Công tác quy hoạch, quản lý, phát triển và chỉnh trang đô thị, xây dựng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 79 - 88)

II. Đánh giá thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu

2.3. Công tác quy hoạch, quản lý, phát triển và chỉnh trang đô thị, xây dựng

dựng nông thôn mới

2.3.1. Phát triển không gian đô thị tạo diện mạo mới của Thủ đô

Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội khóa XII, Thủ đô Hà Nội mở rộng có diện tích tự nhiên tăng 3,63 lần, dân số tăng

1,87 lần. Thành phố đã triển khai các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và khu vực thực hiện các văn bản định hướng phát triển kinh tế - xã hội dài hạn đã ban hành30 Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 về Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Theo số liệu Cục Thuế thành phố Hà Nội: năm 2017, số doanh nghiệp kinh doanh có lãi là 1.195 (34,2%); Số doanh

nghiệp phát sinh lỗ là 1.397 (39,9%). Năm 2018, thực hiện thanh, kiểm tra đối với 755 doanh nghiệp FDI, tổng số truy thu, truy hoàn và phạt là 461,8 tỷ đồng, giảm lỗ 1.886,9 tỷ đồng, giảm khấu trừ 25,7 tỷ đồng.

“Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” (ban hành năm 2012); “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030” (ban hành năm 2011); “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050” (ban hành năm 2011); “Quy hoạch sử dụng đất thành phố đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020)”.

và cụ thể hóa Luật Thủ đô bằng 11 cơ chế, chính sách đã được quy định tại Luật để triển khai trên địa bàn.

(2)Thành phố đã triển khai lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chung nhằm mục tiêu phủ kín 100% diện tích. Đến nay, đã phê duyệt 57/68 đồ án: 31/33 quy

hoạch chung (QHC), 26/35 quy hoạch phân khu (QHPK) và 11 đồ án khác đang được hoàn chỉnh (02 QHC và 09 QHPK). Ngoài ra, sau khi QHC các huyện, đô thị vệ tinh được phê duyệt, thành phố đang triển khai lập 20 đồ án quy hoạch phân khu tại Sóc Sơn (6 khu), Xuân Mai (3 khu), Phú Xuyên (2 khu), Sơn Tây (9 khu) và 04 đồ án QHPK đô thị Hòa Lạc. Ở khu vực nông thôn, đã hoàn thành phê duyệt 100% quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới (401 xã). Tỷ lệ diện tích phủ kín của các quy hoạch đạt 86% (năm 2019).

Kết quả công tác lập quy hoạch trên địa bàn thành phố với tiến độ và chất lượng cơ bản bám sát thực tế và các yêu cầu phát triển đô thị, có tác động trực tiếp đến thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương cũng như tạo lập không gian kiến trúc cảnh quan Thủ đô văn minh, hiện đại, bảo tồn và phát huy các di sản lịch sử vốn có.

Xây dựng, ban hành và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật liên quan phù hợp với thực tiễn: quy định về việc cấp giấy phép quy hoạch; quy định về lập,

thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án và quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố; quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch; quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc chung thành phố; quy chế quản lý Khu phố Cổ, phố Cũ; quy chế quản lý công trình cao tầng đã được ban hành là công cụ, hành lang pháp lý để quản lý, kiểm soát quy hoạch phát triển đô thị theo định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Phát triển mạnh hạ tầng kỹ thuật và không gian đô thị. Nhiều tuyến đường

vành đai, trục hướng tâm, cầu được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín. Các công trình hạ tầng giao thông được xây dựng31; tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông tăng 0,3% đất đô thị mỗi năm: năm 2015 đạt 8,65% và năm 2019 đạt 9,55%, đến năm 2020 dự kiến đạt khoảng 10,05%.

