Đường lối phát triển kinh tế-xã hội một số tỉnh, thành phố của Việt

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 60 - 64)

IV. Tổng quan về kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội trong và ngoài nước

4.5. Đường lối phát triển kinh tế-xã hội một số tỉnh, thành phố của Việt

Hồng, là cái nôi của người Việt cổ gắn với quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc. Nơi đây có tính đậm đặc bậc nhất về văn hóa của người Việt Nam. Do vậy, việc phát triển kinh tế dựa trên một mối quan hệ biện chứng với văn hóa là một điều vô cùng có ý nghĩa, cũng như bảo đảm một sự phát triển bền vững lâu dài cho chính Hà Nội.

4.5. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội một số tỉnh, thành phố của ViệtNam Nam

4.5.1. Thành phố Hồ Chí Minh

Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh đề ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020 là: “Nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình; có vai trò động lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á”; đồng thời đề ra 12 chỉ tiêu thuộc các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiệm vụ và giải pháp triển kinh tế đề ra khá cụ thể: Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển kinh tế tri thức và tăng trưởng xanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh. Trong đó, phát triển nhanh dịch vụ, nhất là các ngành có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao; nâng cao tỷ trọng 9 ngành dịch vụ chủ yếu trong cơ cấu kinh tế thành

phố; tiếp tục tập trung phát triển 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu trên cơ sở xác định chiến lược phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ; phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, là trung tâm sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao, an toàn của khu vực;...

Ngoài ra, 07 chương trình đột phá cụ thể được ban hành và thực hiện: (1) Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (2) Chương trình cải cách hành chính; (3) Chương trình nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố đáp ứng yêu cầu hội nhập; (4) Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thong; (5) Chương trình giảm ngập nước; (6) Chương trình giảm ô nhiễm môi trường; (7) Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị.

4.5.2. Thành phố Đà Nẵng

Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đề ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020 là: “Phát huy dân chủ và sức mạnh đồng thuận, huy động mọi nguồn lực xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, động lực phát triển của khu vực miền Trung - Tây Nguyên; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của cả nước; phấn đấu xây dựng Đà Nẵng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại”.

Một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra là: Thực hiện linh hoạt, đồng bộ cơ chế, chính sách; tăng cường thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Có chính sách thu hút các tập đoàn, tổng công ty lớn thành lập hoặc chuyển hội sở chính đến thành phố…

Ba đột phá về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 – 2020 là: (1) Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, thương mại; tập trung thu hút đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin; (2) Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và có trọng điểm; xây dựng và phát triển văn hóa, văn minh đô thị, xây dựng thành phố môi trường; (3) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

4.5.3. Tỉnh Thái Nguyên

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020 là: “Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, xây dựng Thái Nguyên sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc về phát triển công nghiệp, dịch vụ, y tế và giáo dục - đào tạo”.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đề ra 07 Chương trình, 07 Đề án và 19 Dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn. Cụ thể 07 Chương trình là: (1) Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; (2) Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng ATK và vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; (3) Chương trình phát triển thương mại dịch vụ; Chương trình phát triển văn hóa, thể thao, du lịch; (5) Chương trình phát triển 48

giáo dục đào tạo, y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; (6) Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; (7) Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Cụ thể 07 Đề án là: (1) Đề án tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37- NQ/TW và Kết luận số 26-KL/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; (2) Đề án tái cơ cấu nông nghiệp; (3) Đề án bảo tồn và phát huy giá trị vật thể và phi vật thể sản phẩm Trà Thái Nguyên; (4) Đề án cải thiện môi trường đầu tư và hội nhập quốc tế (PCI, PAPI, TPP...); (5) Đề án tăng cường quản lý môi trường và tài nguyên khoáng sản; (6) Đề án tiếp tục ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm và tệ nạn ma túy; (7) Đề án tiếp tục ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông.

Những năm qua, Thái Nguyên đã khá thành công trong việc thu hút vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là thực hiện chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế địa phương. Năm 2013, Thái Nguyên đã thành công trong việc kêu gọi Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) triển khai đầu tư nhà máy Samsung Electronics Viet Nam (vốn đầu tư 5 tỷ USD) và Samsung Electro Mechanics Viet Nam (vốn đầu tư 1,23 tỷ USD). Kết quả, từ năm 2014, kinh tế Thái Nguyên luôn duy trì mức tăng trưởng cao. Đột biến là năm 2014, GRDP tăng 29,65% (năm 2013 tăng 6,04%), xuất khẩu tăng 31,3 lần (từ 0,25 triệu USD lên 7,93 tỷ USD). Trung bình giai đoạn 5 năm 2014-2018, GRDP tăng 25,77%/năm (những năm trước 2014 chỉ tăng khoảng 6%/năm), kim ngạch xuất khẩu tăng tới 217,17%/năm (xem Phụ lục 7a).

Ngoài ra, Thái Nguyên đã khá thành công trong việc phát triển các khu công nghiệp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 6 KCN với diện tích là 1.420 ha, đã thu hút được 211 dự án, trong đó, 109 dự án trong nước (vốn đăng ký 15.000 tỷ đồng), 102 dự án nước ngoài (vốn đăng ký 8,16 tỷ USD). Năm 2018, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt trên 6,81 tỷ USD (tỷ lệ hơn 80%); vốn trong nước thực hiện đạt gần 9.000 tỷ đồng (tỷ lệ đạt 60%).

Một số kinh nghiệm và bài học rút ra:

Một là, phát triển kinh tế tri thức, phát triển hiệu quả và bền vững gắn với

thực thi chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tính tới toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đường lối đổi mới của Việt Nam; gắn chặt yêu cầu phát triển bền vững với phát triển xanh.

Hai là, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng con người,

thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân.

Ba là, coi trọng hiện đại hóa đi kèm với thu hút các nhà đầu tư chiến lược có

vốn đầu tư lớn (quy mô từ 01 tỷ USD trở lên), nắm giữ công nghệ hiện đại và có thị trường rộng khắp thế giới.

Bốn là, thu hút công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, du lịch chất

Năm là, thúc đẩy phát triển nhân lực chất lượng cao, phát triển khởi nghiệp và

PHẦN THỨ HAI

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 60 - 64)