Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị và nông

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 103 - 106)

III. Đánh giá thực hiện các khâu đột phá

3.1. Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị và nông

nông thôn

Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ được quan tâm, trọng tâm là hệ thống hạ tầng giao thông. Đã tích cực xây dựng và thực hiện các chương trình, kế

hoạch phát triển hệ thống hạ tầng giao thông theo “Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Các công trình hạ tầng giao thông được xây dựng, nâng tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông tăng trung bình 0,3% đất đô thị mỗi năm. Năm 2015 đạt 8,65% và năm 2019 đạt 9,55%, dự kiến đạt khoảng 10,05% đất đô thị đến năm 2020. Số điểm ùn tắc giao thông đã giảm từ 41 điểm năm 2015 xuống còn 31 điểm năm 2018. Vận tải hành khách ngày càng phát triển, chất lượng được nâng cao, mạng lưới xe buýt đã phủ khắp 30 quận, huyện, đến nay đáp ứng 14,19% nhu cầu đi lại.

Đã hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm và cấp bách, 12 cầu yếu: đường vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy; nút giao thông trung tâm quận Long Biên; cầu vượt nút Bắc Hồng; đường Vành đai 1 đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái; các công trình chống ùn tắc trong nội đô (cầu vượt nút giao An Dương, cầu vượt ô Đông Mác - Nguyễn Khoái, nút giao Cổ Linh). Thành phố đang tập trung thi công hoàn thành toàn bộ đường vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng; đường vành đai 3 dưới thấp đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long; đường vành đai 3,5 đoạn Đại lộ Thăng Long - Quốc lộ 32; đẩy nhanh tiến độ tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - ga Hà Nội; cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn qua thị trấn Chúc Sơn; đường trục phát triển phía Nam tỉnh Hà Tây cũ; tuyến đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, huyện Thanh Trì. Phối hợp Bộ Giao thông vận tải hoàn thành xây dựng: cầu Việt Trì - Ba Vì nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C; cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình và đẩy nhanh tiến độ các công trình trên địa bàn như: tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; dự án mở rộng đường Pháp Vân - Cầu Giẽ…

Tích cực triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030”. Số lượng buýt nội đô hiện là 124 tuyến, phủ

khắp và phục vụ đến: 453/584 số xã, phường, thị trấn (đạt 78%); 66/71 bệnh viện (đạt 93%); 296/708 các trường THCS, THPT (đạt 42%); 32/37 các khu, cụm công nghiệp (đạt 86%); 82/85 các khu đô thị mới (đạt 96%) và đã đưa vào vận hành tuyến buýt nhanh BRT từ bến xe Yên Nghĩa đến Kim Mã đạt công suất trung bình 40,6 hành khách lượt. Triển khai tốt các phương án đảm bảo trật tự an toàn, phân luồng giao thông; thí điểm ứng dụng công nghệ tìm kiếm và thanh toán phí đỗ xe

tự động Iparking. Mở mới nhiều tuyến buýt có trợ giá, phủ kín 100% các huyện ngoại thành.

Các công trình nhà văn hóa, trường học, trung tâm y tế… được quan tâm đầu tư. Cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết chế văn hóa, trường học được chuẩn hóa,

đồng bộ và hiện đại. Giai đoạn 2016-2018 có thêm 270 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ đạt 66,8% - về đích sớm 02 năm mục tiêu cả nhiệm kỳ. Năm học 2018-2019 toàn thành phố có 2.710 trường học và 1,96 triệu học sinh; tỷ lệ học 2 buổi/ngày đối với học sinh tiểu học đạt 95,8%, THCS đạt 28,06%. Đã đầu tư, nâng cấp một số bệnh viện (Trung tâm nội soi tiêu hoá bệnh viện đa khoa Xanh-Pôn; các bệnh viện Thanh Nhàn, Nhi Hà Nội, Ba Vì, Thường Tín; Trung tâm phức hợp bệnh viện Tim Hà Nội - quận Tây Hồ; bệnh viện đa khoa Hà Đông). Đầu tư theo chuẩn quốc gia trạm y tế xã, phường, thị trấn, đến nay đạt tỷ lệ 100%.

3.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bản Thủ đô

Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn với luật pháp quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn và cam kết hội nhập.

Hà Nội đã hoàn thành cơ bản hệ thống các quy hoạch và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; là địa phương tích cực tham gia đóng góp, tham mưu xây dựng các đạo luật (Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch…).

Thành phố đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch hỗ trợ phát triển các thành phần kinh tế trên địa bàn, bao gồm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (Kế

hoạch số 168/KH-UBND ngày 12/9/2016 về “Kế hoạch thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2016- 2020”), hỗ trợ kinh tế tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quyết định số 6593/QĐ-UBND ngày 01/12/2015 về “Kế hoạch Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội”; Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 30/3/2017 về “Triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh thành phố Hà Nội năm 2017, định hướng đến năm 2020”; Kế hoạch 53/KH-UBND ngày 02/3/2018 về việc triển khai thực hiện Chương trình hành động 18-CTr/TU ngày 01/09/2017 của Thành ủy, các Nghị quyết 97/NQ-CP, 98/NQ-CP và 99/NQ-CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 (Khóa XII) về: Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”. Quyết định số 4665/QĐ-UBND ngày 5/9/2018 về phê duyệt Đề án hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020;…), thúc đẩy phát triển các hợp tác xã (Kế hoạch số 192/KH-UBND năm

2018 triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2019-2020).

Thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp để khuyến khích, hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp nhằm mang lại cơ hội kinh doanh tốt

nhất cho người dân. Kết quả nổi bật nhất trong việc đa dạng hóa các thành phần kinh tế của Hà Nội là sự phát triển rất mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân (Lũy kế số doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn đến hết năm 2018 có 254,67 nghìn doanh nghiệp).

Hỗ trợ, thúc đẩy thị trường lao động, thị trường khoa học và công nghệ: Năm

2018, thành phố tiếp tục thành lập 01 điểm giao dịch việc làm vệ tinh ở huyện Thường Tín và 03 sàn giao dịch việc làm vệ tinh tại các huyện Đan Phương, Thạch Thất. Giai đoạn 2016-2018, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức 450 phiên giao dịch với 60.720 lao động được tuyển dụng.

Thực hiện theo cơ chế thị trường trong nhiều lĩnh vực: Tăng cường liên kết

vùng, khuyến khích doanh nghiệp tham gia trong việc cân bằng cung - cầu, bình ổn giá hàng hóa trên địa bàn, nhất là dịp lễ, tết (trước đây ngân sách bù lãi suất thực hiện bình ổn giá); đẩy mạnh xã hội hóa đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn thông qua thu giá, phí dịch vụ các lĩnh vực: cấp nước, bãi đỗ xe, xử lý chất thải, nước thải, xây dựng hạ tầng CNTT, hạ ngầm cáp điện, xây dựng nhà tái

định cư…

Tích cực cải cách thủ tục hành chính: Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương

trình số 08-Ctr/TU ngày 26/4/2016 về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020”. Giai đoạn 2016-2018, thành phố đã ban hành 36 quyết định công bố TTHC với nhiều

TTHC được cắt giảm chi phí, điều kiện, thời gian giải quyết, công bố TTHC đặc thù, TTHC liên thông thuộc thẩm quyền quản lý của thành phố. Số lượng TTHC đã được chuẩn hóa là 658 TTHC và được công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật (năm 2016 rà soát 418 văn bản QPPL; năm 2017 rà soát 406 văn bản QPPL; năm 2018 thực hiện hệ thống hóa văn bản QPPL thời kỳ 2014-2018, kết quả 71 văn bản hết hiệu lực toàn bộ, 19 văn bản hết hiệu lực một phần, 93 văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ).

Đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa TTHC: Thực hiện ủy quyền cho các sở,

ban, ngành thực hiện giải quyết một số TTHC trên nhiều lĩnh vực (sở, cơ quan ngang sở 1.410 TTHC, UBND cấp huyện 296 TTHC, UBND cấp xã 147 TTHC). Ban hành, thực hiện kế hoạch tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích, danh mục TTHC thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn. Tất cả các cơ quan, đơn vị có TTHC giao dịch với tổ chức và công dân đã xây dựng và ban hành quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thực hiện tốt các nội dung quy định về công khai TTHC, thời gian làm việc, kết quả giải quyết, kênh

tiếp nhận phản ánh, kiến nghị…). Tỷ lệ TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đạt 97,33% (Sở, cơ quan tương đương sở đạt 99,98%, UBND cấp huyện đạt 95%, UBND cấp xã đạt 97%).Triển khai hệ thống phần mềm dùng chung lĩnh vực tư pháp - hộ tịch tới 584 xã, phường, thị trấn, tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến qua mạng đạt 93%.

Thành phố tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về xây dựng chính quyền điện tử, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. HĐND thành phố đã ban hành Nghị

quyết số 05/2015/NQ-HĐND và Nghị quyết số 11/2017/NQ-HĐND về Chương trình mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020. Hà Nội xếp thứ 2 cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông; 100% sở ban ngành, quận huyện, xã phường được kết nối mạng WAN; tỷ lệ đăng ký kinh doanh qua mạng đã đạt 100%; tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt trên 98%; hết năm 2020 tỷ lệ dịch vụ công thực hiện trực tuyến mức độ 3, 4 đạt 100%.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch. Thường xuyên, định kỳ tổ chức các hội nghị chuyên đề đối thoại với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; tổ chức xúc tiến đầu tư và giới thiệu danh mục các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tại các Hội nghị “Hà Nội - Hợp tác Đầu tư và Phát triển” thường niên từ năm 2016 đến nay (tại ba hội nghị “Hà Nội - Hợp tác Đầu tư và Phát triển 2016, 2017, 2018”, đã trao quyết định chủ trương và giấy chứng nhận đầu tư cho 142 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 508,6 nghìn tỷ đồng).

Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét, Chỉ số PCI năm

2019 xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, Chỉ số Hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) chưa có sự cải thiện; năm 2019 PAPI ở vị trí 59/63 tỉnh, thành phố, so với năm 2015, chỉ số PAPI tụt 9 hạng, trong khi năm 2011 xếp ở vị trí 20/63 tỉnh, thành phố.

Thực hiện cải cách hành chính vẫn còn một số hạn chế như: Quy định hướng dẫn trong Nghị định số 34/2016/NĐ-CP còn chung chung nên khó thực hiện tại địa phương. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa thực sự sâu, rộng đến người dân ở cơ sở. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có nơi, có chỗ còn chưa đồng đều, còn yếu, nhất là năng lực phát hiện vướng mắc, tham mưu, đề xuất biện pháp giải quyết; chưa thay đổi thói quen, lề lối làm việc cũ. Việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính tại một số đơn vị chưa nghiêm; một số công chức, viên chức chưa thực sự tự giác chấp hành.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 103 - 106)