Nhiều dự án khu đô thị mới văn minh, hiện đại đã và đang được xây dựng như: An Khánh, Mỹ Đình, Văn Quán, Mỗ Lao, Vin City Sportia về phía Tây; Việt Hưng, Vin Home River Side, Vin City Ocean Park về phía Đông; Linh Đàm, Garmuda về phía Nam; Ciputra ở phía Bắc; cùng với các khu đô thị mới trong

Đã hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm và cấp bách, 12 cầu yếu: đường vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy; nút giao thông Trung tâm quận Long Biên; cầu vượt nút Bắc Hồng; đường Vành đai 1 đoạn Ô Đông

Mác - Nguyễn Khoái; các công trình chống ùn tắc trong nội đô: cầu vượt nút giao An Dương; cầu vượt ô Đông Mác - Nguyễn Khoái; nút giao Cổ Linh. Thành phố đang tập trung thi công hoàn thành toàn bộ đường vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng; đường vành đai 3 dưới thấp đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long; đường vành đai 3,5 đoạn Đại Lộ Thăng Long - Quốc lộ 32; đẩy nhanh tiến độ tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - ga Hà Nội; cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn qua thị trấn Chúc Sơn; đường trục phát triển phía Nam tỉnh Hà Tây cũ; tuyến đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, huyện Thanh Trì. Phối hợp Bộ Giao thông vận tải hoàn thành xây dựng: cầu Việt Trì - Ba Vì nối quốc lộ 32 với quốc lộ 32C; cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình và đẩy nhanh tiến độ các công trình trên địa bàn: tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; dự án mở rộng đường Pháp

vành đai 3 như Royal City, Times City, Trung hòa Nhân Chính… đã tạo nên không gian đô thị, diện mạo mới cho Thủ đô. Thành phố đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển vùng đô thị mở rộng lên phía Bắc với một số dự án như công viên Kim Quy, Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc gia (huyện Đông Anh), kêu gọi đầu tư phát triển Thành phố thông minh khu vực hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài.

(5) Đẩy mạnh việc phát triển nhà ở, cải tạo chung cư cũ, trong đó tập trung

phát triển các loại hình nhà ở cho các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp. Hà Nội từng bước thực hiện cụ thể hóa Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kết quả 3 năm 2016-2018, tổng diện tích nhà ở xây mới đạt 31,87 triệu m232. Diện tích nhà ở bình quân năm 2018 đạt 25,86 m2/người, năm 2019 đạt 26,1 m2/người (theo Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở tháng 4.2019) dự kiến đến năm 2020 là 26,3 m2/người. Thành phố đã thực hiện thành công cải tạo, xây dựng lại một số khu chung cư cũ (Kim Liên, Giảng Võ), đang tổ chức triển khai lập quy hoạch cải tạo 29 khu chung cư cũ đồng thời đề xuất các cơ chế, chính sách để thực hiện, đã có 16 nhà đầu tư đang đề xuất ý tưởng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với các khu chung cư cũ. Tỷ lệ đô thị hóa năm 2018 đạt 49,2%; đang chuẩn bị các điều kiện để thành lập các quận mới (từ các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng), tỷ lệ đô thị hóa dự kiến đạt trên 60%.

Tổ chức nghiên cứu một số các quy hoạch đặc thù: quy hoạch chung không

gian ngầm; quy hoạch mạng lưới hệ thống không gian gara ngầm trên địa bàn 4 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa); quy hoạch chi tiết bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại Làng dệt lụa Vạn Phúc và Làng gốm sứ Bát Tràng; quy hoạch phân khu Ga Hà Nội và khu vực phụ cận. Đã giải quyết quỹ đất đầu tư xây dựng bệnh viện, trường học, khách sạn, các trung tâm thương mại lớn nhằm đáp ứng nhu cầu hạ tầng xã hội và dịch vụ.

Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị được quan tâm. Công tác chấn chỉnh

kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng đô thị được triển khai quyết liệt, đồng bộ, có chuyển biến tích cực. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm sau cấp phép xây dựng tiếp tục được chú trọng, trật tự, kỷ cương xây dựng từng bước đi vào nền nếp. Vi phạm trật tự đô thị tiếp tục được xử lý nghiêm. Tổng số công trình “siêu mỏng, siêu méo” tồn đọng theo báo cáo còn 137 trường hợp trên địa bàn 10 quận. Đã giải quyết được 5/137 trường hợp; đối với 203 trường hợp phát sinh mới, đã giải quyết 147 trường hợp.

Công tác chỉnh trang, nâng cấp đô thị được triển khai từng bước đồng bộ.

