 7

1.3. Khí hậu: ... 8

1.4. Thuỷ văn: ... 9

2. Các nguồn tài nguyên: ... 10

2.1. Tài nguyên nƣớc: ... 10

2.2. Tài nguyên đất: ... 11

2.3. Tài nguyên khoáng sản: ... 15

2.4. Tài nguyên rừng: ... 16

2.5. Tài nguyên thuỷ sản: ... 17

2.6. Tài nguyên du lịch: ... 18

2.7. Tài nguyên nhân văn: ... 19

3. Nguồn nhân lực: ... 19

4. Thực trạng môi trƣờng: ... 21

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ AN NINH, QUỐC PHÕNG... 23

1. Tăng trƣởng kinh tế: ... 23

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: ... 24

3. Thực trạng phát triển kinh tế các ngành: ... 25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập: ... 33

5. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cƣ nông thôn: ... 34

6. Thực trạng phát triển giao thông:... 35

7. Thủy lợi: ... 36

Một phần của tài liệu BAO CAO THUYET MINH kien luong (Trang 124)