Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 152 - 159)

V. Tổ chức triển khai thực hiện

5.4. Một số kiến nghị

Đối với Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, đề nghị Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố chỉ đạo rà soát, xây dựng và ban hành nghị quyết chuyên đề, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực để lãnh đạo, chỉ đạo đột phá vào những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển kinh tế - xã hội, tránh trùng lặp; Đối với những nhiệm vụ mang tính chất thường xuyên thì tổ chức triển khai thực hiện như thường kỳ.

Đối với các cơ quan Trung ương

(1) Về huy động nguồn lực:

Hà Nội có Luật Thủ đô, nhưng việc thực hiện Luật chưa triệt để. Đề nghị Trung ương quan tâm, hỗ trợ nguồn lực để đầu tư, hoàn thành các dự án lớn trên địa bàn: các tuyến đường sắt đô thị, các cầu qua sông Hồng, một số tuyến đường vành đai 3, 4, 5, các trục giao thông xuyên tâm… theo khoản 3 Điều 21 Luật Thủ đô; Chính phủ đẩy mạnh di dời cơ quan, đơn vị của Trung ương theo quy hoạch; các cơ sở sản xuất, cơ sở giáo dục, bệnh viện… theo Điều 9 Luật Thủ đô.

Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai theo hướng quy định quản lý sử dụng đất đai linh hoạt hơn; có hướng dẫn thực hiện việc tích tụ ruộng đất theo hướng tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất tập trung; cho phép Hà Nội được điều chỉnh chỉ tiêu diện tích đất trồng lúa theo hướng chuyển đổi mục đích sử dụng hiệu quả hơn.

Hoàn thiện khung khổ pháp lý, đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, nhất là vốn dài hạn cho đầu tư và sản xuất, kinh doanh.

(2) Về các dự án và đề án cụ thể:

Quốc hội thông qua và tạo điều kiện cho Hà Nội thực hiện tốt Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị (Kết luận số 46-KL/TW ngày 19/4/2019 của Bộ Chính trị).

Thúc đẩy thực hiện các công trình, dự án lớn có tác động phát triển KT-XH trên địa bàn: Đầu tư sân bay Hòa Lạc với quy mô đủ phục vụ cho một đô thị với dân số trên 10 triệu người; Mở rộng và nâng cấp cụm cảng hàng không quốc tế Nội Bài; Khu công nghệ cao Hòa Lạc; Trường Đại học Quốc gia (tại Hòa Lạc); Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam; Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy;...

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đưa vào khai thác sử dụng các tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội, chuẩn bị đầu tư một số tuyến mới, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông và nâng cao tỷ lệ người dân tham gia phương tiện giao thông công cộng trên địa bàn.

Tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển nền tư pháp số tiến tới là nơi giải quyết, xử lý tư pháp tốt của cả nước và quốc tế.

(3) Về cơ chế, chính sách:

Hoàn thiện các thiết chế, khung pháp lý trong công tác xây dựng và quản lý quy hoạch đảm bảo chất lượng, triển khai thực hiện theo đúng lộ trình và phát huy hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tiến độ phát triển đô thị nói riêng và KT-XH nói chung.

Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện các quy định có liên quan Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp,… nhằm giải quyết các nội dung còn vướng mắc như hiện nay.

KẾT LUẬN

Đề tài đã tổng quan những nội dung cơ sở lý luận cho phân tích và xây dựng các định hướng phát triển chính của thành phố Hà Nội, đó là: xây dựng mối quan hệ giữa đô thị và nông thôn; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp địa phương; tái cơ cấu kinh tế trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0; và phát triển văn hóa đa dạng, có bản sắc và độc đáo.

Dựa trên các số liệu và thông tin thu thập được, Đề tài đã đánh giá và dự kiến thực hiện các chỉ tiêu phát triển nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI (2016-2020). Theo đó, toàn bộ 13/13 chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI đề ra dự kiến đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức; 16/17 chỉ tiêu

chỉ tiêu về tỷ lệ đô thị hóa dự kiến không hoàn thành. Ngoài ra, để có cái nhìn đầy đủ hơn về bức tranh phát triển của Thủ đô trong giai đoạn 2016-2019, Đề tài cũng đã tổng quan kết quả thực hiện 05 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 03 khâu đột phá đã được xác định, thông qua việc khái quát hóa những mặt đạt được và chưa đạt được theo từng nội dung cụ thể.