Nhiều vườn hoa, công viên được cải tạo, xây mới, các tuyến phố được chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Hoàn thành và triển khai các dự án mới33, hoàn thành

Năm 2016: đạt 10.136.322 m2 (nhà ở xã hội: 120.977 m2; nhà ở tái định cư: 7.444 m2; nhà ở thương mại: 2.378.315 m2; nhà ở cho dân tự xây dựng - đã được cấp phép: 7.629.586 m2). Năm 2017: đạt 11.502.410 m2 (nhà ở xã hội: 60.688 m2; nhà ở tái định cư: 164.640 m2; nhà ở thương mại: 2.508.104 m2; nhà ở cho dân tự xây dựng - đã được cấp phép: 8.768.973 m2). Năm 2018: đạt 10.231.683 m2 (nhà ở xã hội: 315.000 m2; nhà ở tái định cư: 288.230 m2; nhà ở thương mại: 3.128.453 m2; nhà ở do dân tự xây dựng - đã được cấp hép: 6.500.000 m2).

Chương trình trồng một triệu cây xanh trước 02 năm, thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường các hồ. Đầu tư chiều sâu hệ thống chiếu sáng, trang trí đô thị. Triển khai ứng dụng bản đồ số GIS và điều khiển từ Trung tâm đảm bảo tỷ lệ chiếu sáng tối thiểu từ 95-98%. Từng bước ngầm hóa các đường dây đi nổi, kết hợp chỉnh trang đồng bộ hạ tầng đô thị: hết năm 2019 đã hoàn thành 110/177 tuyến kế hoạch 04 đợt đầu; kế hoạch hạ ngầm đợt 5 đã được rà soát và triển khai với 114 tuyến phố thuộc địa bàn 11 quận nội thành.

Những mặt chưa được:

Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị tuy có bước

đột phá nhưng việc tổ chức thực hiện và giám sát chưa thực sự chặt chẽ. Quy hoạch phân khu chưa được phủ kín; quy hoạch phân khu khu vực nội đô lịch sử, quy hoạch phân khu sông Hồng chưa được duyệt dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình quản lý. Chất lượng một số đồ án quy hoạch còn chưa cao, chưa phù hợp với thực tiễn dẫn đến phải điều chỉnh trong quá trình lập dự án đầu tư. Công tác điều chỉnh cục bộ quy hoạch, lấy ý kiến của cộng đồng dân cư một số quy hoạch, dự án chưa thực sự nhận được đồng thuận từ nhân dân, dẫn đến khó khăn trong thực hiện. Triển khai tổ chức thực hiện quy hoạch, rà soát quy hoạch (những quy hoạch không còn phù hợp, không khả thi) còn chưa đáp ứng được tiến độ.

Chưa đạt nhiều tiến triển trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô thành một tổng thể đa trung tâm, có cấu trúc hoàn chỉnh, hiện đại: việc triển khai mô hình, cấu trúc đô thị, nhất là phát triển 05 đô thị vệ tinh (Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn) còn chậm; chưa hình thành được các đô thị, vùng chức năng gắn với vùng cảnh quan/di tích tập trung (Ba Vì, Suối Hai, Hương Sơn, Cổ Loa…); Mức độ tập trung công nghiệp tại các đô thị vệ tinh còn hạn chế (xem Hộp 2).

Hộp 2. Mức độ tập trung công nghiệp tại các đô thị vệ tinh còn hạn chế

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Trong 05 đô thị vệ tinh, chỉ có Hòa Lạc (Thạch Thất) có mức độ chuyên môn hóa công nghiệp thực sự đáng kể, với giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh

nghiệp ngoài nhà nước thuộc top 5 quận/huyện của thành phố; trong khi các huyện có đô thị vệ tinh còn lại có quy mô giá trị sản xuất thấp hơn mức trung bình toàn Thành phố.

Về mức độ tập trung công nghiệp hiện tại, chỉ có các đô thị Hòa Lạc (Thạch Thất), Phú Xuyên và Xuân Mai (Chương Mỹ) là đáng kể (với thương số vị trí các ngành công nghiệp- LQ2017 - lớn hơn 1).

Về sự chuyển dịch các ngành công nghiệp, cũng chỉ có Hòa Lạc (Thạch Thất)

là rõ nét (với LQ2017> LQ2010), các đô thị Sơn Tây, Sóc Sơn và Phú Xuyên gần như không có chuyển biến, thậm chí Xuân Mai (Chương Mỹ) cho thấy dấu hiệu giảm.