Trong giai đoạn sắp tới 2021-2025 và dài hạn hơn tới 2030 và 2045, bối cảnh bên ngoài và trong nước dự kiến tiếp tục có nhiều biến động, tiềm ẩn nhiều cơ hội và những cả thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Đề tài đã phân tích và xây dựng 03 kịch bản, kết hợp các xu hướng tiềm năng và những lựa chọn chính sách, diễn biến có thể xảy ra trong tương lai. Theo đó, ở kịch bản cơ sở, thành phố Hà Nội sẽ tăng trưởng với tốc độ bình quân 7,5-8,0%/năm trong giai đoạn 2021-2025, đạt mức GRDP bình quân đầu người khoảng 200-205 triệu đồng/người vào năm 2025 (khoảng 8.100-8.300 USD).

Đề tài đã phác thảo tầm nhìn Thủ đô Hà Nội đến năm 2045 (100 năm thành lập nước) và xây dựng 03 kịch bản phát triển đến năm 2045, trong đó một kịch bản được đề xuất lựa chọn: năm 2045, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 36.000- 40.000 USD (cả nước đạt khoảng 20.000-25.000 USD).

Trong quá trình thực hiện đề tài, đặc biệt là qua các buổi hội thảo, tọa đàm, Đề tài đã thu nhận được nhiều ý kiến về quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển Thủ đô trong giai đoạn tới. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng căn cứ các định hướng dài hạn đã có đối với Thủ đô Hà Nội, tham khảo các định hướng chung của cả nước và nghiên cứu các cơ sở lý luận, kinh nghiệm rút ra được trong quá trình nghiên cứu; Đề tài đã đề ra 05 quan điểm phát triển, cùng với 03 khâu đột phá được xác định liên quan tới các lĩnh vực: (i) cải cách hành chính; (ii) nguồn nhân lực; khoa học công nghệ và văn hóa; (iii) kết cấu hạ tầng. Các mục tiêu phát triển của Hà Nội cũng đã được cụ thể hóa thành 17 chỉ tiêu định lượng cho từng lĩnh vực/nội dung phát triển.

Để hiện thực hóa các quan điểm, khâu đột phá và mục tiêu trên, Đề tài đã tổng hợp các định hướng thực hiện các nhiệm vụ của các (15) ngành, lĩnh vực, trên cơ sở tham vấn và tiếp thu các ý kiến của các Sở, ban ngành và cơ quan có liên quan. Đặc biệt, Đề tài đã nêu 09 khuyến nghị cụ thể đối với Trung ương để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thành phố Hà Nội thực hiện tốt các mục tiêu phát triển trong thời gian tới.

Với những nội dung đã thực hiện, Đề tài sẽ là tài liệu đầu vào quan trọng phục vụ dự thảo xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của thành phố Hà Nội và tầm nhìn hay định hướng phát triển của Thủ đô cho khoảng thời gian xa hơn, tầm nhìn đến năm 2030 và xa hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

A. Nguồn trong nước

Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, 2013

Ban Chấp hành Trung ương, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015

Bộ Chính trị, Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 về Định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội thảo khoa học “Chiến lược và quy hoạch phát triển đất nước bước vào thế kỷ XXI”, Hà Nội - 9/2000

Bộ Ngoại giao, Công nghiệp hoá và chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997

Bùi Tất Thắng, Trần Hồng Quang, Lưu Đức Hải (Đồng chủ biên), Tái cơ cấu kinh tế để phục hồi tốc độ tăng trưởng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014

Dự án VIE/99/002, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - UNDP, Hỗ trợ chuẩn bị cho một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam tới năm 2010, Hà nội, 3/2000

Đỗ Hoài Nam, Chuyển định cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020

Cù Chí Lợi, Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2009

Cục Thống kê Hà Nội, Niên giám thống kê Hà Nội các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Cách mạng công nghiệp 4.0 – Cơ hội và thách thức, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/cach- mang-cong-nghiep-40-co-hoi-va-thach-thuc-115987.html

Đảng bộ thành phố Hà Nội, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI

Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,Văn phòng Trung ương Đảng Hà Nội, 2016

Hoàng Thanh Nhàn, Công nghiệp hoá hướng ngoại “sự thần kỳ” của các nước NIEs Châu á, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,1997

Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Thực trạng và lựa chọn cho giai đoạn 2011-2020, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2010

Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh, Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 15 năm (1991- 2005) từ góc độ phân tích đóng góp của các nhân tố sản xuất, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2006

Lưu Trường Đệ, Một số vấn đề về định hướng chiến lược khoa học, công nghệ và môi trường Việt Nam đến năm 2010, Báo cáo khoa học, Hà nội, năm 1996 Mai Ngọc Cường chủ biên, Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Giáo dục, 1997 Ngân hàng Thế giới, Tăng trưởng xanh cho mọi người (con đường hướng tới Phát

triển bền vững), 2012

Ngô Doãn Vịnh, Nguyễn Văn Phú, Xác định cơ cấu kinh tế lãnh thổ của Việt Nam theo hướng phát triển có trọng điểm , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 Ngô Doãn Vịnh, Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2006

Ngô Doãn Vịnh, Đầu tư phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

Ngô Doãn Vịnh, Giải thích thuật ngữ trong nghiên cứu phát triển (Bối cảnh và điều kiện của Việt Nam), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013

Nguyễn Đình Thiên và tập thể tác giả, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2001

Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Quốc Việt (Đồng chủ biên), Môi trường đầu tư hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013 Nguyễn Quang Thuấn, Nguyễn Trọng Hậu, cải cách kinh tế ở Ba Lan và Việt Nam

- thành tựu và những vấn đề, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội - 2001 Nguyễn Thắng, Báo cáo Tổng hợp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

Một số đặc trưng, tác động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam, Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,

http://huyenuy.namtramy.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=1292&Group =219&NID=3099&tai-lieu-nghien-cuu-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu- tu-4

Nguyễn Thành Công, Phát triển Kinh tế tri thức Thủ đô Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2016

Nguyễn Thành Công, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2015

Nguyễn Thị Cành, Các mô hình tăng trưởng và dự báo kinh tế (Lý thuyết và thực nghiệm), Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2004

Nguyễn Trần Quế, Các xu hướng chủ yếu của việc lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia trong 20 năm đầu của thế kỷ XXI, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 1/2001

Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt (Chủ biên), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2006

Nguyễn Văn Thường, Lê Du Phong, Tổng kết kinh tế Việt Nam 2001-2005 (Lý luận và Thực tiễn), Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2006

Phạm Thái Quốc, Trung Quốc - quá trình công nghiệp hoá trong 20 năm cuối thế kỷ XX, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 2001

Phạm Đỗ Chí, Khi rồng muốn thức dậy (loay hoay với mô hình kinh tế sau đổi mới), Nxb Lao động - Xã hội, 2011

Phạm Quý Long, Về chuyển đổi mô hình tăng trưởng và thúc đẩy Hội nhập kinh tế giai đoạn 2011-2020, Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á, Nxb Từ điển Bách khoa, 2013

Phùng Hữu Phú, Nguyễn Văn Đặng, Nguyễn Viết Thông, Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016

Tatyana P. Soubbotina, Không chỉ là tăng trưởng kinh tế, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2005

Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/05/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê cả nước các năm 2000, 2005, 2010, 2014, Nxb Thống kê

Trần Thọ Đạt, Tô Trung Thành, Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2017, Tháo gỡ rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, 2018

Trần Văn Chử, Kinh tế học phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2000 Trần Văn Thọ, Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt

Nam, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2006

Trần Văn Tùng, Chất lượng tăng trưởng nhìn từ Đông Á, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2003

Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Tư duy mới về phát triển cho thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2000

Từ Quang Phương, Phạm Văn Hùng, Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2012

UNDP và Viện Chiến lược phát triển, Việt Nam hướng tới 2010, tập I, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2001

UNIDO và Viện Chiến lược phát triển, Chiến lược công nghiệp trung hạn của Việt Nam, Hà nội, tháng 11 năm 1997

Viện Chiến lược phát triển, Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2001

Vu Quang Viễn, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, NXB Khoa học xã hội Trung Quốc, 1984

V.I. SYRKIN, Sử dụng chiến lược các cực tăng trưởng để đẩy mạnh phát triển vùng- Viện thông tin khoa học xã hội, số TN 2001-91 và TN 2001-92

B. Nguồn nước ngoài

Asia Productivity Organisation, APO Productivity Databook2014

The Global Entrepreneurship and Development Institute, Global Entrepreneurship Index 2015

UNIDO, Competitive Industrial Performance Report 2012/2013

World Economic Forum, The Global Competitiveness Report 2014-2015

Yale Center for Environmental Law & Policy (YCELP), Yale University and Center for International Earth Science Information Network (CIESIN), Columbia University, 2014 Environmental Performance Index: Full report and Analysis

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 152 - 159)