Việc cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang các khu chung cư cũ trong nội thành chậm và còn nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách; năng lực của một số chủ đầu tư, nhà đầu tư, nhà thầu, tư vấn ở một số dự án còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, trường đại học, cao đẳng, cơ sở khám, chữa bệnh ra ngoài khu vực nội đô cũ chưa bảo đảm tiến độ.

Nguồn lực tài chính chưa được đảm bảo dẫn đến đầu tư thiếu đồng bộ, dàn trải, đặc biệt là hệ thống giao thông chưa được đầu tư theo quy hoạch. Trật tự, kỷ cương, an toàn giao thông chuyển biến chậm; tình hình quá tải, ùn tắc giao thông vẫn diễn biến phức tạp, gây bức xúc (xem Hộp 3).

Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đô thị nói chung và trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và quản lý đất đai cũng còn hạn chế.

Hộp 3. Mỗi năm, Hà Nội thiệt hại hơn 1 tỷ USD vì ùn tắc giao thông

Theo ông Phạm Hoài Chung, Giám đốc Trung tâm Giao thông đô thị và nông thôn (Viện Chiến lược và phát triển Giao thông - Vận tải), thiệt hại do ùn tắc giao thông đối với Hà Nội dao động từ 1-1,2 tỷ USD/năm (tương đương 23.300-27.960 tỷ đồng/năm). Về mặt xã hội, sức khỏe người dân đô thị đang bị ảnh hưởng vì chỉ số ô nhiễm không khí gấp hơn 5 lần so với quy định. Ngoài ra, môi trường đầu tư và các vấn đề phát triển xã hội khác cũng bị ảnh hưởng…

Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/giao-thong/916682/moi-nam-ha-noi-

thiet-hai-hon-1-ty-usd-vi-un-tac-giao-thong (24/10/2018)

2.3.2. Xây dựng nông thôn mới

Những mặt được:

Thành phố đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển khu vực nông thôn, nhất là địa bàn mở rộng. Ngay sau hợp nhất, Thành phố đã chỉ đạo đầu tư mạng cấp điện

cho các địa bàn chưa được dùng điện lưới; ngân sách đầu tư cho các huyện ngoại thành được tăng cường; kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện, trạm y tế được đầu tư theo hướng chuẩn hóa. Tập trung huy động vốn từ các nguồn trong và ngoài ngân sách đầu tư cho Chương trình xây dựng nông thôn mới với tổng nguồn vốn đã huy động đến nay là 43.418 tỷ đồng.

(2) Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) được thực hiện quyết liệt và

Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Gia Lâm, Quốc Oai) được công nhận “huyện nông thôn mới”; có 354 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ đạt 91,9% - hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sớm hơn 02 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI; 11 xã NTM kiểu mẫu. Dự kiến hết năm 2020, 95,8% xã và 10/18 huyện đạt chuẩn NTM.

Đời sống của người dân nông thôn được nâng cao. Thu nhập bình quân

đầu người năm 2019 đạt 51,5 triệu đồng/người/năm (tăng 11 triệu đồng so năm 2016); dự kiến năm 2020 đạt trên 55 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, thu nhập bình quân lao động của các làng nghề, làng nghề truyền thống khá cao như: Hoài Đức, Thạch Thất, Gia Lâm, Đông Anh… Một số nghề có thu nhập cao trên 70 triệu đồng/năm như gốm sứ, dệt lụa, đồ gỗ gia dụng… Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 3,65% (đầu năm 2016) xuống còn dưới 1,69% (cuối năm 2018).

Cơ cấu thu nhập cũng có sự chuyển dịch tiến bộ theo hướng tăng tỷ trọng hộ có thu nhập lớn nhất từ công nghiệp và xây dựng (từ 14,70% năm 2011 lên 21,57% năm 2016) và từ dịch vụ (từ 30,25% lên 34,54%), giảm tỷ trọng hộ có thu nhập lớn nhất từ nông nghiệp (từ 53,33% còn 40,48%)34. Trong xây dựng nông thôn mới, thành phố quan tâm phát triển toàn diện kinh tế nông thôn để tăng thu nhập cho

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 79 - 88)